NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Giới thiệu chung In trang
17/08/2019 11:10 SA

KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,  KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN LẠC DƯƠNG

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lý:

Lạc Dương là huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Lâm Đồng với diện tích tự nhiên là 131.393 ha. Phía đông giáp 2 tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa; phía tây giáp 2 huyện Lâm Hà, Đam Rông; phía nam giáp thành phố Đà Lạt, huyện Đơn Dương; phía bắc giáp với tỉnh Đắc Lắk. Rừng Lạc Dương có hệ động thực vật rừng phong phú, đa dạng có giá trị to lớn về bảo tồn nguồn gen, nghiên cứu khoa học và có vai trò lớn trong việc điều hòa khí hậu, điều tiết nguồn nước và tạo cảnh quan - môi trường cho các hoạt động du lịch sinh thái - dã ngoại.

Với việc hoàn thành tuyến đường 27C nối thành phố Đà Lạt với tỉnh Khánh Hòa và việc đang xây dựng tuyến đường Đông Trường Sơn đã phá thế độc đạo của huyện, mở ra cơ hội thuận lợi để huyện phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển các loại hình du lịch.

2. Về khí hậu:

Do ở độ cao từ 1500 mét so với mực nước biển nên Lạc Dương có khí hậu ôn đới, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 16-22oC. Khí hậu Lạc Dương quanh năm ôn hòa, mát mẻ, trong lành rất thích hợp cho việc  phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch hội thảo…

Khí hậu phân làm 2 mùa tương đối rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, tháng 11 với lượng mưa lớn.

HIỆN TRẠNG XÃ HỘI

1. Đơn vị hành chính:

Huyện Lạc Dương có 5 xã và 1 thị trấn gồm:

*. Thị trấn Lạc Dương, diện tích 6.935 ha

*. Xã Lát, diện tích 22.038 ha

*. Xã Đạ Sar, diện tích 24.807 ha

*. Xã Đạ Nhim, diện tích 23.933 ha

*. Xã Đạ Chais, diện tích 34.061 ha

*. Xã Đưng K’nớ, diện tích 19.619 ha

2. Dân số:

Tổng dân số toàn huyện đến thời điểm tháng 11 năm 2023 là 32.997 nhân khẩu với 7.908 hộ, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 21.960 nhân khẩu với 5.123 hộ, chiếm 66,55% dân số.

3. Thành phần dân tộc:

Huyện Lạc Dương có 21 dân tộc cùng sinh sống, tỷ lệ người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 67%, trong đó dân tộc có số dân đông nhất là người Cơ Ho (Cơ Ho - Cil, Cơ Ho - Lạch), chiếm hơn 65%. Ngoài người Cơ Ho, huyện Lạc Dương còn có các dân tộc như Kinh, Chu Ru, Ê Đê, Nùng, Tày, Hoa, Chàm và 14 dân tộc khác.

4. Tôn giáo:

Tỷ lệ người theo các tôn giáo chiếm trên 71,3 tổng dân số trong huyện, chủ yếu là 3 tôn giáo chính: Công giáo, Tin Lành và Phật giáo.

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI

1. Lĩnh vực kinh tế:

Hoạt động kinh tế của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Thời gian qua, Huyện đã tập trung chỉ đạo tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với đặc thù địa phương; tích cực thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có tiềm lực, tâm huyết với lĩnh vực nông nghiệp đến khảo sát, đầu tư sản xuất kinh doanh tại địa phương (Công ty TNHH Đầu tư sản xuất Phát triển nông nghiệp Vineco, Công ty TNHH Đầu tư nông trại HOKKAIDO LOTUS, Công ty TNHH Rừng Hoa Bạch Cúc, Công ty TNHH Đà Lạt Gap, Công ty TNHH Dâu tươi Khanh Bích, Công ty TNHH Nông trại SamGong...). Thường xuyên quan tâm, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, kết nối và hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP (Đến nay toàn huyện đã có 60 sản phẩm OCOP), đồng thời xây dựng và đưa vào vận hành có hiệu quả Trung tâm trưng bày và giới thiệu sản phẩm OCOP huyện Lạc Dương. Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có thế mạnh như thủy điện, dệt thổ cẩm truyền thống, sản xuất rượu cần, đan lát, mộc gia dụng và các mặt hàng mỹ nghệ... tiếp tục được duy trì và phát triển. Hạ tầng, dịch vụ du lịch được nâng lên rõ rệt, ngày càng đa dạng; lượng khách và doanh thu từ du lịch tăng qua từng năm, đến năm 2023 đạt 2,51 triệu lượt khách/năm với doanh thu đạt 326 tỷ đồng (tăng 4,7% về lượng khách và 51,9% về doanh thu so với cùng kỳ năm trước).

2. Lĩnh vực văn hóa-xã hội:

a) Giáo dục: Toàn huyện có 100% số trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 04 trường đạt chuẩn mức độ 2. Mạng lưới trường lớp theo các cấp học, ngành học tiếp tục được hoàn thiện; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học được đầu tư, nâng cấp, đáp ứng yêu cầu phát triển; chất lượng, kết quả học tập được nâng lên, sĩ số học sinh được đảm bảo; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý được củng cố và tăng cường.

b) Y tế, dân số, gia đình, trẻ em: Công tác quản lý nhà nước về y tế được tăng cường, thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia. Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ban đầu cho nhân dân được chú trọng; cơ sở vật chất và trang thiết bị về y tế tiếp tục được đầu tư, nâng cấp đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân đạt 96,9%.

c) Văn hóa, thông tin, thể thao, phát thanh, truyền hình, các thiết chế văn hóa từng bước được đầu tư xây dựng. Các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ngày càng được đẩy mạnh và hoạt động sôi nổi. Hàng năm duy trì 100% xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; toàn huyện hiện có 12/34 khu dân cư kiểu mẫu. Chủ động, tích cực phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai Dự án “Bảo tồn làng văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch của dân tộc Cơ Ho” tại thôn Đưng K’Si, xã Đạ Chais.

d) Bưu chính viễn thông: Mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển mạnh với hệ thống các bưu cục, tổng đài đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của địa phương. Toàn huyện có 1 bưu điện trung tâm, các xã đều có bưu điện xã, đã hoàn thành việc cáp quang hóa. Dự kiến trong thời gian tới các xã đều có một bưu cục đa dịch vụ.

đ: Du lịch: Huyện Lạc Dương nổi bật với khí hậu mát mẻ, cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ và văn hóa phong phú. Nếu như trước đây, du khách đến địa phương chỉ biết đến du lịch văn hóa và dã ngoại, thì hiện nay các cơ sở du lịch trên địa bàn huyện đã chủ động liên kết tour, tuyến và cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ kèm theo để đáp ứng nhu cầu của du khách. Đến với Lạc Dương, du khách có thể tham quan, dã ngoại, ăn uống, giao lưu văn hóa cồng chiêng tại Khu Du lịch Lang Biang và làng Cù Lần; dã ngoại, nghỉ dưỡng tại Khu Du lịch PiNi hay Thung Lũng Vàng; du lịch sinh thái và giáo dục môi trường rừng, giao lưu văn hóa cồng chiêng tại Khu Du lịch Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà. Ngoài ra, du khách cũng có thể dần dà được khám phá loại hình du lịch dã ngoại tại Thác 7 tầng xã Đạ Sar, Thác 9 tầng xã Đưng K’Nớ; du lịch cộng đồng, tìm hiểu văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số bản địa tại thôn Đưng K’Si, xã Đạ Chais thông qua việc phục dựng lễ cưới của người Lạch; mua dâu tây sạch ở xã Đạ Sar, Đạ Nhim; thưởng thức cà phê Arabica Langbiang (K’Ho Coffee); mua sắm sản phẩm thổ cẩm tại tổ dân phố B’Nơr C...

3. Lĩnh vực lâm nghiệp:

Tổng diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp trên địa bàn huyện Lạc Dương là 116.656 ha, trong đó: Rừng đặc dụng 55.396 ha, rừng phòng hộ 40.087 ha (Bảo vệ môi trường: 290 ha; Xung yếu: 39.797 ha), rừng sản xuất 21.173  ha. Những năm qua, công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện thường xuyên được chú trọng, tăng cường với độ che phủ rừng đạt trên 85%; duy trì hiệu quả diện tích giao khoán quản lý, bảo vệ rừng; từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay đã tổ chức trồng mới được hơn 245 ha rừng và 1,28 triệu cây phân tán, hoàn thiện rà soát, điều chỉnh bản đồ, số liệu chi tiết quy hoạch đất sản xuất lâm nghiệp và cơ cấu 3 loại rừng tại địa phương.

4. Cơ sở hạ tầng:

a) Giao thông:

Tỉnh lộ 722 đoạn chạy qua Lạc Dương dài 78 km, là một phần của con đường Đông Trường Sơn, đây là tuyến đường quan trọng nối Đà Lạt - Lạc Dương - Đắc Lắc.

Quốc lộ 27C: Tổng chiều dài 39,4 km là trục nối giữa 2 điểm du lịch Nha Trang và Đà Lạt, hiện đã đưa vào khai thác.

Huyện lộ có 3 tuyến chính: Xã Lát - Đưng K’Nớ; Thị trấn Lạc Dương - Đa Sar; Cầu Phước Thành - Khu du lịch Lang Biang với tổng chiều dài đường trải nhựa là 25,5 km.

Đường nông thôn: 100% đường liên thôn, liên xã, khu sản xuất đều được thảm nhựa, thảm bê tông.

b) Điện:

Hệ thống điện lưới tại địa phương: 06/06 xã, thị trấn đã có điện lưới quốc gia; 34/34 thôn, tổ dân phố phố đã có điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất. 

c) Nước:

Hiện nay, có 98,5 số hộ được sử dụng nước sạch tại đô thị và 98% hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

-----o0o----

Lượt xem: 39.660
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 006515380
  •  Đang online: 164
  •  Trong tuần: 24.292
  •  Trong tháng: 195.293
  •  Trong năm: 195.293