NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Tăng cường quản lý chất thải bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà In trang
16/02/2022 08:02 SA

Hiện nay, tình hình phát sinh F1 và F0 tăng nhiều tại các địa phương, ghi nhận đến ngày 14/2, toàn tỉnh có 6.049 người cách ly tại nhà để phòng và điều trị bệnh COVID-19. Sở Y tế Lâm Đồng đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh; Trung tâm Y tế các huyện, thành phố; Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Đà Lạt tăng cường quản lý chất thải đối với các trường hợp cách ly y tế F1 và điều trị F0 tại nhà và xử lý thi hài các trường hợp nhiễm và nghi nhiễm SARS-CoV-2 tử vong.

Cán bộ y tế lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà ở TP Đà Lạt
Cán bộ y tế lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà ở TP Đà Lạt

Triển khai Văn bản số 4046/STNMT-MT ngày 17/12/2021 của Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng về việc quản lý chất thải đối với các trường hợp cách ly y tế F1, điều trị F0 tại nhà trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và Văn bản số 4125/STNMT-MT ngày 24/12/2021 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng về việc hướng dẫn tạm thời việc xử lý chất thải phát sinh trong xử lý thi hài người tử vong tại cộng đồng do mắc bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Sở Y tế đề nghị các đơn vị chủ động tăng cường rà soát, kiểm tra, giám sát công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại tại đơn vị; tăng cường công tác quản lý đối với chất thải y tế phát sinh, đặc biệt là việc quản lý chất thải tại các cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19.

Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương và UBND các xã, phường, thị trấn tuyên truyền, hướng dẫn người dân, đặc biệt là các trường hợp cách ly y tế F1, điều trị F0 tại nhà trên địa bàn thực hiện việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải theo hướng dẫn tại Công văn số 4046/STNMT-MT ngày 17/12/2021 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng.

Thực hiện nghiêm công tác xử lý thi hài mắc bệnh COVID-19 theo đúng hướng dẫn của Sở Y tế tại Công văn số 2325/SYT-NVY ngày 20/8/2021 về việc hướng dẫn xử lý thi hài người tử vong do mắc bệnh COVID-19 và xử lý chất thải phát sinh trong xử lý thi hài người tử vong tại cộng đồng do mắc bệnh COVID-19 theo hướng dẫn tại Công văn số 4125/STNMT-MT ngày 24/12/2021 của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Trước đó, Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng đã có văn bản gởi UBND các huyện, thành phố hướng dẫn tạm thời việc quản lý chất thải đối với các trường hợp cách ly y tế F1, điều trị F0 tại nhà trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Hướng dẫn việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải phát sinh đối với các trường hợp cách ly y tế F1, điều trị F0 tại nhà trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Nguyên tắc thực hiện việc xử lý chất thải trong phòng, chống dịch COVID-19 phải đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định hiện hành.

Theo đó, việc quản lý chất thải đối với trường hợp cách ly y tế F1 và điều trị F0 tại nhà được thực hiện như sau: Yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị trước cửa nhà phải có thùng hoặc túi màu vàng có biểu tượng chất thải lây nhiễm, có nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2” để đựng trang phục phòng hộ cá nhân của nhân viên y tế thải bỏ và chất thải y tế lây nhiễm của F1, F0.

Trong phòng cách ly đối với F1 phải có 2 loại thùng rác hoặc 2 loại túi chứa rác: Thùng hoặc túi màu vàng đựng chất thải y tế lây nhiễm, có nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”; thùng hoặc túi màu xanh để đựng chất thải sinh hoạt khác (chất thải không lây nhiễm). Đối với F0 chỉ có 1 loại thùng hoặc túi đựng chất thải màu vàng để đựng toàn bộ chất thải phát sinh, có nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2".

Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh tình hình phát sinh F1 và F0 tăng nhiều tại các địa phương nên khả năng đáp ứng thùng rác có thể không đảm bảo đủ về số lượng và chủng loại. Do đó, đề nghị phải bố trí các túi chứa rác màu vàng, màu xanh đủ số lượng để chứa lượng rác phát sinh trong thời gian cách ly hoặc thời gian điều trị. Đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan lập kinh phí thực hiện và bố trí thùng hoặc túi chứa rác đủ số lượng và cung cấp cho các trường hợp cách ly y tế F1 và điều trị F0 tại nhà.

Trong phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải của F1, F0 tại nhà: Tại phòng cách ly điều trị của F1, chất thải là khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng phải được bỏ vào túi đựng chất thải, sau đó xịt cồn 70 độ để khử trùng và buộc chặt miệng túi, tiếp tục bỏ vào thùng hoặc túi lớn màu vàng để đựng chất thải lây nhiễm. Bên ngoài thùng hoặc túi lớn màu vàng có nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”. Thùng màu xanh chứa các loại chất thải còn lại (chất thải không lây nhiễm).

Toàn bộ chất thải phát sinh từ phòng của F0 phải được phân loại là chất thải y tế lây nhiễm, phải được bỏ vào túi đựng chất thải màu vàng, sau đó xịt cồn 70 độ để khử trùng và buộc chặt miệng túi, tiếp tục bỏ vào thùng hoặc túi lớn. Bên ngoài thùng hoặc túi lớn màu vàng có nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”.

Trước khi thu gom, túi đựng chất thải lây nhiễm phải buộc kín miệng túi và tiếp tục bỏ vào túi đựng chất thải lây nhiễm thứ 2, buộc kín miệng túi, sau đó bỏ vào thùng hoặc túi lớn màu vàng thu gom chất thải lây nhiễm. Các chất thải khác không lây nhiễm thực hiện thu gom và xử lý theo chất thải sinh hoạt thông thường, thu gom vào thùng hoặc túi lớn màu xanh. Lưu ý: Các thùng hoặc túi đựng chất thải phải được thu gom riêng. Trong quá trình thu gom, thùng đựng chất thải phải đậy nắp kín hoặc túi lớn phải được buộc kín, đảm bảo không bị rơi, rò rỉ chất thải ra ngoài.

Trường hợp người cách ly F1 xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-COV-2 thì tất cả chất thải tại phòng cách ly của người này phải được thu gom và xử lý như chất thải lây nhiễm. Sau đó, phải thực hiện khử trùng và xử lý môi trường theo hướng dẫn của ngành Y tế.

Vận chuyển, xử lý chất thải, căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan lập kinh phí thực hiện và quy định tần suất thu gom đối với chất thải y tế lây nhiễm đựng trong thùng hoặc túi màu vàng (2 -3 lần trong thời gian cách ly hoặc điều trị), đối với chất thải sinh hoạt đựng trong thùng hoặc túi màu xanh (thu gom hàng ngày); phân công đơn vị chịu trách nhiệm thu gom, phương tiện vận chuyển, biện pháp xử lý chất thải của người cách ly bảo đảm yêu cầu.

UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành văn bản số 8702/UBND-MT ngày 29/11/2021 về việc đơn vị chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 và các chất thải khác liên quan đến COVID-19 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Trách nhiệm thực hiện phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải: Người F1 và người bệnh F0 phải tự phân loại chất thải tại phòng cách ly của mình. Người chăm sóc, hỗ trợ và người ở cùng nhà với người F1 hoặc F0 thu gom chất thải từ phòng cách ly của F1 hoặc F0. Cán bộ y tế hướng dẫn người F1 hoặc F0; người chăm sóc, hỗ trợ và người ở cùng nhà với F1 hoặc F0 phân loại, thu gom chất thải. UBND cấp xã tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải y tế lây nhiễm của F1 và F0; chất thải sinh hoạt thông thường của F1 để chuyển giao cho đơn vị chức năng xử lý theo chỉ đạo thực hiện của UBND cấp huyện. Đơn vị có chức năng xử lý chất thải y tế lây nhiễm có trách nhiệm tiếp nhận chất thải y tế lây nhiễm, vận chuyển và xử lý. Việc giao, nhận chất thải phải có sổ nhật ký ghi chép khối lượng và các chứng từ có liên quan. Việc thu gom, vận chuyển và xử lý phải đảm bảo tần suất, không để chất thải ùn ứ tại điểm phát sinh lâu ngày và phải theo quy định pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.

Các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt thông thường phải tăng cường tần suất thu gom, vận chuyển không để chất thải sinh hoạt ùn ứ lâu ngày, đặc biệt tại các khu vực nhà của F1 và F0.

AN NHIÊN

Nguồn: baolamdong.vn

Lượt xem: 707
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 006532401
  •  Đang online: 382
  •  Trong tuần: 41.313
  •  Trong tháng: 212.314
  •  Trong năm: 212.314