NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Thế giới tuần qua: Những gam màu sáng - tối In trang
16/01/2023 08:37 SA

Tuần qua (9 - 15/1), thế giới ghi nhận thông tin tích cực về việc Mỹ và Cuba sắp thực hiện “các cuộc đàm phán mang tính xây dựng”; song cũng phải chứng kiến những căng thẳng tái diễn giữa Nga - Ukraine hay bất ổn chính trị tại Peru, bên cạnh đó là cảnh báo về biến thể phụ XBB.1.5…

WHO cảnh báo về biến thể phụ XBB.1.5

WHO cho biết dòng phụ XBB.1.5 của biến thể Omicron có thể gây ra nhiều ca lây nhiễm hơn. (Ảnh minh họa)
WHO cho biết dòng phụ XBB.1.5 của biến thể Omicron có thể gây ra nhiều ca lây nhiễm hơn. (Ảnh minh họa)

Ngày 11/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết dòng phụ XBB.1.5 của biến thể Omicron có thể gây ra nhiều ca lây nhiễm hơn.

Theo đó, dựa trên đặc điểm di truyền và tốc độ nhân lên, biến thể XBB.1.5 sẽ làm tăng số ca mắc COVID-19. Tuy nhiên, WHO lưu ý rằng đánh giá này có độ tin cậy thấp vì chỉ dựa trên dữ liệu Mỹ cung cấp. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 11/1 kêu gọi các nước tăng cường giải trình tự ca nhiễm và chia sẻ thông tin.

Trước đó, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ hôm 10/1 cảnh báo biến thể phụ XBB.1.5 đang lây lan nhanh chóng ở nước này. Dữ liệu của CDC Mỹ cho thấy XBB.1.5 là nguyên nhân gây ra 27,6% tổng số ca mắc mới COVID-19 ghi nhận trong tuần kết thúc vào ngày 7/1 vừa qua, tăng từ mức 18,3% của một tuần trước đó và mức 11,5% cách đó 2 tuần.

Cùng ngày, WHO nhắc lại việc Trung Quốc cần chia sẻ thêm dữ liệu về đợt bùng phát dịch COVID-19 tại nước này.

Trong khi đó, theo nhận định của các nhà nghiên cứu, XBB.1.5 là họ hàng của biến thể Omicron XBB và là biến thể tái tổ hợp của các biến thể phụ Omicron BA.2.10.1 và BA.2.75. XBB là nguyên nhân gây ra làn sóng các ca mắc mới tại Singapore vào mùa Thu năm 2022. XBB cũng "cạnh tranh" với một loạt các biến thể đang lưu hành khác và bắt đầu phổ biến tại Mỹ.

Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn theo dõi chặt chẽ XBB và các dòng phụ. Các nhà khoa học cũng cho rằng giống như XBB.1, XBB.1.5 có thể né tránh miễn dịch tạo ra sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2 hay sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 liều cơ bản. Mặc dù XBB.1.5 có khả năng gây ra số ca mắc nhiều hơn nhưng hiện chưa rõ mức độ nghiêm trọng của biến thể phụ này ra sao.

Theo trang web thống kê worldometers.info, đến sáng 15/1, thế giới có tổng số 671.177.343 ca nhiễm và 6.729.721 ca tử vong vì dịch COVID-19. Trong một ngày qua, thế giới có thêm 242.422 ca nhiễm và 920 ca tử vong mới vì COVID-19.

Nga tuyên bố kiểm soát hoàn toàn Soledar sau nhiều ngày giao tranh ác liệt

Xe tăng Ukraina bắn vào các vị trí của Nga gần Kreminna, vùng Lugansk. (Ảnh: AFP)
Xe tăng Ukraina bắn vào các vị trí của Nga gần Kreminna, vùng Lugansk. (Ảnh: AFP)

Ngày 13/1, Bộ Quốc phòng Nga cho biết các lực lượng Moscow đã thành công giành được quyền kiểm soát TP Soledar (tỉnh Donetsk, Ukraine), sau nhiều ngày giao tranh quyết liệt với quân Kiev.

Cụ thể, Bộ này cho biết chiến dịch giành quyền kiểm soát Soledar đã kết thúc, lợi thế đã thuộc về quân Nga; đồng thời, các lực lượng Moscow cũng đã cắt được tuyến tiếp tế của lực lượng Ukraine ở TP Bakhmut (tỉnh Donetsk). Bộ cho biết thêm, sự kiện trên sẽ giúp lực lượng Nga đẩy nhanh đà tiến tại chiến trường tỉnh Donetsk.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, sau các cuộc giao tranh quyết liệt tại lãnh thổ Soledar suốt 3 ngày qua, quân Nga đã loại khỏi vòng chiến hơn 700 binh sĩ Ukraine và phá hủy hơn 300 đơn vị khí tài quân sự của quân Kiev.

Tuy nhiên, Ukraine bác bỏ thông báo của Nga và cho biết "giao tranh ác liệt" đang diễn ra ở Soledar, nơi các tòa nhà đã biến thành đống đổ nát kể từ khi trở thành tâm điểm của cuộc chiến.

Người phát ngôn của quân đội, ông Sergiy Cherevaty phát biểu trên truyền hình Ukraine: “Các lực lượng vũ trang Ukraine đã kiểm soát được tình hình trong điều kiện khó khăn".

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraina Ganna Malyar trước đó cho biết, Nga đã di chuyển phần lớn lực lượng quanh Donetsk để chiếm Soledar. Ông đồng thời thừa nhận: "Đây là một giai đoạn khó khăn của cuộc chiến".

Tổng thống Volodymyr Zelensky cũng từng khẳng định các lực lượng Ukraina bảo vệ Soledar và Bakhmut gần đó sẽ được trang bị mọi thứ họ cần để giữ vững phòng tuyến.

Soledar, một thành phố khai thác muối đã nhiều ngày qua trở thành mục tiêu của cuộc tấn công không ngừng từ Nga. Kiev và phương Tây đã hạ thấp tầm quan trọng của thành phố, nói rằng Moskva đã tốn nhiều nhân lực và vật lực vì một khu vực không có ảnh hưởng đến cuộc chiến rộng lớn hơn.

Bộ Quốc phòng Nga cho hay, việc giành Soledar "có thể cắt đứt các tuyến đường tiếp tế của quân đội Ukraine" ở đó và bao vây lực lượng Ukraine.

Bất ổn chính trị tại Peru

Người biểu tình đụng độ với cảnh sát ở Juliaca, Peru ngày 9/1/2023. (Ảnh: Reuters)
Người biểu tình đụng độ với cảnh sát ở Juliaca, Peru ngày 9/1/2023. (Ảnh: Reuters)

Peru đang trải qua cuộc khủng hoảng chính trị-xã hội nghiêm trọng sau khi Tổng thống tiền nhiệm Pedro Castillo bất ngờ tuyên bố giải tán Quốc hội, thành lập chính phủ khẩn cấp và kêu gọi tổ chức cuộc bầu cử lập pháp mới. Động thái này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Tòa án Hiến pháp, Tòa án Tối cao cũng như các nghị sỹ Peru coi đây là hành động “đảo chính."

Quốc hội Peru đã bỏ phiếu phế truất ông Castillo và Phó Tổng thống Dina Boluarte đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống lâm thời sau khi ông Castillo bị cảnh sát bắt giữ.

Chính phủ của bà Boluarte đã phải đối mặt với làn sóng biểu tình phản đối leo thang từ cuối tuần qua. Những người biểu tình đụng độ cảnh sát, kêu gọi đình công toàn quốc, triệu tập hội đồng lập hiến, đóng cửa Quốc hội, đòi Tổng thống Boluarte từ chức, trả tự do cho cựu Tổng thống Castillo, tiến hành bầu cử sớm và ban hành Hiến pháp mới.

Thủ tướng Otarola hôm 10/1 đã ban bố lệnh giới nghiêm ban đêm kéo dài ba ngày, từ 20h đến 4h hôm sau. Cùng ngày, Văn phòng Tổng công tố Peru thông báo mở cuộc điều tra nhằm vào Tổng thống Dina Boluarte và các thành viên nội các liên quan tới các vụ đụng độ bạo lực khiến ít nhất 40 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương kể từ đầu tháng 12/2022.

Trong bối cảnh đó, ngày 11/1, Mỹ kêu gọi các bên ở Peru kiềm chế. Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh Washington công nhận quyền biểu tình ôn hòa và bày tỏ bất bình thông qua các kênh phù hợp, đồng thời kêu gọi các bên cùng nhau đối thoại trên tinh thần kiềm chế và phi bạo lực. Ngoài ra, Mỹ yêu cầu chính quyền Peru hạn chế sử dụng vũ lực trong khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công dân, tài sản và sự di chuyển tự do của người và hàng hóa.

Mỹ và Cuba sắp thực hiện "các cuộc đàm phán mang tính xây dựng"

Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, một phái đoàn tư pháp Mỹ sẽ tới Cuba trong tháng này và sẽ cùng quan chức nước chủ nhà thực hiện “các cuộc đàm phán mang tính xây dựng” để “phối hợp tốt hơn.”

Quan chức Tư pháp của Mỹ dự kiến sẽ tới Cuba trong tháng này để thảo luận các vấn đề chung như thực thi pháp luật và cách tiếp cận mới đối với chính quyền của Tổng thống Joe Biden.

Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh việc tăng cường hợp tác thực thi pháp luật quốc tế sẽ giúp bảo vệ công dân tốt hơn và đưa tội phạm xuyên quốc gia ra trước công lý.

Đây sẽ là phái đoàn Mỹ đầu tiên tới Cuba trong năm 2023.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay phái đoàn của nước này sẽ bao gồm các quan chức của Bộ Ngoại giao, Tư pháp và An ninh Quốc gia.

Giá dầu thế giới tăng hơn 8%

Giá dầu thế giới tăng hơn 8% trong tuần qua. (Ảnh minh họa)
Giá dầu thế giới tăng hơn 8% trong tuần qua. (Ảnh minh họa)

Tuần qua, giá dầu thế giới tăng hơn 8%, nhờ sự lạc quan về nhu cầu của Trung Quốc khi nước này dỡ bỏ các hạn chế nhằm kiểm soát dịch COVID-19 và mở cửa nền kinh tế.

Theo Dow Jones Market Data, giá dầu ngọt nhẹ West Texas Intermediate (WTI) giao tháng 2/2023 tăng 1,47 USD, hay 1,9%, lên chốt phiên 13/1 ở mức 79,86 USD/thùng tại Sàn giao dịch hàng hóa New York và tăng 8,3% trong cả tuần.

Giá dầu Brent giao tháng 3/2023 tăng 1,25 USD, hay 1,5%, lên 85,28 USD/thùng tại sàn ICE Futures Europe khi chốt phiên 13/1 và tăng 8,5% trong cả tuần.

Cả hai loại dầu đều chốt phiên ở mức cao nhất kể từ ngày 30/12.

Theo Chủ tịch Strategic Energy & Economic Research, Michael Lynch, việc Trung Quốc mở cửa nền kinh tế là động lực chính của giá dầu trong tuần qua, trong khi số liệu lạm phát khả quan hơn cũng làm gia tăng sự lạc quan về kinh tế Mỹ hoặc hạ cánh mềm hoặc suy thoái nhẹ. Việc đồng USD xuống giá cũng có thể là yếu tố góp phần đưa giá dầu tăng.

Nhà phân tích Phil Flynn tại The Price Futures Group cho rằng khối lượng giao dịch tăng trước triển vọng nhu cầu của Trung Quốc phá kỷ lục cũng như khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ chỉ tăng lãi suất ở mức 25 điểm cơ bản trong tháng 2/2023.

Nguồn: dangcongsan.vn

Lượt xem: 402
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 006199285
  •  Đang online: 281
  •  Trong tuần: 9.611
  •  Trong tháng: 225.159
  •  Trong năm: 2.803.198