NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Thế giới tuần qua: Nóng tình hình chiến sự ở Gaza In trang
13/11/2023 07:58 SA

Tuần qua (6-12/11), tình hình chiến sự ở Gaza vẫn trở thành tâm điểm chú ý của dư luận thế giới. Sau hơn 1 tháng bùng phát, cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas vẫn nóng lên từng ngày…

Chiến sự không ngừng leo thang ở Gaza

Một cư dân ở thành phố Gaza đứng giữa đống đổ nát của những tòa nhà đã bị phá hủy ở khu phố al-Zahra. (Ảnh: Anadolu Agency)
Một cư dân ở thành phố Gaza đứng giữa đống đổ nát của những tòa nhà đã bị phá hủy ở khu phố al-Zahra. (Ảnh: Anadolu Agency)

Tuần qua đánh dấu một tháng trôi qua kể từ khi nổ bùng phát xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas với các con số thương vong thống kê giữa đôi bên không ngừng tăng. Chiến sự đang có nguy cơ lan rộng ra toàn khu vực Trung Đông với nhiều hệ lụy nguy hiểm. Những nỗ lực ngoại giao quốc tế nhằm hạ nhiệt chiến sự và bảo vệ mạng sống của dân thường vô tội, đang bất lực trước bom đạn và toan tính chính trị của các bên liên quan.

Ngày 9/11, Israel tuyên bố sẽ tiếp tục đẩy mạnh cuộc tấn công ở trung tâm thành phố Gaza trong vài ngày tới, giữa lúc Chính quyền Tel Aviv vừa nhất trí tạm dừng hoạt động quân sự 4 tiếng hằng ngày tại phía Bắc Dải Gaza để cho phép người dân ở khu vực này chạy nạn khỏi cuộc chiến giữa Israel với phong trào Hamas.

Cùng ngày, Tổng tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) Herzi Halevi cùng người đứng đầu cơ quan an ninh nội địa Shin Bet – ông Ronen Barg đã thị sát phía bắc Dải Gaza. Nhân dịp này, ông Halevi yêu cầu các chỉ huy quân đội Israel "tiến lên bằng sức mạnh, một cách có hệ thống và tăng tốc”.

Sau một tháng, xung đột tại Dải Gaza cướp đi sinh mạng của 10.022 người Palestine, cao hơn số người chết trong gần hai năm chiến sự ở Ukraine. Những diễn biến mới nhất cho thấy, thương vong tại Gaza dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng cao khi chưa có dấu hiệu hạ nhiệt từ hai bên. Diệt trừ hoàn toàn tổ chức Hamas vẫn là mục tiêu số 1 của quân đội Israel.

Đáng quan ngại hơn, chiến sự có thể lan rộng ra phía bắc Israel khi lực lượng Hezbollah ở Lebanon có thể mở mặt trận mới nhằm kéo giãn quân đội Tel Aviv và hỗ trợ Hamas. Trong khi nhiều thế lực ở Trung Đông như Iran, Syria… cũng đang thể hiện quan điểm ủng hộ với người Palestine.

Đàm phán thỏa thuận ngừng bắn tại Sudan không có tiến triển

Khói bốc lên sau một trận giao tranh ở Sudan. (Ảnh minh họa. AFP/TTXVN)
Khói bốc lên sau một trận giao tranh ở Sudan. (Ảnh minh họa. AFP/TTXVN)

Ngày 7/11, Saudi Arabia thông báo các bên tham chiến ở Sudan đã không đạt được tiến triển nào nhằm hướng tới lệnh ngừng bắn sau vòng hòa đàm mới nhất tại Jeddah, song hai bên tái khẳng định cam kết tôn trọng các thỏa thuận trước đây, nhằm cải thiện khả năng tiếp cận viện trợ nhân đạo.

Hãng thông tấn Saudi Arabia (SPA) đưa tin "các nhà hòa giải lấy làm tiếc" về việc các bên tham chiến tại Sudan "đã không thể nhất trí về lệnh ngừng bắn trong vòng đầu tiên này, do không có giải pháp quân sự nào có thể được chấp nhận cho cuộc xung đột hiện nay."

Theo SPA, trong vòng đàm phán mới này, hai bên tham chiến ở Sudan đã đồng ý hợp tác với Liên hợp quốc "để vượt qua những trở ngại trong việc cung cấp viện trợ nhân đạo." Hai bên cũng nhất trí về "các biện pháp xây dựng lòng tin."

Giao tranh giữa quân đội Sudan và lực lượng bán vũ trang RSF nổ ra hồi giữa tháng Tư do căng thẳng liên quan đến kế hoạch chuyển tiếp sang chế độ dân sự.

Đến nay xung đột đã tàn phá thủ đô Khartoum và nhiều thành phố lớn khác tại Sudan, gây ra tình trạng xung đột sắc tộc ở khu vực Darfur, cũng như khiến hơn 5,75 triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.

Lũ lụt hoành hành tại khu vực miền Đông châu Phi

Một phụ nữ trong nơi trú ẩn tạm sau những trận mưa lớn tại trại Al Hidaya, ở ngoại ô Mogadishu, Somalia, ngày 6/11/2023. (Ảnh: Reuters)
Một phụ nữ trong nơi trú ẩn tạm sau những trận mưa lớn tại trại Al Hidaya, ở ngoại ô Mogadishu, Somalia, ngày 6/11/2023. (Ảnh: Reuters)

Lũ lụt hoành hành tại khu vực miền Đông châu Phi đã khiến hàng chục người thiệt mạng và hàng chục nghìn người phải rời bỏ nhà cửa. Thực tế đó đã nhấn mạnh những rủi ro về khí hậu ngày càng gia tăng và diễn biến khó lường ở khu vực vốn chịu nhiều tác động từ tình trạng hạn hán.

Ngày 6/11, truyền thông nước ngoài dẫn tin từ Hiệp hội Chữ thập đỏ Kenya cho biết, lũ lụt ở Kenya cuối tuần qua đã khiến nhiều ngôi nhà bị cuốn trôi, tàn phá hàng trăm mẫu đất nông nghiệp và ít nhất 15 người thiệt mạng ở nước này.

Mưa xối xả quét qua vùng đất vốn thường khô hạn, khiến nước chảy tràn qua nhiều ngôi làng và cuốn trôi các đường phố. Truyền thông địa phương đưa tin thảm họa đã buộc 4.000 gia đình phải sơ tán.

Trong khi đó, lũ lụt cũng đang tiếp tục ảnh hưởng tới các quốc gia Đông phi lân cận, với hàng chục người thiệt mạng ở Ethiopia và Somalia.

Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA), ngày 6/11, cho biết, lũ lụt nặng nề trong mùa mưa kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12 tại Somalia đã khiến hơn 113.000 người phải di dời và ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng trăm nghìn người. Các bang Tây Nam và Jubbaland bị tác động nặng nề nhất khi thiên tai ảnh hưởng tới cuộc sống của khoảng 536.608 người tại khu vực này.

Theo Liên hợp quốc, trận mưa này xảy ra một năm sau khi quốc gia Sừng châu Phi hứng chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 4 thập kỷ, kết hợp với bạo lực và giá lương thực tăng do xung đột Ukraine khiến cho tình hình càng trở nên tồi tệ.

Tín hiệu tích cực trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung

Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali, Indonesia, tháng 11/2022. Ảnh: Reuters
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali, Indonesia, tháng 11/2022. Ảnh: Reuters

Mỹ và Trung Quốc vừa nối lại tham vấn về kiểm soát vũ khí sau 4 năm gián đoạn. Vòng tham vấn lần này được dư luận đặc biệt quan tâm khi diễn ra vào thời điểm hai bên đang xúc tiến kế hoạch cho một cuộc gặp cấp cao giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại San Francisco trong tuần tới.

Ông Mallory Stewart - Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Cục Kiểm soát, xác minh và tuân thủ Vũ khí, dẫn đầu phái đoàn Mỹ, trong khi phái đoàn Trung Quốc có đại diện là Cục trưởng Cục Kiểm soát vũ khí Tôn Hiểu Ba thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tham dự cuộc thảo luận mang tính xây dựng về vấn đề kiểm soát vũ khí và không phổ biến vũ khí hạt nhân tại Washington ngày 6/11.

Cuộc tham vấn Mỹ-Trung lần này tập trung vào việc hai bên ngăn chặn hiểu lầm trong lĩnh vực ổn định chiến lược, thay vì bàn về cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược. Một trong những ưu tiên hàng đầu của Mỹ là đảm bảo sự cạnh tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và những bất đồng địa chính trị khác không chuyển sang xung đột. Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường tính minh bạch về hạt nhân của Trung Quốc và sự tham gia thực chất vào các biện pháp thiết thực nhằm quản lý và giảm thiểu rủi ro chiến lược trên nhiều lĩnh vực, bao gồm cả hạt nhân và không gian vũ trụ.

Cuộc đàm phán hiếm hoi về kiểm soát vũ khí hạt nhân giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh hai bên đang nỗ lực cải thiện quan hệ. Nhà Trắng khẳng định đang đẩy mạnh các nỗ lực hướng tới cuộc gặp trực tiếp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại San Francisco vào ngày 15 – 17/11.

Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 8/11, khi được đề nghị xác nhận thông tin về cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước Trung-Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân (Wang Wenbin) cho biết: “Trước mắt, việc xúc tiến cuộc gặp ở San Francisco không hoàn toàn dễ dàng, chúng tôi cũng không để mọi chuyện tự diễn ra”. Ông Uông Văn Bân nhấn mạnh hai bên cần quay lại các nội dung đã được hai nhà lãnh đạo nhất trí tại Bali, Indonesia và thực sự hành động theo những nội dung này. Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, điều quan trọng đối với cả hai bên là vượt qua những gián đoạn hay trở ngại, tăng cường hiểu biết chung và thúc đẩy các kết quả tiềm năng.

2023 có thể là năm nóng nhất trong 125.000 năm qua

Máy bay trực thăng tham gia dập tắt cháy rừng ở Úc hôm 1/11. (Ảnh: Reuters)
Máy bay trực thăng tham gia dập tắt cháy rừng ở Úc hôm 1/11. (Ảnh: Reuters)

Các nhà khoa học Liên minh châu Âu (EU) cho biết năm nay 'gần như chắc chắn' là năm nóng nhất trong 125.000 năm, sau khi dữ liệu cho thấy tháng trước là tháng 10 nóng nhất trong cùng giai đoạn.

Tháng 10 của năm 2023 đã phá vỡ kỷ lục về nhiệt độ tháng 10 trước đó, được thiết lập vào năm 2019, với mức chênh lệch lớn, theo Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) của EU.

"Kỷ lục đã bị phá vỡ bằng 0,4 độ C, đây là một mức chênh lệch rất lớn", Reuters dẫn lời Phó giám đốc C3S Samantha Burgess phát biểu ngày 8/11.

Trên toàn cầu, nhiệt độ không khí bề mặt trung bình trong tháng 10 cao hơn 1,7 độ C so với cùng tháng trong giai đoạn 1850-1900, những thập niên mà Copernicus định nghĩa là thời kỳ tiền công nghiệp.

Trong một tuyên bố, C3S cho biết việc kỷ lục nhiệt độ tháng 10 bị phá vỡ có nghĩa là năm 2023 hiện "gần như chắc chắn" là năm nóng nhất từng được ghi nhận. Kỷ lục trước đó là năm 2016, năm mà hiện tượng El Nino cũng xảy ra.

Mức nhiệt kỷ lục năm 2023 là kết quả của hiệu ứng nhà kính gây ra từ các hoạt động của con người, kết hợp với sự xuất hiện của hiện tượng El Nino, làm ấm vùng nước bề mặt ở phía Đông Thái Bình Dương.

Các nhà khoa học đã kêu gọi cắt giảm nhanh chóng lượng khí thải trong thập kỷ tới, không thể để tình trạng lũ lụt, cháy rừng, bão và sóng nhiệt tàn khốc trong năm nay trở thành điều bình thường mới.

Nguồn: dangcongsan.vn

Lượt xem: 246
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 006520582
  •  Đang online: 176
  •  Trong tuần: 29.494
  •  Trong tháng: 200.495
  •  Trong năm: 200.494