NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Chủ động phòng, chống bệnh hại cây trồng chủ lực In trang
21/03/2024 07:52 SA

Qua điều tra của Trung tâm Nông nghiệp các huyện, thành phố trong tỉnh, đã phát hiện nhiều loại bệnh hại cây trồng chủ lực trên địa bàn. Cụ thể, nhiễm bệnh xì mủ, vàng lá, thối rễ trên 2.737,7 ha sầu riêng tại 2 huyện Đạ Tẻh, Đạ Huoai (gần 613 ha nhiễm nặng); trên cây điều tại 4 huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đam Rông nhiễm bọ xít muỗi 3.708,7 ha, thán thư 3.946,2 ha (29,5 ha nhiễm nặng); bệnh xoăn lá virus trên 112,2 ha cà chua tại 2 huyện Đơn Dương, Đức Trọng (5,4 ha nhiễm nặng); bọ xít muỗi trên 1.862,7 ha cây cà phê chè tại huyện Lạc Dương và TP Đà Lạt…

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Để chủ động phòng, chống dịch hại lây lan thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng khuyến cáo giải pháp đối với cây sầu riêng cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, áp dụng quy trình kỹ thuật quản lý bệnh Phytophthora, phòng trừ tổng hợp bệnh xì mủ, rệp sáp...

Với cây điều đang trong giai đoạn ra hoa, đậu quả, cũng phải thường xuyên vệ sinh vườn. Với bệnh virus gây hại cà chua một số diện tích 25 - 30 ngày sau trồng, nhiễm nặng diện tích canh tác ngoài trời, cần thu gom, tiêu hủy triệt để, sau đó phun thuốc diệt trừ các môi giới truyền bệnh như bọ phấn, bọ trĩ, rầy rệp, bọ cưa bằng các hoạt chất Dinotefuran, Spinetoram...

Riêng đối với cây cà phê chè, phải cắt tỉa cành khô, cành sâu bệnh, chồi vượt, tỉa bỏ các chồi non, đọt lá non đã bị bọ xít muỗi gây hại, thu gom đốt hun vào buổi chiều kết hợp phát dọn cỏ dại. Khi bọ xít muỗi gia tăng mạnh có thể tham khảo sử dụng hoạt chất Cypermethrin, Permethrin, Deltamethrin, Acetamiprid kết hợp với Pymet-rozine...

Ngoài ra, với cây lúa, cần thăm đồng thường xuyên để kịp thời phát hiện và phòng trừ bệnh đạo ôn do gieo cấy giống nhiễm, sạ dày, ruộng bón thừa đạm... Bên cạnh đó, chú ý phòng trừ các đối tượng sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, rầy nâu, ốc bươu vàng, chuột…   

(Theo VŨ VĂN/baolamdong.vn)

Lượt xem: 138
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 006190352
  •  Đang online: 372
  •  Trong tuần: 678
  •  Trong tháng: 216.226
  •  Trong năm: 2.794.265