Trải qua 94 năm xây dựng và phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trải qua 13 kỳ Đại hội. Mỗi kỳ Đại hội Đảng là một mốc lịch sử quan trọng ghi nhận, đánh dấu những thắng lợi, thành tựu của cách mạng Việt Nam.
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930. Ảnh: daihoi13.dangcongsan.vn
• Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam diễn ra từ ngày 6/1 đến 7/2/1930 tại Hồng Công (Trung Quốc), mang tầm vóc lịch sử của Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội nghị đã hợp nhất 3 tổ chức Cộng sản ở Việt Nam là Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn thành một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam, với mục tiêu lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam tiến hành giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Hội nghị đã đề ra Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt, trong đó, Chánh cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt phản ánh nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội nghị cũng ban hành Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam gửi đến công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh và tất cả đồng bào bị áp bức, bóc lột.
• Đại hội I: Khôi phục tổ chức, thống nhất các phong trào đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng
.
• Đại hội II: Đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi hoàn toàn
.
• Đại hội III: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà
.
• Đại hội IV: Hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội
.
• Ðại hội V: Tất cả vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của nhân dân
.
• Đại hội VI: Khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước
.
• Đại hội VII: Đổi mới toàn diện, đồng bộ, đưa đất nước tiến lên theo con đường XHCN
.
• Đại hội VIII: Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
.
• Đại hội IX: Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
.
• Đại hội X: Huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực, sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển
.
• Đại hội XI: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước
.
• Đại hội XII: Đẩy mạnh công cuộc đổi mới, sớm đưa đất nước cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
.
• Đại hội XIII: Đánh dấu chặng đường 35 năm đổi mới đất nước, đánh dấu 30 năm thực hiện Cương lĩnh 1991 và 10 năm Cương lĩnh (bổ sung phát triển năm 2011). Đặc biệt, Đại hội lần này cũng đánh dấu một năm vượt khó thành công trong việc thực hiện nhiệm vụ kép vừa chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế của năm 2020. Đại hội lần thứ XIII của Đảng đặt ra mục tiêu không phải chỉ cho nhiệm kỳ 2021 - 2025 mà còn tầm nhìn tới 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước. Việt Nam sẽ phấn đấu đến năm 2025 trở thành nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, trở thành nước phát triển, thu nhập cao với GDP là 2.500 tỉ USD và thu nhập bình quân đầu người là 18.000 USD, hiện thực hóa khát vọng phồn vinh dân tộc.
.
TỔNG BÍ THƯ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ
.
BBT (Tổng hợp)