NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Chống lãng phí, nhiệm vụ cấp bách hiện nay (Bài 1) In trang
19/11/2024 06:59 SA

“Để đưa đất nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, 100 năm thành lập nước, nhất định chúng ta phải quyết tâm phòng, chống lãng phí gắn với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”. Đó là kết luận trong bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước (nay là Tổng Bí thư) Tô Lâm ngày 13/10/2024. Như vậy, cùng với chống tham nhũng, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định cần đặc biệt coi trọng chống lãng phí và tiêu cực.

Bài 1: Bản chất, mối quan hệ giữa lãng phí với tham nhũng, tiêu cực

Khoản 1, Điều 3, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 định nghĩa “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. Như vậy, tham nhũng là một hiện tượng mang tính xã hội.

Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực phát biểu tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực phát biểu tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Rõ ràng, tham nhũng có ở mọi xã hội và có ở mọi nơi. Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, vì vậy chỉ những người có chức vụ mới có thể lợi dụng chức vụ để tham nhũng. Tham nhũng chính là một hành vi tha hóa đạo đức cá nhân để làm những việc bất chính nhằm biến tài sản Nhà nước, tài sản của Nhân dân thành tài sản riêng hoặc của một nhóm lợi ích. Hệ thống chính trị Việt Nam có đặc điểm là chỉ có một đảng duy nhất lãnh đạo và cầm quyền, vì vậy, quyền lực của Nhà nước được phân công, ủy quyền cho từng nhóm cơ quan, tổ chức, từng cá nhân trong bộ máy, mỗi người, tùy cương vị khác nhau đảm nhiệm các nhiệm vụ được giao phó khác nhau. Những cán bộ thoái hóa, biến chất sẽ lợi dụng quyền lực được Đảng giao phó, mà thực sự là quyền lực được Nhân dân ủy thác để tham nhũng, lãng phí làm thiệt hại của công và làm xói mòn niềm tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước. Hành vi tha hoá đạo đức cá nhân của cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước này chính là các hành vi tiêu cực. Vì vậy, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực thường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tất nhiên, không phải tất cả mọi người khi được giao quyền lực đều tham nhũng, để xảy ra lãng phí, tiêu cực. Bằng chứng là có những nơi cũng người có chức vụ ấy tham nhũng, lãng phí, tiêu cực nhưng có những nơi, cũng những người giữ chức vụ ấy lại luôn tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí hiệu quả. Điều ấy chứng tỏ rằng cùng là cán bộ, cùng được giao quyền lực như nhau nhưng chỉ có những người thiếu tu dưỡng rèn luyện, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, cộng với cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực không chặt chẽ hoặc bị buông lỏng mới tạo ra kẽ hở để bộ phận này tiêu cực, nhũng nhiễu.

Điều 3 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 định nghĩa: “Lãng phí là việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên không hiệu quả. Tham nhũng chỉ ở một bộ phận, trong khi lãng phí lại khá phổ biến và nhiều chuyên gia đã từng nhận xét rằng những thất thoát do lãng phí gây ra nhiều hơn thất thoát do tham nhũng. Đối với lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì lãng phí là việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc không đạt mục tiêu đã định”. Như vậy có thể thấy lãng phí có nội hàm rất rộng, trong đó các chủ thể và nội dung rất đa dạng. Lãng phí thì ở đâu, lúc nào, giai đoạn nào cũng có. Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước phát triển như hiện nay, nhất là trong bối cảnh Nhà nước đầu tư nguồn lực lớn cho các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nếu không có cơ chế minh bạch, các quy định cụ thể, định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong từng lĩnh vực, nhất là trong việc quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước, trụ sở làm việc và các loại tài sản Nhà nước sẽ rất dễ tạo kẽ hở cho một bộ phận cán bộ, công chức gây thất thoát, lãng phí và qua đó tham nhũng.

Khi cán bộ, đảng viên có biểu hiện tiêu cực sẽ tham mưu hoặc ban hành các chính sách không gắn với thực tiễn, gây mất niềm tin của Nhân dân, hoặc nếu không kiểm soát tình hình sẽ tạo ra những kẻ hở để cho những cán bộ, công chức suy thoái, thoái hóa, biến chất lợi dụng cơ hội gây ra lãng phí và tham nhũng. Vì vậy, có thể thấy, tham nhũng, lãng phí và tiêu cực có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng lãng phí còn làm thất thoát nguồn lực quốc gia khủng khiếp hơn cả tham nhũng. Vì vậy, nếu chỉ chống tham nhũng không thì chưa đủ mà còn cần phải phòng, chống cả lãng phí. Cũng vậy, tiêu cực có quan hệ mật thiết với lãng phí và tham nhũng, nên nếu không chống tiêu cực tốt sẽ dẫn tới lãng phí, tham nhũng, trong đó có những kiểu tham nhũng rất tinh vi hiện nay mà nguyên nhân bắt đầu từ tiêu cực, đó là tham nhũng bằng chính sách. Tiêu cực gây ra tình trạng hạch sách, nhũng nhiễu gây chậm trễ công việc cho người dân, doanh nghiệp chính gây khó khăn để làm doanh nghiệp lãng phí, từ đó tạo ra hạch sách để tham nhũng, từ tham nhũng vặt đến tham nhũng lớn. Tiêu cực sẽ làm trì trệ môi trường kinh doanh. Chính các hành vi tiêu cực gây ra chậm trễ đã khiến những gì đã hoạch định từ trước khó phát huy hiệu quả.

(CÒN NỮA)

HỒNG PHÚC/baolamdong.vn

Lượt xem: 40
Liên quan
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 005893794
  •  Đang online: 426
  •  Trong tuần: 38.493
  •  Trong tháng: 209.924
  •  Trong năm: 2.497.706