NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Nông nghiệp Lạc Dương sau 10 năm phát triển In trang
14/01/2019 12:00 SA

Sau mười năm tập trung cho nông nghiệp, nông thôn, Lạc Dương đã có bước chuyển mình mạnh mẽ. Từ nền nông nghiệp chủ yếu thuần cây cà phê, người dân đã biết chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang sản xuất rau, hoa cho hiệu quả kinh tế cao. Trong điều kiện khó khăn chung, xuất phát điểm thấp, nông nghiệp huyện Lạc Dương vẫn có bước phát triển khá toàn diện, một số lĩnh vực có sự phát triển đột phá hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại; góp phần quan trọng trong đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng chung của địa phương.

Nhiều mô hình rau, hoa nhà kính Lạc Dương đạt doanh thu từ 800 triệu - 1 tỷ đồng/ha/năm. Ảnh: H.Yên
Nhiều mô hình rau, hoa nhà kính Lạc Dương đạt doanh thu từ 800 triệu - 1 tỷ đồng/ha/năm. Ảnh: H.Yên

Tăng nhanh diện tích cây trồng chất lượng cao

Việc sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đang là xu hướng phát triển tất yếu, với hiệu quả thấy được rõ rệt, từ năng suất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm, giá cả thị trường, đã thu hút được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân, các nhà đầu tư nước ngoài. 

Đến nay, thu nhập bình quân trên đơn vị diện tích đất canh tác của huyện đạt 225 triệu đồng/ha, trong đó diện tích trồng rau nhà kính đạt 500 - 800 triệu đồng/ha/năm; diện tích trồng hoa đạt 800 - 1 tỷ đồng/ha/năm. So với sản xuất thông thường, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhà kính ở Lạc Dương tăng trên 30%.

Tổng diện tích canh tác rau hiện tại 2.215 ha, diện tích gieo trồng hàng năm ước đạt 4.430 ha, sản lượng ước đạt 162.138 tấn/năm. So với năm 2008 tăng 1.266 ha, sản lượng tăng hơn 100 ngàn tấn. Cây hoa diện tích canh tác hiện tại 450 ha, diện tích gieo trồng đạt 730 ha, sản lượng đạt 250 triệu cành/năm so với năm 2008, tăng 232 ha, tăng 196 triệu cành. Tổng diện tích cà phê hiện có 5.163 ha, trong đó cà phê kinh doanh 4.530 ha và sản lượng đạt 13.590 tấn nhân. So với năm 2008, tăng 2.907 ha, sản lượng tăng hơn 10 ngàn tấn...

Ở Lạc Dương những năm gần đây (2014- 2018) việc ứng dụng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao gia tăng, phát triển đáng kể cả số lượng diện tích, chất lượng, quy mô đơn giản tới hiện đại đã và đang triển khai rộng khắp trên địa bàn toàn huyện. Hiện nay có khoảng 1.912 ha sản xuất rau, hoa, dâu tây ngoài trời, áp dụng công nghệ đơn giản, hệ thống tưới phun mưa tự động. Tổng diện tích nhà kính toàn huyện có 738 ha chủ yếu là rau, hoa, dâu tây...  Ngoài diện tích của một số doanh nghiệp, người dân từ Đà Lạt vào đầu tư thì diện tích nhà kính của người dân tại địa phương khoảng 306 ha, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số đã bắt đầu thay đổi nhận thức và biết học hỏi người Kinh làm ăn, đến nay đã phát triển được hơn 40 ha nhà kính và tiếp tục mở rộng diện tích. Để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, trong 10 năm, trên lĩnh vực trồng trọt đã thực hiện đồng loạt các chương trình như: Chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chương trình tái canh, cải tạo cà phê, đề án nâng cao chất lượng giống cây trồng vật nuôi.... Thông qua các chương trình, chính sách được triển khai rộng khắp trên địa bàn toàn huyện, tạo ra những chuyển biến tích cực trong nhận thức của người nông dân. Nhiều mô hình đã được nhân rộng, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho vùng nông thôn.

 Hình thành vùng nông nghiệp chất lượng cao 

Trên địa bàn huyện tới nay đã được phê duyệt 5 quy hoạch địa điểm sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở nhu cầu thị trường và lợi thế của địa phương, cụ thể: Khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khu vực Áp Lát, xã Đạ Sar với quy mô 346 ha; Khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khu vực Đa Đeum, xã Đạ Sar với quy mô 172 ha; Khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao K’long K’lanh, xã Đạ Chais với quy mô 181 ha; Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lâm Đồng tại xã Đạ Sar với quy mô hơn 221 ha; Vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao với quy mô 300 ha (hình thành 2 tiểu vùng: 1 tiểu vùng 170 ha, 1 tiểu vùng 130 ha) trên địa bàn thị trấn Lạc Dương.

Trên cơ sở các vùng quy hoạch, UBND huyện kêu gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp triển khai đầu tư, cũng như tuyên truyền, vận động nhân dân trong vùng, sản xuất theo đúng quy hoạch. Theo đó, nhiều công nghệ hiện đại trong sản xuất, nhiều giống mới chất lượng cao đã được doanh nghiệp đầu tư tại vùng quy hoạch.

Ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 khóa X về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” đã tạo nên sự chuyển biến  rõ rệt về nhận thức cũng như trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nông nghiệp phát triển khá toàn diện, tốc độ tăng trưởng nông, lâm thủy sản đạt bình quân 16,22%/năm, vượt nhiều so với Nghị quyết đề ra (3,5-4%). Cơ cấu giống cây trồng chuyển đổi mạnh mẽ, đặc biệt phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với năng suất chất lượng, giá trị, thương hiệu sản phẩm ngày càng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường.  

Việc triển khai có hiệu quả Nghị quyết 26 đã góp phần tạo nên bộ mặt nông thôn mới trong huyện nhiều khởi sắc, kết cấu hạ tầng nông thôn được tăng cường đáng kể, ngày càng đáp ứng nhu cầu sản xuất, bảo vệ quốc phòng an ninh và sinh hoạt của người dân. Đặc biệt, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người ước năm 2018 đạt 36,6 triệu đồng/năm (tăng 29,08 triệu đồng so với năm 2008), tỷ lệ hộ đói nghèo, nhà cửa tạm bợ đã giảm rõ rệt. Điều đó khẳng định các chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp đã thực sự hiệu quả rõ rệt. 

HOÀNG YÊN - baolamdong.vn

Lượt xem: 3.833
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 004506789
  •  Đang online: 135
  •  Trong tuần: 135
  •  Trong tháng: 174.997
  •  Trong năm: 1.110.702