NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Thách thức mới trong phòng, chống HIV/AIDS In trang
20/12/2022 08:30 SA

Đại dịch HIV/AIDS tại Việt Nam vẫn còn diễn biến phức tạp, nguy cơ quay trở lại còn cao. Độ tuổi nhiễm HIV đang được trẻ hóa nhanh và đường lây chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn. Nhóm tuổi 15 - 24 tăng nhanh trong số phát hiện mới, từ 4% năm 2012 lên 25,6% năm 2021. Phân tích đường lây trong nhóm tuổi này cho thấy 89,8% lây qua đường tình dục; trong đó lây qua quan hệ tình dục đồng giới nam chiếm 74,6%.

Tiết mục văn nghệ tại lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS của SV Trường Đại học Đà Lạt
Tiết mục văn nghệ tại lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS của SV Trường Đại học Đà Lạt

Bà Nguyễn Thu Hằng -Trưởng đại diện Quỹ Chăm sóc sức khỏe AIDS Hoa Kỳ (AHF) tại Việt Nam cho biết, Quỹ Chăm sóc sức khỏe AIDS Hoa Kỳ tiền thân là một trung tâm chăm sóc cuối đời cho bệnh nhân AIDS thành lập từ năm 1987 ở California và hiện nay AHF là một tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực y tế, phòng, chống HIV lớn nhất tại Hoa Kỳ. AHF có chương trình hỗ trợ tại 45 quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, dự án AHF đang hỗ trợ chương trình ở 22 tỉnh, thành phố; trong đó có Lâm Đồng. Các hoạt động chính của dự án AHF bao gồm: Hỗ trợ các dịch vụ xét nghiệm HIV, hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến HIV/AIDS, bệnh cơ hội như lao, nấm, viêm phổi và hỗ trợ điều trị bằng thuốc ARV; các dịch vụ khác như cấp bao cao su miễn phí, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng trong phòng lây nhiễm HIV.

Hiện nay, AHF Việt Nam đang hỗ trợ điều trị cho hơn 30.000 bệnh nhân AIDS, hàng năm hỗ trợ xét nghiệm cho hàng trăm ngàn người có nguy cơ lây nhiễm HIV, phát hiện ra hàng ngàn ca nhiễm mới đưa vào chương trình chăm sóc và điều trị. Nhân Ngày Thế giới phòng, chống AIDS năm nay, tổ chức AHF triển khai một chuỗi các sự kiện ở 45 quốc gia trên thế giới với mục đích chuyển tải tới mọi người thông điệp “AIDS vẫn chưa kết thúc”. AHF kêu gọi mọi người hãy tiếp tục chung tay phòng, chống AIDS, hy vọng mỗi thầy cô giáo, mỗi sinh viên sẽ là một tuyên truyền viên tích cực về phòng, chống HIV/AIDS tại gia đình và địa phương, để góp phần vào mục tiêu Chính phủ Việt Nam đã cam kết với Liên hợp quốc kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030.

BS Kiều Thanh Bình - Điều phối chương trình chăm sóc và điều trị của AHF Việt Nam cho biết, kết thúc dịch AIDS có nghĩa là khi đó AIDS không còn là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại ở cộng đồng. Mục tiêu kết thúc dịch AIDS là khi Việt Nam đạt được các tiêu chí sau: Số người nhiễm HIV phát hiện dưới 1.000 ca mỗi năm (hiện nay >10.000 ca/năm); tỷ lệ người nhiễm HIV tử vong liên quan đến AIDS <1 người/100.000 dân (hiện nay, ước tính 3,5 người/100.000 dân); tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con <2% (hiện nay 6%).

Trong những năm qua, với những nỗ lực triển khai toàn diện và hiệu quả các giải pháp phòng, chống HIV/AIDS, Việt Nam đã giảm hơn 2/3 số người nhiễm mới và số người tử vong do HIV/AIDS so với 10 năm trước đây. Tuy nhiên, số liệu giám sát cho thấy dịch HIV/AIDS có xu hướng gia tăng ở một số địa phương; tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy vẫn còn ở mức trên 12%; đặc biệt, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ đồng tính (MSM) có xu hướng tăng rất nhanh trong những năm gần đây (từ 3,9% năm 2011 lên 13,3% năm 2020). Số MSM chiếm khoảng 50% trong số người nhiễm HIV được phát hiện năm 2020, chủ yếu ở độ tuổi trẻ, đặc biệt là công nhân các khu công nghiệp và học sinh, sinh viên; cá biệt có tỉnh chiếm đến 80% tổng số trường hợp nhiễm HIV được phát hiện.

Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2021, tỷ lệ hiểu biết toàn diện về dự phòng lây nhiễm HIV ở nữ 15 - 24 tuổi chỉ chiếm 39,8%, ở nam độ tuổi này là 48,7%. Ngay cả với các em có trình độ cao đẳng, đại học trở lên tỷ lệ hiểu biết toàn diện về dự phòng lây nhiễm HIV cũng chỉ đạt ở 39,8% đối với nữ, và 48,7% đối với nam. Như vậy, nhóm tuổi này có kiến thức, thái độ rất hạn chế so với mục tiêu đặt ra chung của người dân Việt Nam 15 - 49 tuổi là 80% ở cả hai chỉ số trên.

Vì vậy, cần tăng cường cung cấp thông tin về HIV/AIDS, giới tính, sức khỏe sinh sản, tình dục an toàn; tác hại của ma túy; cảnh báo nguy cơ lây nhiễm HIV ở giới trẻ thông qua các tiết ngoại khóa, các hội thảo, nói chuyện chuyên đề, các cuộc thi viết về HIV/AIDS, các hoạt động sân khấu; lồng ghép trong các buổi mít tinh, các sự kiện truyền thông tại các trường trung học phổ thông, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Tăng cường truyền thông về chống kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS, các biện pháp tự phòng tránh lây nhiễm HIV và lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của học sinh, sinh viên.

Bên cạnh HIV thì sự gia tăng các bệnh lây truyền qua đường máu, đường tình dục như: viêm gan B, C, giang mai… cũng sẽ tác động tới hiệu quả của chương trình dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS. Chính vì vậy, cần phải gia tăng sự sẵn có, dễ tiếp cận và đa dạng hóa các dịch vụ cũng như nâng cao chất lượng các dịch vụ liên quan tới dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, Việt Nam có khoảng 250.000 người nhiễm HIV, trong đó có gần 220.000 người nhiễm HIV đã được phát hiện và đang còn sống. Tại Lâm Đồng, đến ngày 30/10, toàn tỉnh có 1.800 người nhiễm HIV tích lũy, trong đó 906 người đang ở địa phương, 606 người tử vong do AIDS. Trong 10 tháng đầu năm 2022 phát hiện 41 ca mới đưa vào quản lý. Dịch HIV tại Lâm Đồng vẫn ở giai đoạn tập trung ở nhóm người có hành vi nguy cơ cao và nhóm người trẻ tuổi từ 25 - 49 tuổi (chiếm 72,4%), độ tuổi 15 - 25 tuổi (chiếm 19,6%).

Trước tình hình dịch HIV/AIDS đang ảnh hưởng mạnh lên nhóm tuổi trẻ, Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2022, Việt Nam chọn chủ đề “Chấm dứt dịch AIDS - Thanh niên sẵn sàng!”. Sở Y tế Lâm Đồng phát động Tháng hành động trên phạm vi toàn tỉnh với 4 mục tiêu: Huy động sự tham gia của các nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách, người cung cấp dịch vụ và toàn thể cộng đồng cùng tham gia phòng, chống HIV/AIDS để tiếp tục tiến tới mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Tăng cường các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV, xét nghiệm phát hiện và điều trị sớm HIV/AIDS, đảm bảo việc tham gia bảo hiểm y tế của người nhiễm HIV, cung cấp các dịch vụ toàn diện về phòng, chống HIV/AIDS cho người dân đặc biệt cho những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào DTTS. Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIVAIDS với gia đình, xã hội; tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Tiếp tục mở rộng độ bao phủ các dịch vụ và nâng cao chất lượng của các dịch vụ dự phòng, xét nghiệm HIV, bảo hiểm y tế và điều trị HIV/AIDS; điều trị các bệnh đồng nhiễm như viêm gan vi rút, lao, các bệnh lây truyền qua đường tình dục đến mọi người dân.

AN NHIÊN

Nguồn: baolamdong.vn

Lượt xem: 1.053
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 006428274
  •  Đang online: 77
  •  Trong tuần: 77
  •  Trong tháng: 108.187
  •  Trong năm: 108.187