NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Lâm Đồng đẩy mạnh sản xuất cà phê theo chuỗi nông sản toàn cầu In trang
26/03/2024 08:05 SA

Đẩy mạnh sản xuất theo hướng hữu cơ có truy xuất nguồn gốc và liên kết phát triển theo chuỗi nông sản toàn cầu thân thiện với môi trường, sản phẩm cà phê của tỉnh Lâm Đồng đã ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Từ khi tham gia mô hình sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ có truy xuất nguồn gốc và liên kết theo chuỗi giá trị do ngành nông nghiệp địa phương phát động, ông K’Long Ha Prăng, người dân tộc K’ho, ở xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng đã không còn lo lắng về đầu ra sản phẩm trước sự biến động của thị trường.

Theo ông K’Long Ha Prăng, chỉ cần canh tác theo đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo các quy trình sản xuất do HTX trên địa bàn đưa ra, cà phê của mình mới bán được giá cao, thu nhập tăng hơn nhiều trên cùng diện tích canh tác so với trước.

“Nhờ tập huấn bà con mới có sự đổi mới trong quá trình thu hái cà phê. Cụ thể là chỉ được hái quả chín, hái những quả đảm bảo đạt lượng đường theo quy định. Trước đây cà phê mình làm không có giá, nay có giá rất cao rồi, vì vậy cần phải chấp hành đúng theo quy định của HTX đưa ra. Mình phải làm đạt chất lượng. Trước đây, không ai chỉ vẽ làm cà phê phải thế này, thế kia, giờ được như thế này mình rất thích”. - Ông K’Long Ha Prăng cho biết.

Người dân tộc K’ho ở xã Lát, huyện Lạc Dương sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ
Người dân tộc K’ho ở xã Lát, huyện Lạc Dương sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ

Xác định cà phê là một trong những cây trồng chủ lực, thương hiệu cà phê Arabica Lạc Dương có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển. Ngoài vận động người dân sản xuất theo hướng hữu cơ có truy xuất nguồn gốc và liên kết theo chuỗi giá trị, chính quyền địa phương nơi đây còn thúc đẩy sản xuất cà phê theo chuỗi nông sản toàn cầu.

Ông Y Cường, một hộ sản xuất cà phê lâu năm ở xã Lát, huyện lạc Dương tâm sự: “Cái từ bền vững lúc đầu mình nghe cũng rất mơ hồ. Sau khi được chính quyền giới thiệu rõ, bà con cũng nắm bắt vững. Mới ý thức được việc mất rừng sẽ dẫn đến suy thoái như thế, rồi nó ảnh hưởng đến giá thành cà phê. Trong những năm vừa rồi được tập huấn, thông tin là bên châu Âu sẽ không mua cà phê ở chỗ nào để mất rừng, vì vậy bà con e ngại, rất ý thức và thay đổi. Bà con tập trung cải thiện năng suất cũng như sản lượng và chất lượng cà phê”.

Lâm Đồng có hơn 170.000 ha cà phê, diện tích đứng thứ hai trong cả nước (sau tỉnh Đắk Lắk), với sản lượng bình quân đạt 600.000 tấn/năm. Cùng với Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đang phát triển nhiều vùng chuyên canh cà phê đặc sản có quy mô lớn tại các huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm, Đức Trọng và thành phố Đà Lạt. Giá trị ngành hàng cà phê đang chiếm 60% ngành nông nghiệp Lâm Đồng và giải quyết việc làm cho hàng trăm ngàn lao động.

Ngành nông nghiệp địa phương, các đơn vị liên kết sản xuất chuyển giao quy trình canh tác cà phê cho người dân
Ngành nông nghiệp địa phương, các đơn vị liên kết sản xuất chuyển giao quy trình canh tác cà phê cho người dân

Ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, những quy định nghiêm ngặt nhất theo tiêu chuẩn EU trong sản xuất nông nghiệp là không gây mất rừng, phải truy xuất được nguồn gốc, thân thiện môi trường và có trách nhiệm với xã hội. Đây là định hướng sản xuất nông nghiệp bền vững nói chung, sản xuất cà phê nói riêng mà tỉnh Lâm Đồng đang hướng tới.

Năm 2023, tỉnh Lâm Đồng đã xuất khẩu được 80.600 tấn cà phê nhân, đạt giá trị hơn 180 triệu USD, tăng 9,1% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Để tiếp tục nâng cao giá trị cho loại cây trồng này, cùng với tiếp tục mở rộng diện tích cà phê được cấp chứng chỉ bền vững theo các tiêu chuẩn quốc tế UTZ, 4C, tỉnh Lâm Đồng đang tập trung thúc đẩy phát triển cà phê theo chuỗi nông sản toàn cầu.

(Theo QUANG SÁNG/VOV Tây Nguyên)

https://vov4.vov.vn/chuyen-vung-dan-toc/lam-dong-day-manh-san-xuat-ca-phe-theo-chuoi-nong-san-toan-cau-446272.vov4

Lượt xem: 363
Liên quan
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 006333812
  •  Đang online: 59
  •  Trong tuần: 13.725
  •  Trong tháng: 13.725
  •  Trong năm: 13.725