NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Tăng cường phòng, chống bệnh tay chân miệng trong học đường In trang
15/05/2024 08:11 SA

(LĐ online) - Bệnh tay chân miệng đang có xu hướng gia tăng, trẻ bị nhiễm bệnh phần lớn là trẻ dưới 5 tuổi tại các cơ sở giáo dục mầm non. Ở lứa tuổi này, trẻ dễ bị nhiễm bệnh do liên quan đến thực hành vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường không đảm bảo, đặc biệt là kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên.

Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng khám điều trị cho trẻ em mắc bệnh tay chân miệng
Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng khám điều trị cho trẻ em mắc bệnh tay chân miệng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Lâm Đồng, từ đầu năm 2024 đến nay, đã ghi nhận 180 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (tăng 92 ca so với cùng kỳ năm 2023). Các địa phương có số ca mắc tăng là Đà Lạt 69 ca, Lâm Hà 27 ca, Đức Trọng 23 ca, Đơn Dương 19 ca, Bảo Lâm 18 ca. Toàn tỉnh ghi nhận và xử lý 3 ổ dịch tay chân miệng tại huyện Lâm Hà, bao gồm: Trường Mẫu giáo Đông Thanh; Nhóm trẻ tư thục Ánh Dương (thị trấn Nam Ban) và Trường Mẫu giáo Gia Lâm.

Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng nhằm giảm đến mức thấp nhất số trường hợp mắc, tử vong, không để dịch bệnh lan rộng, đồng thời nâng cao kiến thức và thay đổi hành vi về phòng, chống bệnh tay chân miệng tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Lâm Đồng hướng dẫn các nội dung cụ thể như sau: Các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học trên địa bàn kiện toàn Ban Chỉ đạo và xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch. Thường xuyên cập nhật văn bản chỉ đạo, diễn biến tình hình dịch bệnh, bổ sung kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch. Hướng dẫn phụ huynh chủ động theo dõi sức khỏe cho trẻ ở nhà; nếu có biểu hiện sốt, phát ban, rối loạn tiêu hóa và các dấu hiệu nghi ngờ mắc tay chân miệng (hoặc các bệnh truyền nhiễm khác) thì chủ động cho trẻ nghỉ học, thông báo cho nhà trường, đồng thời đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Cơ sở giáo dục bố trí người đón và giao trẻ tại cổng trường. Hạn chế phụ huynh hoặc người khác ra vào trường. Trường hợp người đón trẻ phát hiện trẻ nghi ngờ mắc bệnh tay chân miệng (hoặc các bệnh truyền nhiễm khác) thì lập tức thông báo với gia đình để đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám, điều trị; ghi nhận (vào Sổ theo dõi sức khỏe) và thông báo cho Trạm Y tế xã, phường để giám sát và xử lý ca bệnh kịp thời. Sau khi đón trẻ tại trường: Giáo viên điểm danh trẻ, nếu trẻ vắng học thì phải liên hệ phụ huynh để hỏi nguyên nhân trẻ nghỉ. Nếu trẻ có dấu hiệu mắc bệnh tay chân miệng (hoặc các bệnh truyền nhiễm khác) thì hướng dẫn phụ huynh chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ. Trong suốt quá trình trẻ học tại trường đến khi tan học: Thường xuyên theo dõi sức khoẻ của trẻ. Nếu phát hiện trẻ nghi ngờ mắc bệnh tay chân miệng (hoặc các bệnh truyền nhiễm khác) thì thông báo với gia đình và trạm y tế để giám sát điều trị.

Trong thời gian trẻ ở tại trường, Ban Giám hiệu, cô nuôi dạy trẻ, thầy cô giáo, người lao động tại trường cần thực hiện các biện pháp 3 sạch.

Bàn tay sạch: Bố trí nơi rửa tay có đủ xà phòng và nước sạch tại từng lớp học, khuyến khích đặt tại vị trí thuận tiện cho người sử dụng. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ, trước khi đến trường và sau khi ra về. Hướng dẫn trẻ rửa tay với xà phòng dưới vòi nước chảy tại các thời điểm: Trước khi vào lớp học; trước và sau khi ăn; sau mỗi giờ ra chơi và nghỉ giữa giờ; sau khi đi vệ sinh; trước khi ra về; khi thấy tay bẩn.

Ăn sạch: Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống chín. Vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi). Đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày. Không mớm thức ăn cho trẻ. Không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, dụi mắt. Đảm bảo đủ nước uống hợp vệ sinh và mỗi trẻ có một cốc uống nước dùng riêng được vệ sinh sạch sẽ; không dùng chung các đồ dùng cá nhân như khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

Ở sạch: Bố trí đủ thùng đựng rác và chất thải có nắp đậy kín, đặt ở vị trí thuận tiện và thực hiện thu gom, xử lý hàng ngày. Tăng cường thông khí tại lớp học bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt. Nếu sử dụng điều hòa trong lớp học, cuối buổi học phải mở cửa phòng học tạo sự thông thoáng. Phân công thực hiện vệ sinh, khử trùng: lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn ghế, sàn nhà, tường nhà bằng Cloramin B hoặc các chất sát khuẩn thông thường. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của trẻ phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

Các biện pháp khác: Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Phối hợp với y tế địa phương triển khai tập huấn đầy đủ cho giáo viên, người lao động của nhà trường về kiến thức và các biện pháp phòng, chống tay chân miệng.

Khi trường mầm non, nhóm trẻ có ca bệnh, ổ dịch tay chân miệng: Trẻ mắc bệnh không đến lớp ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh và chỉ đến lớp khi hết loét miệng và các phỏng nước. Đảm bảo có đủ xà phòng rửa tay tại từng lớp học. Cô nuôi dạy trẻ, thầy cô giáo thực hiện và hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy. Trạm Y tế cấp phát cloramin B cho trường mầm non, nhóm trẻ theo quy định. Trạm Y tế hướng dẫn trường mầm non, nhóm trẻ cách pha và sử dụng hóa chất có clo hoạt tính (Cloramin B, nước Javen…) để lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn, ghế, sàn nhà, tường nhà. Đặc biệt lưu ý lớp học và các khu vực có liên quan đến trẻ bệnh. Trạm Y tế hướng dẫn các cô nuôi dạy trẻ, thầy cô giáo, người chăm sóc trẻ theo dõi tình trạng sức khỏe cho trẻ hàng ngày. Khi phát hiện trong lớp, trong trường có trẻ nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo cho gia đình và cơ sở y tế để xử lý kịp thời. Tùy tình hình và mức độ nghiêm trọng của dịch, cơ quan y tế địa phương tham mưu cho cấp có thẩm quyền tại địa phương quyết định việc đóng cửa lớp học, trường học, nhà trẻ, mẫu giáo. Thời gian đóng cửa lớp học, trường học, nhà trẻ, mẫu giáo là 10 ngày kể từ ngày khởi phát của ca bệnh cuối cùng.

AN NHIÊN

Lượt xem: 207
Liên quan
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 006239215
  •  Đang online: 84
  •  Trong tuần: 49.541
  •  Trong tháng: 265.089
  •  Trong năm: 2.843.128