NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Đồng hành cùng thanh niên phát triển kinh tế In trang
25/02/2021 08:44 SA

Trong những năm qua, tuổi trẻ Lạc Dương luôn đồng hành cùng các đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) nói chung và ĐVTN vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng ra sức phát triển kinh tế, xây dựng các mô hình, hợp tác xã về sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, kinh tế gia đình của thanh niên cũng được chú trọng phát triển để ổn định cuộc sống, thoát nghèo bền vững.

Thanh niên ở xã Lát với mô hình trồng cây atisô
Thanh niên ở xã Lát với mô hình trồng cây atisô

Lạc Dương là một huyện có đông đồng bào DTTS sinh sống, thanh niên DTTS chiếm khoảng 70% trong tổng số 9.203 TN, 3.505 ĐV, chiếm hơn 30% lực lượng lao động trên toàn huyện. Đại đa số ĐVTN huyện Lạc Dương đều có nhận thức chính trị rõ ràng, nhiệt tình tham gia các hoạt động đoàn thể, xã hội; tích cực lao động sản xuất.

Năm 2020, Ban Thường vụ (BTV) Huyện đoàn Lạc Dương đã phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội huyện lập tổ nghiệp vụ về vay vốn và sử dụng vốn vay; tuyên truyền nâng cao nhận thức cho ĐVTN về nghề nghiệp, việc làm, khuyến khích giúp nhau lập thân, lập nghiệp. Hiện nay, Huyện đoàn đang quản lý 16 tổ tiết kiệm vay vốn với 361 thành viên, 39 khoản vay với tổng dư nợ 24.683 triệu đồng. Duy trì 1 tổ hợp tác sản xuất cà phê của thanh niên tại xã Đưng K’Nớ, nhiều mô hình như thanh niên trồng rau, hoa, củ, quả, atisô; mô hình nhóm thanh niên đổi công để phát triển sản xuất nông nghiệp.

Bên cạnh đó, công tác tư vấn, dạy nghề để ĐVTN định hình nghề nghiệp trong tương lai cũng được Huyện đoàn Lạc Dương quan tâm sát sao. Định kỳ hằng năm, BTV Huyện đoàn cùng với các trường đại học, cao đẳng nghề tổ chức tư vấn mùa thi cho các em học sinh khối 12 tại các trường THPT và tổ chức các chương trình tư vấn nghề nghiệp riêng cho học sinh khối 12 thuộc vùng đồng bào DTTS. Trong niên khóa 2019 - 2020, đã tư vấn mùa thi đến 536 ĐVTN, 1.412 ĐVTN được giới thiệu việc làm; 215 ĐV là học sinh được dạy nghề. Tổ chức gặp mặt riêng đối với 157 em học sinh vùng đồng bào DTTS để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và có định hướng về nghề nghiệp cho các em.

Nhờ được sự hỗ trợ về nguồn vốn, dạy nghề mà nhiều ĐVTN ở địa bàn huyện đã bước đầu phát triển được kinh tế hộ gia đình bằng các mô hình như: ĐV Liêng Hót Ha Sét với mô hình nuôi heo lai rừng, ĐV Vũ Đức Linh với mô hình trồng hoa hồng tại thị trấn Lạc Dương, ĐV Y Sái với mô hình trồng nấm Tú Trân tại xã Đạ Nhim.

Còn tại xã Đạ Chais, một địa phương cách trung tâm huyện Lạc Dương khoảng 45 km thì Đoàn xã đã gửi trực tiếp thông tin tuyển dụng việc làm đến từng chi đoàn, quan tâm giới thiệu việc làm cho bộ đội xuất ngũ, thanh niên nông thôn. Các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, tư vấn xuất khẩu lao động cũng được Đoàn xã thường xuyên phối hợp với các đơn vị thực hiện. Hiện tại Đoàn xã Đạ Chais đang quản lý 1 tổ vay vốn thanh niên và 2 nhóm “vần công, đổi công”.

Với nhiệt huyết của tuổi trẻ và sự sáng tạo trong lao động, nhiều thanh niên ở xã Lát đã tích cực tăng gia sản xuất, mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Điển hình như các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng của đoàn viên Cill Ju Sép, Kơ Să Guyl, Klong Ha Plét, Liêng Hót Ha Ngương, K’Sung. Đoàn viên Klong Ha Plét cho biết: Trước đây, mình canh tác cà phê, do giá cả bấp bênh, sự đầu tư chăm sóc giảm dẫn đến không hiệu quả nên bản thân mình đã đi nhiều nơi để học hỏi các mô hình làm kinh tế của địa phương khác. Về địa phương nhận thấy thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp với các loại rau, hoa, củ, quả nên gia đình đã mạnh dạn đầu tư. Bước đầu, tuy thu nhập chưa cao nhưng cũng định hình được một mô hình canh tác mới, có đầu tư bài bản, thay đổi lối làm ăn. Trong khi đó, anh K’Sung, Bí thư Chi đoàn thôn Păng Tiêng 1, lại tự mình chuyển đổi các thửa đất canh tác cà phê già cỗi, không hiệu quả sang mô hình trồng bắp sú mang lại thu nhập đáng kể cho bản thân và gia đình. Thành công với mô hình chuyển đổi của mình, anh K’Sung vận động các gia đình xung quanh mạnh dạn chuyển đổi đầu tư, nhất là những đoàn viên của chi đoàn thôn.

Đồng chí Trần Phương Anh - Phó Bí thư Huyện đoàn Lạc Dương cho biết: Để phong trào đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp được triển khai sâu rộng; Huyện đoàn thường xuyên chỉ đạo đoàn cơ sở chủ động khảo sát, nắm bắt nhu cầu về nghề nghiệp và việc làm của thanh niên. Từ nhu cầu thực tiễn, nhiều giải pháp, kế hoạch thiết thực được xây dựng, thu hút đông đảo ĐVTN tham gia. Thời gian tới, Huyện đoàn tiếp tục nâng cao chất lượng công tác đoàn, trong đó chú trọng hỗ trợ ĐVTN về vốn vay, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và xây dựng nhiều hơn các mô hình phát triển kinh tế. Qua đó, khẳng định rõ hơn vai trò của tổ chức đoàn trong việc đồng hành cùng ĐVTN trên con đường lập thân, lập nghiệp, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

ĐỨC TÚ

Nguồn: baolamdong.vn

Lượt xem: 1.660
Liên quan
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 005910270
  •  Đang online: 97
  •  Trong tuần: 54.969
  •  Trong tháng: 226.401
  •  Trong năm: 2.514.183