NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Lạc Dương tổ chức hội thảo xây dựng định hướng chiến lược chương trình sản xuất kết hợp bảo tồn tài nguyên và an sinh xã hội In trang
02/04/2021 02:27 CH

Vừa qua, UBND huyện Lạc Dương đã phối hợp với Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững IDH tổ chức hội thảo xây dựng định hướng chiến lược chương trình sản xuất kết hợp bảo tồn tài nguyên và an sinh xã hội (Chương trình PPI Compact) huyện Lạc Dương giai đoạn 2021 - 2025. Đồng chí Sử Thanh Hoài - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo còn có lãnh đạo các cơ quan, ban ngành, đoàn thể huyện Lạc Dương; lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Di Linh, đại diện tổ chức IDH và các doanh nghiệp liên quan.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Anh Tuấn
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Anh Tuấn

Chương trình PPI Compact là một cách tiếp cận mới được IDH phát triển ở những khu vực địa lý khác nhau để cân bằng giữa các hoạt động phát triển kinh tế, an sinh xã hội và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Tại Việt Nam, Chương trình được triển khai thí điểm ở huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk và các huyện Di Linh, Lạc Dương của tỉnh Lâm Đồng.

Đối với huyện Lạc Dương, Chương trình PPI triển khai thực hiện thí điểm tại huyện hướng tới xây dựng vùng cảnh quan bền vững. Các hoạt động chính trong Chương trình gồm: Bảo vệ rừng và cơ chế tái sinh vùng vành đai và đất xâm lấn; xây dựng mô hình cụm cảnh quan cà phê arabica bền vững - thương hiệu thị trường trong nước và xuất khẩu; rau hoa an toàn, xây dựng mô hình dịch vụ nông nghiệp, tư vấn phân tích đất và sử dụng hóa chất nông nghiệp; quản lý bảo vệ rừng và sinh kế.

Mục tiêu hướng tới năm 2025 là 100% diện tích cà phê, rau, hoa sản xuất ra đạt tiêu chuẩn bền vững được thị trường đón nhận, giảm lượng sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật 15% và tăng thu nhập của nông dân trồng cà phê từ 15% trở lên. Chương trình được thực hiện thông qua hợp tác công - tư, có sự tham gia của chính quyền địa phương - UBND huyện Lạc Dương và các xã, tổ chức IDH, dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững, ngân hàng, chủ rừng, doanh nghiệp.

Đồng chí Sử Thanh Hoài - Chủ tịch UBND huyện phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Anh Tuấn
Đồng chí Sử Thanh Hoài - Chủ tịch UBND huyện phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Anh Tuấn

Tại buổi hội thảo, sau khi nghe đại diện tổ chức IDH, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lạc Dương báo cáo định hướng chiến lược 5 năm của chương trình, kết quả thực hiện chương trình PPI và định hướng xây dựng vùng PPI Compact cấp huyện (theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cộng tăng trưởng xanh của tỉnh), kế hoạch của các Công ty A.com, Công ty Hoàng Thắng và qua ý kiến tham gia thảo luận của đại diện các bên liên quan, phát biểu của Công ty JDE tài trợ dự án.

Kết luận hội thảo, đồng chí Sử Thanh Hoài - Chủ tịch UBND huyện đánh giá cao sự nỗ lực của các bên liên quan trong việc khởi động Chương trình này. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp, ngành cà phê đang đối mặt với nhiều thách thức về chi phí sản xuất gia tăng, giá thành bán ra thấp, việc thí điểm triển khai Chương trình PPI ở Lạc Dương không chỉ cho phép người dân giảm lượng sử dụng nước và hóa chất nông nghiệp, từ đó giảm chi phí sản xuất; hơn thế nữa, còn hỗ trợ nông dân bảo tồn tài nguyên đất, nước cũng như tăng hiệu quả sản xuất, giúp nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo vệ tài nguyên rừng. Để việc triển khai thực hiện Chương trình có hiệu quả, đồng chí Chủ tịch UBND huyện lưu ý các đơn vị liên quan cần phối hợp, vào cuộc đồng bộ, thống nhất; tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức của bà con nông dân tham gia vào Chương trình từ đó thay đổi thói quen canh tác, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm để nhân rộng Chương trình.

N.H

Lượt xem: 710
Liên quan
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 006200498
  •  Đang online: 275
  •  Trong tuần: 10.824
  •  Trong tháng: 226.372
  •  Trong năm: 2.804.411