NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Bước chuyển nông nghiệp an toàn ở Lạc Dương In trang
26/12/2018 12:00 SA

Ngành nông nghiệp huyện Lạc Dương với những thành tựu đáng kể về đa dạng chủng loại, năng suất thu hoạch, thể hiện lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong thời gian tới, Lạc Dương xác định các giải pháp tiếp tục vượt qua những thách thức mới, tạo nên những bước chuyển tích cực cả về quy mô sản xuất và chất lượng sản phẩm an toàn...

Trang trại rau thủy canh Trường Phúc đạt giá trị kinh tế vượt trội ở xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương. Ảnh: V.Việt
Trang trại rau thủy canh Trường Phúc đạt giá trị kinh tế vượt trội ở xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương. Ảnh: V.Việt

Sản phẩm rau an toàn đạt thu nhập 500 - 800 triệu đồng/ha/năm

Lạc Dương là huyện miền núi phía Bắc tỉnh Lâm Đồng, chiếm tỷ lệ 71% là đồng bào dân tộc thiểu số bản địa Nam Tây Nguyên. Với điều kiện khí hậu ôn hòa trên độ cao 1.500 m so với mặt biển, huyện Lạc Dương có tiềm năng phát triển nhiều loại cây trồng đặc trưng thế mạnh như cà phê Arabica, rau, hoa công nghệ cao…  

Thống kê diện tích đất canh tác nông nghiệp đến cuối năm 2018 trên địa bàn huyện Lạc Dương với các loại cây trồng chủ lực bao gồm: 4.070 ha cà phê (chủ yếu giống Arabica, tổng sản lượng trung bình 12.000 tấn nhân/năm); hơn 1.140 ha cây ăn quả (hồng, quýt, cam... với hơn 2.560 tấn/năm); gần 1.770 ha rau (bắp cải, cà chua, dưa leo, bó xôi, ớt, cải thảo... đạt gần 188.000 tấn/năm); 450 ha hoa (hoa hồng, cẩm chướng, cúc, lily... thu hoạch hơn 400.000 cành/năm). 

Trong đó đáng kể có gần 740 ha sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nhà kính, đạt chất lượng sản phẩm an toàn với giá trị thu nhập hàng năm từ 500 - 800 triệu đồng/ha rau. Và hoa các loại công nghệ cao thu hoạch từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/ha (riêng hoa lily doanh thu lên đến 2 tỷ đồng/ha). “Đến nay, trên địa bàn huyện Lạc Dương được quy hoạch 4 khu và 1 vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó, có hơn 220 ha diện tích tại xã Đạ Sar được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cấp quốc gia. Điển hình trong tổng số gần 35 doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại hiện đang đầu tư nông nghiệp công nghệ cao khá hiệu quả ở huyện Lạc Dương như: Công ty TNHH KBil VINA, Hoa Thắng Thịnh, Nông trại SamGong (trồng dâu tây chất lượng cao); Công ty TNHH Rừng hoa Bạch Cúc, Đà Lạt GAP, Trang trại Trường Phúc (sản xuất rau sạch thủy canh); Công ty TNHH Nông trại Kiến Huy, Công ty Vineco (trồng rau, củ, quả)...”, UBND huyện Lạc Dương cho biết thêm.  

Xác định các vùng sản xuất nông nghiệp an toàn

Đặc biệt, trên địa bàn huyện Lạc Dương đến nay đã có 2 doanh nghiệp tiên phong sản xuất rau hữu cơ được tổ chức của Hoa Kỳ và Canada cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn toàn cầu là Công ty TNHH Florama với diện tích 2,7 ha, sản lượng hơn 35 tấn/năm; Công ty TNHH Jan’S với 2,8 ha, năng suất 38 tấn/năm. Bên cạnh đó, công nghệ chế biến nông sản sau thu hoạch, bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm ở huyện Lạc Dương, mang lại những kết quả quan trọng bước đầu, tạo điểm xuất phát mới để nhân rộng mô hình gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ. Cụ thể như: Công ty Cổ phần Nông sản Langbiang mỗi năm chế biến, đưa ra thị trường trong nước và xuất khẩu từ 5 - 6 tấn cà phê rang, xay nguyên chất; Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ K’HO với sản phẩm cà phê Arabica chế biến mỗi năm từ 5 - 6 tấn rang, xay chất lượng đặc trưng của người K’Ho; Công ty TNHH Bình Hạnh (xã Đạ Sar) đạt công suất sơ chế cà phê 7.000 tấn/năm; HTX tổng hợp Minh Thọ Organic chế biến 1.000 lít phúc bồn tử mỗi năm...

Để thúc đẩy hơn nữa sản xuất nông nghiệp an toàn gắn với chế biến sau thu hoạch, giải pháp trước hết của huyện Lạc Dương là khảo sát, xác định quy hoạch sản xuất không hóa chất theo lợi thế từng vùng sinh thái. Từ đó, tạo bước chuyển dịch sản xuất an toàn chuyên canh đối với các loại cây trồng chính là cà phê và rau, củ, quả. Cụ thể, từ nay đến năm 2020, huyện Lạc Dương thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng 1 nhà máy sơ chế, chế biến cà phê Arabica tại xã Đạ Sar với công suất 12.000 tấn/năm; 2 nhà máy chế biến rau, củ, quả; thành lập 30 Tổ hợp tác sản xuất cà phê và rau, củ, quả; mỗi xã, thị trấn xây dựng và đưa vào hoạt động 1 Hợp tác xã cà phê sản xuất liên kết... Qua đó, hình thành các mô hình du lịch canh nông trên vùng cà phê, rau, củ, quả an toàn ở Lạc Dương gắn thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

VĂN VIỆT - baolamdong.vn

Lượt xem: 1.168
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 006189868
  •  Đang online: 209
  •  Trong tuần: 194
  •  Trong tháng: 215.742
  •  Trong năm: 2.793.781