NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Lạc Dương: Hiệu quả từ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất bền vững In trang
13/09/2021 08:29 SA

Từ nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức IDH (Tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững Hà Lan) và SNV (Tổ chức Phát triển Hà Lan), giai đoạn 2019 - 2021, nhiều người dân trên địa bàn huyện Lạc Dương đã được hỗ trợ, hướng dẫn sản xuất nông nghiệp, kết hợp bảo tồn cảnh quan bền vững.

Việc tái canh cây cà phê giúp người dân xã Đạ Sar cải thiện thu nhập
Việc tái canh cây cà phê giúp người dân xã Đạ Sar cải thiện thu nhập

Hơn một năm nay, diện tích 3 ha cà phê già cỗi, năng suất thấp của anh Bon Niêng Ha Oanh (thôn K’Nớ 1, xã Đưng K’Nớ) dần được cải tạo, thay thế bởi cây cà phê giống mới, được tài trợ bởi tổ chức IDH. Không chỉ có cây giống, anh còn được hỗ trợ thêm phân bón, máy móc phục vụ sản suất, cũng như kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê. Là Tổ trưởng Tổ nông nghiệp thôn K’Nớ 1, anh Ha Oanh chia sẻ: Toàn thôn có 179 hộ thì trong đó có hơn 130 hộ nhận được sự hỗ trợ từ tổ chức IDH để chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Có sự đồng hành chặt chẽ, bà con mạnh dạn hơn trong việc đầu tư phát triển sản xuất, tự mình mang lại thu nhập để xóa đói giảm nghèo.

Hỗ trợ cây giống tái canh cho người dân là một trong những phần việc nằm trong Đề án Cảnh quan bền vững, được tổ chức IDH phối hợp với UBND huyện Lạc Dương triển khai tại 2 xã Đạ Chais, Đưng K’Nớ từ tháng 6/2019 tới tháng 6/2021,với tổng vốn đầu tư 63.654,5 triệu đồng (trong đó, vốn viện trợ IDH 5.437,9 triệu đồng, vốn đối ứng 58.216,6 triệu đồng). Đề án được cụ thể bằng Dự án Sản xuất kết hợp bảo tồn và an sinh xã hội, với các hoạt động như hỗ trợ bảo tồn tài nguyên rừng, nước, canh tác bền vững, an sinh xã hội… Từ đó, hướng tới mục tiêu giảm thiểu mất rừng, suy thoái rừng; thúc đẩy phục hồi cảnh quan rừng trong khu vực cảnh quan Lang Biang.

Đến nay, tổ chức IDH đã hoàn thành hoạt động hỗ trợ phát triển bền vững thông qua thúc đẩy thương mại bền vững và bảo vệ môi trường tại địa bàn xã Đạ Chais và xã Đưng K’Nớ. Cụ thể, đã lập kế hoạch cho hoạt động sáng kiến bảo vệ rừng, thiết kế bảng quy ước, hương ước quản lý, bảo vệ; khảo sát, thiết kế mô hình tiểu cảnh quan 78 ha tại xã Đạ Chais và lập kế hoạch triển khai thực hiện mô hình cảnh quan.

Trên cơ sở đăng ký thực hiện của người nông dân trên địa bàn 2 xã, trong thời gian qua, tổ chức IDH đã hỗ trợ cây cà phê giống thực hiện tái canh, trồng dặm với diện tích 31,2 ha; hỗ trợ cây hồng ghép ăn trái trồng xen canh với diện tích 185,8 ha; hỗ trợ cây macca ghép trồng xen canh với diện tích 36,7 ha; hỗ trợ cây dổi ghép trồng xen canh với diện tích 13,15 ha; hỗ trợ cây trồng ranh giới xanh nhằm phân định ranh giới nông - lâm cho 3,4 km.

Dự án cũng hỗ trợ nâng cao năng lực cho đội ngũ khuyến nông và nông dân thông qua việc tổ chức tập huấn kỹ thuật - nâng cao năng lực cho nhóm trưởng; tập huấn tập trung cho hơn 2.000 lượt nông dân;... Bên cạnh đó, huyện Lạc Dương đã đối ứng các hoạt động tập huấn kỹ thuật và đào tạo nghề cho hơn 3.300 lượt nông dân.

Trong khuôn khổ dự án, đội dịch vụ nông nghiệp tại 2 xã Đạ Chais và Đưng K’Nớ được thành lập, đi vào hoạt động. Đồng thời, lập kế hoạch hợp tác với doanh nghiệp xây dựng mô hình SDM phân bón - tài chính - thu mua cà phê. Từ kết quả phân tích 300 mẫu đất tại khu vực 2 xã Đưng K’Nớ và xã Đạ Chais, dự án tổ chức tập huấn kỹ thuật sử dụng phân bón hợp lý cho nông dân trong vùng cảnh quan.

Đối với Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV), dự án cà phê Reed+ được triển khai trên địa bàn huyện Lạc Dương với tổng nguồn kinh phí 902.383 Euro, với những nội dung như: triển khai các hoạt động xây dựng quy hoạch sử dụng đất tích hợp; duy trì bền vững cảnh quan thông minh thích ứng biến đổi khí hậu; xây dựng chuỗi liên kết sản xuất; hỗ trợ sinh kế cho hộ dân; hỗ trợ cây giống cà phê thực hiện tái canh, trồng dặm cây cà phê, trồng xen cây hồng ăn trái, cây nông lâm macca trong vườn cà phê, nhằm mục tiêu giảm thiểu mất rừng, thúc đẩy phục hồi cảnh quan rừng trong khu vực Langbiang…

Năm 2020, dự án đã hỗ trợ cây giống cà phê thực hiện tái canh, trồng dặm cây cà phê, trồng xen cây hồng ăn trái, cây nông lâm macca trong vườn cà phê cho hộ dân trên địa bàn các xã Đạ Sar, Đạ Nhim, Đạ Chais, xã Lát và thị trấn Lạc Dương. Theo đánh giá từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lạc Dương, thông qua việc chia sẻ tầm nhìn và lợi ích chung của việc duy trì cảnh quan bền vững thông minh với khí hậu (bằng việc hỗ trợ sản xuất, hàng hóa, đào tạo năng lực...), các dự án từ tổ chức IDH và SNV đã góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát triển sinh kế và an sinh xã hội. Từ đó, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lạc Dương.

Tại xã Đưng K’Nớ - địa phương khó khăn nhất của huyện Lạc Dương, ông Thân Văn Hữu - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã khẳng định: Từ các nguồn hỗ trợ, người dân đã từng bước xóa bỏ tâm lý trông chờ, ỷ lại. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục ổn định và phát triển, người dân đã đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chú trọng phát triển thâm canh cây cà phê phù hợp với trình độ canh tác của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

VIỆT QUỲNH

Nguồn: baolamdong.vn

Lượt xem: 1.045
Liên quan
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 006203826
  •  Đang online: 241
  •  Trong tuần: 14.152
  •  Trong tháng: 229.700
  •  Trong năm: 2.807.739