NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Hội LHPN huyện Lạc Dương thực hiện có hiệu quả phong trào hỗ trợ phụ nữ thoát nghèo In trang
19/10/2022 08:55 SA

Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta. Những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN)  huyện Lạc Dương đã cụ thể hóa chủ trương đó bằng những hoạt động thiết thực, giúp nhiều phụ nữ nghèo vươn lên ổn định cuộc sống.  

Tại tổ dân phố Bon Đưng II, chị Păng Ting K’ Grin là một trong số những hội viên phụ nữ nghèo ở thị trấn Lạc Dương bao năm nay chưa xóa được nhà tạm. Với hoàn cảnh đông con, thu nhập từ trồng cà phê không ổn định, cuộc sống của gia đình chị Grin luôn rơi vào khó khăn. Nắm bắt được hoàn cảnh của gia đình, đầu năm 2022, hội LHPN thị trấn Lạc Dương đã kịp thời  tham mưu, đề xuất Hội LHPN huyện xem xét hỗ trợ cho gia đình chị Grin xây nhà ở mới từ nguồn kinh phí hỗ trợ 50 triệu đồng của Hội LHPN tỉnh nhằm giải quyết khó khăn trước mắt về nhà ở, giúp gia đình an cư để lập nghiệp. Nhờ có sự động viên, hỗ trợ của hội cùng với sự quan tâm giúp đỡ của anh em họ hàng, đến nay gia đình chị Grin đã xây dựng được căn nhà khang trang vững chắc, đảm bảo chỗ ăn, chỗ ở cho 7 thành viên trong gia đình, không còn tình trạng nhà dột nát như trước đây. Có nhà ở, gia đình chị Grin cảm thấy có động lực hơn để vươn lên trong sản xuất, cuộc sống hiện nay tuy chưa thực sự khá giả nhưng cũng không còn khó khăn như trước.

Chị Păng Ting K’ Grin (đứng thứ 5 từ trái qua) trong buổi lễ trao tặng “mái ấm tình thương” năm 2022
Chị Păng Ting K’ Grin (đứng thứ 5 từ trái qua) trong buổi lễ trao tặng “mái ấm tình thương” năm 2022

Còn đối với chị Kră Jăn K’ Siêm, hội viên phụ nữ tại thôn 1 xã Đạ Sar, đã rất vui mừng vì gần 1 năm nay không còn nằm trong danh sách hộ nghèo của hội. Với hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chồng mất sớm vì mắc bệnh hiểm nghèo để lại cho người phụ nữ trẻ 28 tuổi gánh nặng gia đình với 3 đứa con thơ đang tuổi ăn tuổi học. Không có đất sản xuất, cuộc sống của 3 mẹ con chị Siêm chủ yếu dựa vào số tiền ít ỏi đi làm thuê hàng tháng. Xét thấy hoàn cảnh khó khăn của chị Siêm, năm 2021, các cấp chính quyền, đoàn thể từ huyện đến xã và các tổ chức, cá nhân hảo tâm đã quan tâm hỗ trợ, giúp chị dựng 1 căn nhà gỗ vững chắc để ở với tổng kinh phí 150 triệu đồng; ngoài ra, chị còn được hỗ trợ 2 con bò giống trị giá 30 triệu đồng để phát triển chăn nuôi và một số vật dụng sinh hoạt trong gia đình. Sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền và hội là động lực giúp chị Siêm nỗ lực vươn lên bằng cách chăm chỉ tăng ca làm thêm, nâng nguồn thu nhập để chính thức xóa tên khỏi danh sách hộ nghèo từ năm 2021. chị Kră Jăn K’ Siêm chia sẻ: “Tôi rất cảm ơn chính quyền huyện, xã Đạ Sar, các đoàn thể và nhà hảo tâm đã quan tâm giúp gia đình có một mái ấm vững chắc, đồng thời còn hỗ trợ cho gia đình nguồn sinh kế để phát triển kinh tế gia đình. Tôi cũng rất vui vì với sự hỗ trợ này, 3 mẹ con tôi đã thoát được nghèo, tôi sẽ cố gắng chăng chỉ làm ăn để nuôi các con ăn học, xứng đáng với sự quan tâm của các cấp ngành, địa phương”.  

Hội LHPN huyện Lạc Dương hiện đang quản lý hơn 4.580 hội viên phụ nữ, trong đó 80% hội viên làm nghề nông nghiệp. Để giúp chị em phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, những năm qua, hội đã tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn chị em thực hiện các mô hình phát triển kinh tế phù hợp với thực tế ở địa phương. Bên cạnh đó, hội đã đẩy mạnh tín chấp vay vốn ngân hàng, tạo điều kiện cho hội. Chị Bon Jô Liên - Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện cho biết một số giải pháp của hội: Để góp phần cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo, những năm qua, Hội LHPN Huyện luôn trăn trở tìm nhiều giải pháp để giúp hội viên của mình vươn lên phát triển kinh tế làm chủ cuộc sống. Theo đó, ngoài việc phối hợp tốt với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng NN&PTNT huyện trong việc tìm nguồn vốn vay ưu đãi cho hội viên, chúng tôi còn tích cực phối hợp với cơ quan chuyên môn mở các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt; triển khai thực hiện các mô hình kinh tế để chị em được tiếp cận, thay đổi tư duy sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả. Bên cạnh đó, trong tổ chức hội phụ nữ từ huyện đến cơ sở còn phát động nhiều phong trào giúp đỡ hội viên nghèo, hội viên có hoàn cảnh khó khăn như phong trào nuôi heo đất, hũ gạo tiết kiệm, giúp nhau con giống, cây trồng vật nuôi, gây dựng quỹ ″mái ấm tình thương″, ″tiếp sức niềm tin″…qua đó đã huy động nguồn lực đáng kể để giúp hội viên vươn lên phát triển kinh tế gia đình”.      

Mô hình liên kết trồng Atiso do Hội LHPN huyện phối hợp với hội LHPN tỉnh triển khai trong hội viên phụ nữ xã Đạ Sar mang lại hiệu quả kinh tế khá ổn định và hiện nay đang tiếp tục được nhân rộng
Mô hình liên kết trồng Atiso do Hội LHPN huyện phối hợp với hội LHPN tỉnh triển khai trong hội viên phụ nữ xã Đạ Sar mang lại hiệu quả kinh tế khá ổn định và hiện nay đang tiếp tục được nhân rộng

Tính đến tháng 10/2022, trong toàn hội phụ nữ huyện đã có 1.638 lượt hội viên được giải quyết vay vốn ưu đãi tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội với tổng dư nợ hơn 105 tỷ đồng; 148 hộ gia đình ở xã Đạ Sar và xã Đạ Nhim được giải quyết cho vay hơn 15 tỷ đồng tại Ngân hàng NN&PTNT huyện. Ngoài ra, hàng năm có hàng chục lượt hội viên phụ nữ được vay vốn giải quyết việc làm từ nguồn vốn ưu tiên của huyện, của Hội LHPN tỉnh, qua đó hỗ trợ đáng kể cho các mô hình phát triển kinh tế của chị em được thực hiện có hiệu quả, giúp chị em hội viên các xã vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào DTTS từng bước thay đổi tư duy, tập quán canh tác sản xuất, tích cực chuyển đổi cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình là mô hình “Trồng cây dược liệu atiso” tại xã Đạ Sar, tạo nguồn thu nhập cho hội viên khoảng 80-90 triệu đồng/1 sào/1 năm, hiện nay đang tiếp tục được nhân rộng; mô hình “Trồng khoai môn xen canh trong vườn cà phê” của chị em phụ nữ xã vùng sâu Đưng K’Nớ, tăng thêm nguồn thu nhập cho mỗi hộ từ 10-30 triệu đồng năm, tùy theo diện tích; mô hình “Trồng khoai lang Nhật và bắp cao sản” triển khai tại xã Đạ Chai, mỗi vụ cho thu nhập từ 20-30 triệu đồng/sào; hay các mô hình “Chi hội phụ nữ giúp hội viên thoát nghèo ”, quỹ “tiếp sức niềm tin” , quỹ “mái ấm tình thương”, “tặng thẻ BHYT”… và nhiều hoạt động hỗ trợ khác của hội thực sự là chỗ dựa vững chắc cho hội viên trong quá trình phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Nhờ đó mà đến cuối năm 2021, tỷ lệ hội viên nghèo theo tiêu chí đa chiều trong toàn hội đã giảm xuống còn 1,17%; kết quả này đã góp phần không nhỏ vào việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương.

N.H

Lượt xem: 703
Liên quan
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 006221795
  •  Đang online: 44
  •  Trong tuần: 32.121
  •  Trong tháng: 247.669
  •  Trong năm: 2.825.708