NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Mở rộng vùng sản xuất dược liệu ở Lạc Dương In trang
23/03/2023 01:41 CH

(LĐ online) -  Huyện Lạc Dương vừa xác định các nhóm giải pháp chiến lược mở rộng vùng sản xuất dược liệu nhằm phát huy lợi thế thổ nhưỡng, khí hậu cao nguyên, góp phần chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động trên địa bàn.

HIỆU QUẢ BAN ĐẦU

Kế hoạch đến năm 2030, huyện Lạc Dương phát triển khoảng 10 ha sâm Việt Nam
Kế hoạch đến năm 2030, huyện Lạc Dương phát triển khoảng 10 ha sâm Việt Nam

Tính đến tháng 2/2023, diện tích sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện Lạc Dương ước đạt 55 ha. Trong đó phân bổ 50 ha cây atiso tại thị trấn Lạc Dương và xã Lát, xã Đạ Sar, xã Đạ Nhim; 3 ha cây đẳng sâm xã Đạ Chais; 2 ha cây đương quy xã Đạ Nhim; 0,3 ha cây sâm Việt Nam (sâm Ngọc Linh) xã Đạ Chais. Sản lượng bình quân hàng năm đối với cây atiso ước đạt 1.200 tấn; đương quy 40 tấn; đẳng sâm 35 tấn. Đặc biệt, cây sâm Việt Nam sản xuất khoảng 2 năm vừa qua với diện tích 0,3 ha, ước đạt sản lượng 130 kg/năm.

Đến nay, toàn huyện Lạc Dương phát triển 4 chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ chủ yếu sản phẩm dược liệu atiso và đương quy. Đó là chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ atiso tại 2 xã Đạ Sar, Đạ Nhim giữa Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng (Ladophar) với 10 hộ trồng 5 ha; Công ty TNHH Vĩnh Tiến với 40 hộ trồng 4 ha; Công ty TNHH Trà Ngọc Duy với 20 hộ trồng 2 ha. Riêng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ đương quy giữa Hợp tác xã Dược liệu và Du lịch Đạ Nhim với 8 hộ sản xuất 2 ha đang tiếp tục hoạt động tại địa bàn xã Đạ Nhim.

Qua đánh giá của các cơ quan chuyên trách cho thấy, với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu ôn đới thuận lợi, cây atiso sản xuất tại Lạc Dương có hàm lượng dược tính cao nhất, nhờ vậy đã trở thành cây trồng bản địa tại địa phương. Đáng kể, từ năm 2014 đến nay, cây sâm Việt Nam đưa vào trồng thử nghiệm tại xã Đạ Chais đạt tỷ lệ ra hoa, kết quả, tạo hạt và hạt nảy mầm, cây sống từ 80 đến 90%, hàm lượng saponin và khối lượng phát triển của thân và rễ đều vượt yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng.

Kết quả trồng sâm Việt Nam bằng hạt trong mái che nhân tạo và ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới trên độ cao 1.400 m tại huyện Lạc Dương đã cho năng suất, chất lượng cao và hàm lượng saponin vượt trội. Tương tự, cây đẳng sâm đến nay sinh trưởng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ những của huyện Lạc Dương.

GẮN SẢN XUẤT VỚI TIÊU THỤ

Mục tiêu đến năm 2030, huyện Lạc Dương huy động khoảng 232 tỷ đồng nguồn vốn mở rộng quy mô vùng nguyên liệu dược liệu khoảng 130 ha gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, phát triển diện tích cây atiso 100 ha, sản lượng lá, rễ, thân và hoa khoảng 10.000 tấn tươi, tập trung tại địa bàn các xã Đạ Sar (40 ha); Đạ Nhim (40 ha); xã Lát (10 ha); Đạ Chais (5 ha); thị trấn Lạc Dương (5 ha). Tiếp theo là cây đẳng sâm phát triển 10 ha, sản lượng khoảng 100 tấn tại thị trấn Lạc Dương (1 ha) và địa bàn các xã Đạ Sar (3 ha); Đạ Nhim (2 ha); Đạ Chais (2 ha), xã Đưng K’nớ (1 ha); xã Lát (1 ha). Và cây đương quy mở rộng diện tích 10 ha, sản lượng khoảng 100 tấn, phân bổ vùng nông nghiệp các xã Đạ Nhim (5 ha); Đạ Sar (3 ha); Đạ Chais (2 ha). Đối với cây sâm Việt Nam, dự kiến đến năm 2030 phát triển diện tích khoảng 10 ha, sản lượng khoảng 10 tấn tại địa bàn các xã Đạ Sar (5 ha); Đạ Nhim (2 ha); Đạ Chais (2 ha), Đưng K’nớ (1 ha). Trong đó, thành lập vườn ươm giống với quy mô 2 ha tại địa bàn xã Đạ Sar..

Theo UBND huyện Lạc Dương, giải pháp trọng tâm từ nay đến năm 2030 tập trung ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong nghiên cứu chọn tạo giống và kỹ thuật trồng, chăm sóc cho năng suất, chất lượng cao trong sản xuất, chế biến, nhằm tạo ra các sản phẩm dược liệu có sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, điều hành từ khâu nuôi trồng đến sản xuất, khai thác chế biến, sử dụng các sản phẩm dược liệu; tăng cường phối hợp với các tổ chức khoa học nghiên cứu nguồn gen và giống dược liệu để bảo tồn, phát triển; hỗ trợ đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, mã số vùng trồng; xây dựng chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm dược liệu; chuyển giao ứng dụng khoa học - công nghệ các khâu tạo giống, canh tác, chăm sóc, phòng trừ, kiểm soát dịch bệnh, bảo quản sau thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm dược liệu, đảm bảo các yêu cầu tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc gia, quốc tế trên thị trường nội tiêu và xuất khẩu...

VĂN VIỆT

Lượt xem: 320
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 003890206
  •  Đang online: 58
  •  Trong tuần: 23.143
  •  Trong tháng: 160.427
  •  Trong năm: 494.119