NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã In trang
07/09/2023 01:52 CH

(LĐ online) - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có chỉ thị về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh.

Lâm Đồng tăng cường công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã
Lâm Đồng tăng cường công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã

Theo UBND tỉnh, sau 3 năm thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã, công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực; số vụ và mức độ vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã có chiều hướng giảm; ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người dân tham gia quản lý, bảo vệ động vật hoang dã ngày càng được nâng cao; nhiều cá thể động vật hoang dã đã được các ngành chức năng giải cứu, cứu hộ và thả về môi trường tự nhiên hoặc bàn giao cho các trung tâm cứu hộ.

Tuy nhiên, tại một số địa phương vẫn còn xảy ra tình trạng săn bắt, vận chuyển, kinh doanh, nuôi nhốt, sử dụng, tiêu thụ trái phép các loài động vật hoang dã và các sản phẩm, dẫn xuất có nguồn gốc từ động vật hoang dã; đặc biệt là tình trạng bẫy, bắt, buôn bán, vận chuyển các loài chim hoang dã, di cư.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu: Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương xác định công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã là nhiệm vụ quan trọng phải thực hiện thường xuyên, liên tục để lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã có hiệu quả.

Thường xuyên duy trì, đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã bằng nhiều hình thức, biện pháp đảm bảo thiết thực, góp phần hạn chế vi phạm pháp luật lâm nghiệp nói chung và bảo vệ động vật hoang dã nói riêng; đồng thời, quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về ý thức chấp hành pháp luật, bảo vệ các loài động vật hoang dã, gương mẫu đi đầu trong việc không sử dụng, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã thuộc thẩm quyền hoặc phối hợp với các cơ quan có chức năng xử lý các hành vi vi phạm để góp phần răn đe, giáo dục chung trong Nhân dân.

Chủ tịch UBND các huyện, TP Đà Lạt và Bảo Lộc tăng cường tuyên truyền trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về bảo vệ các loài động vật hoang dã; quán triệt thực hiện 5 không: Không săn bắt, không vận chuyển, không buôn bán, không nuôi nhốt, không sứ dụng, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã và các sản phẩm có nguồn góc từ động vật hoang dã.

Tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra rừng để kịp thời phát hiện và ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm; đồng thời, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng trên địa bàn tăng cường kiểm tra các nhà hàng, quán ăn, các chợ, các địa điểm kinh doanh, trưng bày động vật hoang dã (nơi tiêu thụ động vật hoang dã và các sản phẩm từ động vật hoang dã); kiểm soát tình trạng vận chuyển, buôn bán chim hoang dã di động bằng xe gắn máy trên các tuyến đường nội thị, khu vực chợ, đền, chùa và các điểm tham quan du lịch trên địa bàn.

Tăng cường quản lý, kiểm soát các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây nuôi sinh sản, sinh trưởng các loài động vật hoang đã; nghiêm cấm việc gây nuôi động vật hoang dã không rõ nguồn gốc hoặc có nguồn gốc săn bắt từ tự nhiên; tổ chức rà soát, kiểm tra các điều kiện về an toàn trại nuôi, vệ sinh môi trường, thú y tại các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn để phòng tránh dịch bệnh cho người, động vật và bảo vệ môi trường.

Các đơn vị chủ rừng chịu trách nhiệm chính trước UBND tỉnh, UBND cấp huyện về diện tích rừng được giao, được thuê nhưng để xảy ra các điểm nóng về tình trạng săn bắn, bẫy bắt động vật hoang dã trái pháp luật. Tăng cường tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và động vật hoang dã nói riêng trong lâm phần quản lý; xây dựng và thực hiện nhiệm vụ bảo tồn động vật hoang dã theo phương án quản lý rừng bền vững; kịp thời phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức điều tra, xác minh, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm.

UBND tỉnh cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh Lâm Đồng, Bộ Chỉ huy Quân sự, Viện Kiểm sát Nhân dân, Tòa án Nhân dân, Cục Quản lý thị trường… triển khai các nhiệm vụ cụ thể để tăng cường công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

DIỄM THƯƠNG

Lượt xem: 705
Liên quan
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 006221519
  •  Đang online: 108
  •  Trong tuần: 31.845
  •  Trong tháng: 247.393
  •  Trong năm: 2.825.432