NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
VJBA: “Bà mối” của nhiều doanh nghiệp Nhật tới vùng đất tiềm năng dưới chân núi LangBiang In trang
11/09/2023 08:27 SA

Từ những hoạt động kết nối của VJBA, mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa huyện Lạc Dương và TP Yachiyo bước đầu đạt kết quả tích cực. Thêm nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã đến với vùng đất giàu tiềm năng dưới chân núi LangBiang nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung, để kết nối giao thương, hợp tác đầu tư.

Quả ngọt đầu mùa

Vừa qua, một số doanh nghiệp hội viên Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản (VJBA), đã đến chào xã giao ông Sử Thanh Hoài - Bí thư Huyện uỷ Lạc Dương, nhân chuyến làm việc và kết nối giao thương tại tỉnh Lâm Đồng.

Ông Sử Thanh Hoài - Bí thư Huyện uỷ Lạc Dương và bà bà Đinh Anh Minh - Uỷ viên Ban chấp VJBA, Giám đốc Công ty Aikai Group.
Ông Sử Thanh Hoài - Bí thư Huyện uỷ Lạc Dương và bà bà Đinh Anh Minh - Uỷ viên Ban chấp VJBA, Giám đốc Công ty Aikai Group.

Sở dĩ có chuyến thăm này, theo bà Đinh Anh Minh - Uỷ viên Ban chấp VJBA, Giám đốc Công ty Aikai Group, là để “khoe” một số kết quả đã đạt được trong hợp tác song phương. Bởi khi là Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương, ông Hoài đã “thai nghén” cho quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp giữa huyện Lạc Dương và thành phố Yachiyo (tỉnh Ibaraki, Nhật Bản) - nơi doanh nghiệp của bà đặt trụ sở.

Cũng từ “mối lương duyên” này, nhiều doanh nghiệp của thành phố Yachiyo nói riêng, Nhật Bản nói chung, đã đến kết nối giao thương, tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư tại huyện Lạc Dương và đang tiếp tục lan toả ra một số địa phương khác của tỉnh Lâm Đồng. Điển hình là mới đây Aikai Group đã “bắt tay” với Công ty VOCo (Lạc Dương), đưa cà phê đặc sản Lâm Đồng chinh phục người tiêu dùng Nhật Bản.

Có lẽ do tiếp doanh nghiệp phương xa, nên Bí thư Lạc Dương, đã khéo léo chọn trà atiso và cà phê Arabica LangBiang làm thức uống mời khách, vừa có dụng ý “tiếp thị” cho hai sản phẩm thế mạnh của địa phương.

“Vượt qua rất nhiều rào cản về ngôn ngữ, văn hoá, khoảng cách, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19… tháng 10/2022, Lạc Dương – Yachiyo đã ký kết thoả thuận hợp tác hữu nghị. Ngay sau đó, môn thể thao bóng gậy gỗ của Nhật Bản đã được đưa về Lạc Dương – là mô hình hợp tác hữu nghị trên lĩnh vực giao lưu văn hóa. Trên lĩnh vực kinh tế, hợp tác giữa Aikai Group và VOCo đã đạt được những thành công bước đầu. Đáp ứng được kỳ vọng của hai địa phương”, ông Sử Thanh Hoài mở đầu câu chuyện.

Hướng về một số doanh nghiệp lần đầu đến với Lạc Dương, ông chia sẻ thêm một số tiềm năng, thế mạnh và nét đặc trưng riêng có của vùng đất dưới chân núi LangBiang, như: độ cao trung bình từ 1.400-1.700m so với mặt nước biển, khí hậu mát mẻ quanh năm, độ che phủ rừng lên đến 85%.

Lạc Dương còn có 2 di sản được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới LangBiang (Lạc Dương là vùng lõi) và Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên - kiệt tác truyền khẩu, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Lạc Dương là địa phương bảo tồn và phát huy rất tốt di sản này, khi mỗi tối đón hàng ngàn du khách đến sinh hoạt văn hoá cồng chiêng.

Sản phẩm nông nghiệp của Lạc Dương luôn định vị ở phân khúc cao cấp. Trong đó, cà phê Arabica chất lượng cao đang chiếm khoảng 1/2 sản lượng của cả nước. Ngoài ra, còn nhiều sản phẩm khác có dư địa phát triển rất lớn, như: Hoa hồng LangBiang với khoảng 400ha; các sản phẩm từ Atiso để bồi bổ, chăm sóc sức khoẻ; dâu tây, cà chua bi được sản xuất hợp quy chuẩn xuất khẩu, giá thành rẻ hơn so với Nhật Bản và cá tầm nuôi tự nhiên với sản lượng hơn 2.000 tấn/năm…

Doanh nghiệp Nhật Bản rất quan tâm đến tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là nông sản của Lạc Dương.
Doanh nghiệp Nhật Bản rất quan tâm đến tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là nông sản của Lạc Dương.

Trong chuyến thăm và làm việc mới đây của ông Nomura Isamu - Thị trưởng thành phố Yachiyo, tại Lạc Dương, hai bên đã trao đổi 3 ý tưởng để cùng nhau nghiên cứu. Đó là, đưa học sinh cấp 3 của Yachiyo sang thăm Lạc Dương theo thông lệ; đưa nấm thông (một sản vật có nhiều ở Lạc Dương) sang Nhật vì ở Nhật, nấm thông là một loại đặc sản cao cấp và hình thành một làng Nhật đúng chuẩn tại Lạc Dương để phục vụ du khách khi đến Lâm Đồng.

“Bên cạnh các sản phẩm nông nghiệp của Lạc Dương còn rất nhiều dư địa để xuất khẩu sang Nhật, đây là 3 ý tưởng rất khả quan, mong doanh nghiệp hai bên quan tâm, nghiên cứu để có thể sớm hiện thực hoá. Đây sẽ là đòn bẩy thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hữu nghị song phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của hai địa phương”, Bí thư Huyện uỷ Lạc Dương chia sẻ.

Kết nối và lan toả

Từ sự gợi mở của lãnh đạo huyện Lạc Dương, bà Lê Thị Kiều Oanh - Giám đốc Công ty Japan Apple, cho biết, sẽ tìm hiểu, kết nối để đưa hoa hồng LangBiang và atiso sang thị trường Nhật Bản. Vì người Nhật rất yêu hoa và rất quan tâm đến sức khoẻ.

Bà Lê Thị Kiều Oanh - Giám đốc Công ty Japan Apple, chia sẻ nhu cầu tìm kiếm các loại sản phẩm nông nghiệp của Lạc Dương - Lâm Đồng để đưa vào thị trường Nhật Bản.
Bà Lê Thị Kiều Oanh - Giám đốc Công ty Japan Apple, chia sẻ nhu cầu tìm kiếm các loại sản phẩm nông nghiệp của Lạc Dương - Lâm Đồng để đưa vào thị trường Nhật Bản.

Cũng theo bà Kiều Oanh, trước khi đến Lạc Dương, đoàn đã đến làm việc với huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) và kết nối với một số doanh nghiệp để tìm nguồn cung nông sản để đưa vào thị trường Nhật Bản.

“Là doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản lớn chuyên phân phối các sản phẩm nông sản Việt Nam như sầu riêng, ớt, sả, dừa tươi.... vào các hệ thống siêu thị lớn của Nhật Bản. Chúng tôi đang có nhu cầu đặt hàng sản lượng lớn và ổn định với mặt hàng sầu riêng, ớt chỉ thiên cay. Nếu vượt qua được các bài test để vào thị trường Nhật Bản, sản phẩm nông nghiệp Việt Nam sẽ được nâng cao giá trị”, Giám đốc Japan Apple chia sẻ.

Trong khi đó, theo ông Mori Kazuki - Giám đốc đại diện Công ty Food Force, doanh nghiệp đang kết hợp với VJBA và Aikai Group xây dựng, phát triển dự án Vietnamdeli với mục tiêu phát triển chuỗi 100 nhà hàng Việt Nam tại Nhật Bản trong 5 năm (2023-2028) và hướng tới mở rộng ra các quốc gia khác. Qua đó góp phần quảng bá, đưa văn hóa ẩm thực Việt Nam đến gần hơn với người dân Nhật Bản. Lấy ẩm thực làm cầu nối để giao lưu văn hóa, tăng cường sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa hai quốc gia.

Ông Mori Kazuki - Giám đốc đại diện Công ty Food Force, chia sẻ về dự án Vietnamdeli.
Ông Mori Kazuki - Giám đốc đại diện Công ty Food Force, chia sẻ về dự án Vietnamdeli.

“Chúng tôi mong muốn thông qua những trải nghiệm ẩm thực, người dân Nhật Bản sẽ biết nhiều hơn đến các loại nông sản, thực phẩm chất lượng cao của Việt Nam. Từ đó góp phần mở rộng xúc tiến thương mại và thúc đẩy ngành du lịch phát triển”, Giám đốc đại diện Công ty Food Force kỳ vọng.

Ông Mori Kazuki cũng cho biết thêm, Food Force cũng đang làm việc với Trường Đại học Yersin Đà Lạt để triển khai việc hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm giải quyết vấn đề thiếu nhân lực tại Nhật Bản, đặc biệt là trong các ngành nghề dịch vụ, nhà hàng, sản xuất thực phẩm. Từ đó góp phần tạo ra công ăn việc làm ổn định cho người lao động Việt Nam.

“Là doanh nghiệp chuyên trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm và dịch vụ nhà hàng, chúng tôi đang hợp tác với một doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại bánh truyền thống của người Nhật tại Shizouka để phát triển chuỗi cửa hàng Việt Nam. Do đó rất muốn tìm các loại nông sản Việt Nam nói chung và Lạc Dương – Lâm Đồng nói riêng để làm các loại bánh. Đây cũng là một kênh rất tốt để tiêu thụ các loại nông sản Việt Nam”, ông Mori Kazuki chia sẻ.

Ông Sử Thanh Hoài tiếp thị sản phẩm OCOP huyện Lạc Dương với doanh nghiệp Nhật Bản.
Ông Sử Thanh Hoài tiếp thị sản phẩm OCOP huyện Lạc Dương với doanh nghiệp Nhật Bản.

“Được lời như cởi tấm lòng”, dù nằm ngoài chương trình, ông Sử Thanh Hoài vẫn nhất định mời các doanh nghiệp Nhật Bản đến tham quan, trải nghiệm Trung tâm giới thiệu sản phẩm OCOP Lạc Dương. Đây được xem là một “Lạc Dương thu nhỏ” với không gian văn hoá bản địa, không gian cà phê doanh nhân và đặc biệt là nơi quy tụ các loại nông đặc sản thế mạnh của địa phương.

“Tôi muốn các bạn được thấy tận mắt, sờ tận tay và cảm nhận được những gì tôi vừa chia sẻ. Hy vọng những tiềm năng, thế mạnh và nét đặc trưng của nơi đây sẽ thôi thúc các bạn quay trở lại và giữ chân các bạn với các dự án hợp tác đầu tư, cùng nhau phát triển. Để quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp Lạc Dương - Yachiyo ngày càng khởi sắc, mang lại nhiều giá trị và lan toả ngày càng sâu rộng hơn”, Bí thư Huyện uỷ Lạc Dương chia sẻ.

(Theo Viên Hữu/doanhnghiep.vn)

Lượt xem: 352
Liên quan
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 006351979
  •  Đang online: 186
  •  Trong tuần: 31.892
  •  Trong tháng: 31.892
  •  Trong năm: 31.892