NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Đưng K’Nớ với tiềm năng, lợi thế phát triển Làng du lịch cộng đồng. In trang
30/01/2024 11:18 SA

Đưng K’Nớ là xã vùng sâu của huyện Lạc Dương, nơi đây có khí hậu trong lành với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp cùng những nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số, tạo nên bức tranh sinh hoạt cộng đồng đa dạng, phong phú, được coi là tiềm năng lớn cho việc phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.

.
.

Cách trung tâm huyện Lạc Dương khoảng 60 km về phía Tây Bắc, xã Đưng K’Nớ có tổng diện tích tự nhiên gần 19.860 ha, trong đó hơn 90% diện tích là đất rừng. Nơi đây có trên 94% dân số là đồng bào dân tộc Kơ Ho, hiện vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc bản địa như: nhà ở, trang phục, ngôn ngữ, phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống và các làng nghề thủ công.

Theo con đường quanh co, hai bên là rừng thông xanh bạt ngàn, xã Đưng K’Nớ hấp dẫn du khách với những nếp nhà gỗ đơn sơ mộc mạc, ẩn hiện trong làn sương mù. Tới đây, du khách được đắm mình trong thiên nhiên hoang sơ của núi rừng, làng bản, thưởng thức khí hậu trong lành, mát mẻ, không gian thanh bình yên tĩnh, tách biệt hoàn toàn phố thị ồn ào đông đúc. Sở hữu hệ sinh thái rừng phong phú, đa dạng với tổng diện tích lên đến 17.500 ha, nằm trong Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang, hầu hết diện tích rừng trên địa bàn xã đều là rừng đặc dụng, có nhiều động vật, thực vật đặc hữu, Đưng K’Nớ là địa bàn lý tưởng để tổ chức các tour trải nghiệm, khám phá núi rừng hùng vĩ, săn mây, nghiên cứu khoa học …Tại tiểu khu 61, du khách có thể tham quan, khám phá khu rừng thông 2 lá dẹt hàng trăm năm tuổi quý hiếm; tham quan các công trình Hồ Thủy điện Krông Nô, Thủy điện Ya Ta Siên, Thác Liêng Treng, Thác Liêng Đang…

Cảnh quan rừng tự nhiên và hệ thống sông, suối, hồ thủy điện trên địa bàn xã Đưng K’Nớ
Cảnh quan rừng tự nhiên và hệ thống sông, suối, hồ thủy điện trên địa bàn xã Đưng K’Nớ

Không chỉ hấp dẫn du khách bởi cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên rừng phong phú, Đưng K’ Nớ còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa độc đáo như: văn hóa cồng chiêng, văn hóa tâm linh, lễ hội, văn hóa canh tác, văn hóa trang phục, văn hóa ẩm thực.…Đến đây du khách sẽ được hòa mình vào những nhịp chiêng, những điệu xoang, những lời hát ru, hát dân ca, các nghi lễ truyền thống của dân tộc; thưởng thức các món ăn dân dã do bà con tự sản xuất, được tham quan thực tế các làng nghề. Hiện 3/4 thôn của xã vẫn còn bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống, nghề đan lát và nấu rượu cần; trong đó, nghề dệt thổ cẩm, hiện có khoảng 50 hộ vẫn duy trì, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sản phẩm thổ cẩm của xã Đưng K’Nớ được trang trí hoa văn, họa tiết rất mới lạ, độc đáo, tạo nét riêng của địa phương. Đối với nghề đan lát, hiện có 20 hộ duy trì; các sản phẩm chủ yếu là các vật dụng đơn giản hàng ngày phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân như: gùi, rổ, rá, nơm, nia, đó… được làm từ tre và lồ ô sẵn có tại địa phương.

Thổ cẩm truyền thống - một trong những sản phẩm dệt thủ công của người dân xã Đưng K’Nớ
Thổ cẩm truyền thống - một trong những sản phẩm dệt thủ công của người dân xã Đưng K’Nớ

Phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, xã Đưng K Nớ đã tập trung phát triển chăn nuôi, trồng trọt, tập trung vào các sản phẩm có thế mạnh của địa phương như: cà phê arabica, chuối la ba, lúa rẫy, cá tằm, heo dân tộc, gà vườn, bò địa phương, khai thác măng rừng, tiêu rừng, mật ong rừng Pơ Kao… Qua đó, góp phần cung cấp các thực phẩm sạch cho du khách đồng thời khách tham quan cũng có thể trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp với bà con địa phương, cùng trải nghiệm đi hái măng rừng, khai thác mật ong rừng…

Mật ong Pơ Kao - sản phẩm OCOP  của xã Đưng K’Nớ
Mật ong Pơ Kao - sản phẩm OCOP  của xã Đưng K’Nớ

Về cơ sở hạ tầng của xã vùng sâu Đưng K’Nớ hiện nay đã được đầu tư khá đồng bộ, đặc biệt là hệ thống giao thông không còn khó khăn, cách trở như trước tạo thuận lợi trong việc kết nối, giao thương giữa các vùng, nhất là tới đây khi tuyến đường tỉnh lộ 772 từ xã Đưng K’Nớ đi huyện Đam Rông xây dựng hoàn thành, kết nối tỉnh Lâm Đồng với tỉnh Đăk Lăk, sẽ thúc đẩy mở rộng liên kết phát triển du lịch giữa địa phương với các địa bàn lân cận.

Đồng chí Thân Văn Hữu - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Đưng K’Nớ cho biết: “Huyện ủy, HĐND, UBND đã ban hành Nghị quyết xây dựng Làng du lịch cộng đồng xã Đưng K’Nớ. Trên cơ sở đó, UBND xã Đưng K’Nớ đã xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trên địa bàn xã Đưng K’ Nớ, giai đoạn 2023 - 2025. Trong đó, sẽ thí điểm Mô hình du lịch cộng đồng trên địa bàn thôn 1 và thôn 2. Theo định hướng sẽ tập trung phát triển các loại hình du lịch, dịch vụ tại địa phương. Tập trung khôi phục làng nghề đan lát, dệt thổ cẩm, rượu cần tại thôn 1, thôn 2 phục vụ cho khách du lịch tìm hiểu, trải nghiệm và nghiên cứu. Tập trung bảo tồn, phục dựng và duy trì các Lễ hội, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, ẩm thực đặc trưng, trang phục truyền thống và hoạt động sản xuất nông nghiệp của địa phương, các đặc sản như mật ong rừng, măng rừng, chuối la ba, lúa rẫy, các sản phẩm truyền thống: thổ cẩm, đan lát từ mây tre … để phục vụ khách du lịch thông qua các trải nghiệm thực tế.”

Có thể khẳng định các sản phẩm du lịch ở xã vùng sâu Đưng K’Nớ của huyện Lạc Dương rất đa dạng và phong phú theo hướng đặc trưng bản địa, tạo cho du khách cảm giác khác biệt, không giống với các địa phương khác. Đây là cơ sở quan trọng để chính quyền địa phương và người dân sớm tạo ra các sản phẩm du lịch cộng đồng mang bản sắc riêng, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập cho người dân xã Đưng K’Nớ.

Nguyễn Hiền

Lượt xem: 747
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 006239057
  •  Đang online: 81
  •  Trong tuần: 49.383
  •  Trong tháng: 264.931
  •  Trong năm: 2.842.970