NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Lạc Dương: Chất lượng giáo dục - đào tạo tiếp tục được nâng lên In trang
06/09/2024 08:10 SA

(LĐ online) - Với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ những người làm công tác giáo dục, năm học 2023 - 2024 vừa qua, ngành Giáo dục huyện Lạc Dương đã có những bước chuyển biến tích cực, toàn diện ở tất cả cấp học. Trong đó, chất lượng giáo dục đại trà được duy trì củng cố, giáo dục mũi nhọn được nâng cao, phương pháp giáo dục đổi mới theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh được triển khai sâu rộng...

Học sinh trường vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS huyện Lạc Dương đón chào năm học mới
Học sinh trường vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS huyện Lạc Dương đón chào năm học mới

Năm học 2023-2024, quy mô giáo dục - đào tạo của huyện Lạc Dương từng bước được sắp xếp lại hợp lý, thuận lợi hơn cho người dân, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của Nhân dân. Theo Phòng Giáo dục Đào tạo (GD&ĐT) huyện, trong năm học đã sắp xếp, sáp nhập giảm 1 trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) huyện, nhập về trường PTDTNT tỉnh. Hiện toàn huyện có 20 trường học, gồm 7 trường mầm non, 6 trường tiểu học, 1 trường TH&THCS, 3 trường trung học cơ sở (THCS), 2 trường THCS&THPT, 1 trường trung học phổ thông (THPT). Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ, từng bước hiện đại. Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia được chú trọng quan tâm, hiện nay, toàn huyện duy trì 17/17 trường trực thuộc đạt chuẩn quốc gia.

Ngành Giáo dục - đào tạo huyện đã tập trung đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giáo dục các cấp học. Chất lượng dạy và học luôn được duy trì ổn định, từng bước được nâng lên vững chắc. Công tác phổ cập giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và xoá mù chữ được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Công tác vận động học sinh ra lớp và duy trì sĩ số được thực hiện thường xuyên: bậc mầm non và tiểu học đạt 100%, THCS đạt 98,7%, THPT đạt 97,7%. Nhiều năm trở lại đây, tỷ lệ học sinh lớp 12 của huyện đậu tốt nghiệp THPT đạt 100%. Chất lượng giáo dục đại trà được củng cố, ổn định, chất lượng mũi nhọn được nâng lên. Trong năm học 2023-2024, toàn huyện có 22/43 học sinh tham gia đạt học sinh giỏi cấp huyện, 4 học sinh giỏi cấp tỉnh; 5/6 trường có cấp THCS tham gia Cuộc thi Khoa học - kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp huyện với 8 dự án, qua đó chọn 3 dự án tham gia dự thi cấp tỉnh, kết quả đoạt 2 giải cấp tỉnh gồm 1 giải Nhì và 1 giải Tư; có 10 sản phẩm dự thi cấp huyện, 1 sản phẩm đoạt giải cấp tỉnh Cuộc thi Học sinh với ý tưởng khởi nghiệp; có 75 bài dự thi cấp huyện, 4 bài đoạt giải cấp tỉnh Cuộc thi Sáng kiến đảm bảo trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em...

Là địa phương có học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm tỷ lệ cao, nhưng trong năm học 2023-2024, ngành Giáo dục huyện đã huy động trên 17% trẻ nhà trẻ, 85% trẻ mẫu giáo DTTS đến trường. 100% trường, lớp mầm non, mẫu giáo thực hiện Chương trình giáo dục mầm non quốc gia phù hợp với văn hóa vùng, miền của trẻ; 7/7 trường mầm non triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học vùng đồng bào DTTS trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ”. Cấp tiểu học có trên 65% học sinh DTTS, các trường tiểu học trên địa bàn tiếp tục triển khai tài liệu tăng cường tiếng Việt cho trẻ em DTTS từ lớp 1 đến lớp 5, đặc biệt cho trẻ em 5 tuổi người DTTS trước khi vào học lớp 1. Cấp THCS có 62,02% học sinh DTTS, trong năm học qua ngành Giáo dục huyện đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và rèn luyện cho học sinh DTTS; đồng thời chỉ đạo các trường học tổ chức dạy học 2 buổi/ngày để tăng cường thời lượng phụ đạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, thể dục thể thao... góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Chất lượng giáo dục dân tộc cấp THCS ổn định, có tăng so với cùng kỳ năm học trước.

Đặc biệt, ngành Giáo dục huyện tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính trong giáo dục và đào tạo. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản trị nhà trường và tổ chức dạy học được Phòng GD&ĐT huyện chú trọng, trở thành nhiệm vụ trọng tâm đột phá giúp giáo viên và học sinh tiếp cận được những nội dung, phương pháp giáo dục hiện đại một cách nhanh nhất. Triển khai hệ thống thư viện điện tử; sử dụng phần mềm quản lý trường học, sổ điểm điện tử, học bạ điện tử và ký số hồ sơ sổ sách điện tử bằng VNPT SmartCA. Tỷ lệ thu không dùng tiền mặt năm học 2023-2024 đạt 82% theo Đề án 06; triển khai kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức 2 đạt gần 100%...

Bà Nguyễn Thị Thủy - Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Lạc Dương cho hay, năm học 2024-2025, ngành Giáo dục huyện triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm với một số nội dung cụ thể. Trong đó, tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục. Đồng thời, củng cố, duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, xóa mù chữ và từng bước phấn đấu đạt chuẩn mức độ cao hơn để nâng cao chất lượng giáo dục. Ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông vùng đồng bào DTTS, ưu tiên củng cố, phát triển trường phổ thông có học sinh bán trú, các trung tâm học tập cộng đồng các xã vùng đồng bào DTTS.

Cùng với đó, tăng cường hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng, duy trì trường đạt chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông. Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục bảo đảm đủ số lượng và nâng cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo...

TUẤN HƯƠNG

Lượt xem: 119
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 006195856
  •  Đang online: 125
  •  Trong tuần: 6.182
  •  Trong tháng: 221.730
  •  Trong năm: 2.799.769