NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Lấy phiếu tín nhiệm, một quy trình quan trọng trong công tác cán bộ In trang
30/10/2024 08:12 SA

Sau khi lấy phiếu tín nhiệm, đã có những cán bộ lãnh đạo phải xin từ chức vì phiếu tín nhiệm thấp. Đây là một hiện tượng đáng mừng bởi việc lấy phiếu tín nhiệm nếu được tiến hành thường xuyên, nghiêm túc, công bằng, minh bạch sẽ giúp đội ngũ cán bộ tự điều chỉnh, khắc phục những hạn chế, thiếu sót để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thực ra, quy định về việc cho thôi chức, từ chức đối với cán bộ không phải là hoàn toàn mới. Ngay từ năm 1997, khi Trung ương ban hành nghị quyết Hội nghị Trung ương 3, khóa VIII về "Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh” đã có quy định "xây dựng và thực hiện tốt chế độ miễn nhiệm, từ chức, cho thôi việc, thay thế cán bộ kém phẩm chất, năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ...". Năm 2009, Trung ương ban hành Quy định 260 về "Việc thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ". Năm 2018, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy định số 08 về "Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương". Trong Quy định số 08 có nội dung là cán bộ, đảng viên "chủ động xin từ chức khi thấy mình không còn đủ điều kiện, năng lực, uy tín để thực hiện nhiệm vụ" và gần đây là Quy định số 41, ngày 3/11/2021 của Bộ Chính trị về việc "Miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ". Như vậy có thể thấy việc xin thôi chức, cho thôi chức đã có quy định và không mới, song nhìn lại việc thực hiện nội dung này suốt thời gian qua có thể không khó để nhận ra là việc thực hiện đã không như mong muốn.

Thỉnh thoảng ta vẫn nghe thấy, đọc thấy một vị lãnh đạo nào đó ở… tận châu Âu xin từ chức vì vướng vào một vụ lùm xùm nào đó, thậm chí đoàn tàu bị lật thì ông bộ trưởng đường sắt liền xin từ chức dù chỉ là chịu trách nhiệm người đứng đầu. Khi ấy nhiều người lại ước ao, giá mà… Tất nhiên, với những người nêu trên, từ chức chỉ là bước mà họ phải làm ngay để cố giữ gìn và vớt vát lại chút ít danh dự, liêm sỉ - điều vô cùng cần thiết của con người, nhất là những nhà lãnh đạo. Từ chức hay không từ chức thì những người ấy cũng bị báo chí mổ xẻ, nghị viện chất vấn và rồi vẫn… mất chức… Ở Việt Nam, câu chuyện lãnh đạo cao cấp từ chức để nhận sai lầm cũng đã từng có tiền lệ, trong đó có những người lãnh đạo hàng cao nhất của Đảng là Tổng Bí thư Trường Chinh (khi ấy Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng). Ông Trường Chinh từ chức để nhận sai lầm, khuyết điểm của mình trong việc để xảy ra sai lầm trong cải cách ruộng đất. Thế rồi, câu chuyện cán bộ từ chức, xin thôi chức mỗi lúc dần thưa và trở thành thứ xa xỉ. Có những vị cán bộ có nhiều dư luận không tốt, để xảy ra nhiều vi phạm ở ngành, địa phương mà mình quản lý song vẫn “bình chân như vại” và xem chuyện từ chức nhận trách nhiệm là việc ở… trời Tây. Nhiệm kỳ Đại hội XII, XIII của Đảng, đã có hàng chục nghìn cán bộ, đảng viên, trong đó có nhiều đồng chí giữ các cương vị lãnh đạo quan trọng bị xử lý kỷ luật, kể cả truy tố, tức là có nhiều sai phạm. Thế nhưng hầu như cho đến nay, ít nghe thấy cán bộ nào tự nhận và xin từ chức.

Trước đây, việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện theo Quy định số 262. Ngày 2/2/2023, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 96 về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị với nhiều nội dung bổ sung mới phù hợp với thực tiễn.

Thỉnh thoảng đâu đó chúng ta có nghe báo chí, truyền thông lên tiếng về những sai phạm của cán bộ, địa phương, thậm chí có những vụ việc các vị lão thành, hưu trí cũng lên tiếng một cách gay gắt song rồi vụ việc ầm ĩ một hồi và lại đâu vào đó như chưa hề có gì xảy ra. Kết quả là cán bộ để xảy ra sai phạm vẫn bình chân như vại. Chẳng qua khi ấy chúng ta chưa có những quy định cụ thể mang tính ràng buộc, bắt buộc. Với Quy định 69, nếu việc lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành thường xuyên thì sẽ góp phần cảnh tỉnh cán bộ khi họ vi phạm. Trong thực tế, có những vi phạm lúc ban đầu vốn không lớn, song do không được ngăn ngừa, cảnh tỉnh nên dần biến thành vi phạm lớn. Vì vậy, nếu như trước đây Quy định 262 chỉ quy định sẽ lấy phiếu giữa nhiệm kỳ, thường là năm thứ 3 thì với Quy định 96, việc lấy phiếu tín nhiệm được xác định là hoạt động thường xuyên và được lấy định kỳ, có nghĩa là 6 tháng hoặc 1 năm.

Đặc biệt, Quy định 96 nêu rõ, những trường hợp có trên 50% nhưng dưới 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp thì cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ đưa ra khỏi quy hoạch các chức vụ cao hơn; xem xét cho thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm, bố trí công tác khác hoặc cho từ chức hoặc tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm theo quy định. Những trường hợp có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên thì cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thực hiện miễn nhiệm chức vụ đang đảm nhiệm và bố trí công tác khác (thấp hơn) mà không chờ đến hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm. Như vậy có nghĩa là nếu sau khi lấy phiếu tín nhiệm mà cán bộ nào đó không đủ mức tín nhiệm theo quy định sẽ bị cơ quan có thẩm quyền xem xét việc cho từ chức hoặc miễn nhiệm chứ không đợi đến giữa nhiệm kỳ hay đến hết nhiệm kỳ.

Các nội dung này cũng sẽ được thực hiện đồng bộ với các quy định của Đảng như Quy định số 41 về từ chức, miễn nhiệm của cán bộ; Thông báo Kết luận số 20 về bố trí công tác đối với cán bộ sau khi bị kỷ luật. Theo Quy định 96 thì nếu người nào tín nhiệm thấp thì ngay lập tức cơ quan có thẩm quyền xem xét việc cho từ chức hoặc miễn nhiệm chứ không đợi đến giữa nhiệm kỳ hay đến hết nhiệm kỳ. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng và tác động lớn vì kết quả lấy phiếu tín nhiệm không chỉ là kênh để tham khảo như các quy định trước đây mà trở thành cơ sở, là căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền trong công tác cán bộ có các biện pháp xử lý tiếp theo. Có thể thấy đây là một quy định mang tính khả thi cao bởi sẽ góp phần răn đe, cảnh tỉnh những người có biểu hiện suy thoái, có biểu hiện vi phạm các quy định.

Có thể thấy rằng nội dung lấy phiếu tín nhiệm theo Quy định 96 rất rộng, bao gồm từ tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật; kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao với các tiêu chí cụ thể như: lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; tinh thần trách nhiệm trong công việc, thái độ phục vụ Nhân dân; liêm chính, trung thực, công tâm, khách quan trong thực hiện nhiệm vụ được giao; ý thức tổ chức kỷ luật, việc chấp hành các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương của Đảng về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; tính năng động, đổi mới, sáng tạo, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao…

Trước đây, Quy định 262 chỉ chia theo 3 nhóm là ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Ban Thường vụ cấp ủy các cấp và các chức danh khác. Lần này, Quy định 96 quy định rộng hơn gồm các chức danh cấp ủy và chức danh lãnh đạo quản lý trong hệ thống chính trị; các chức danh cán bộ do Quốc hội và HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Việc mở rộng đối tượng, phạm vi trong việc lấy phiếu tín nhiệm hiện nay là cần thiết bởi xây dựng Đảng gắn với xây dựng hệ thống chính trị.

Ngay sau khi Ban Chấp hành Trung ương ban hành Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; Ban Tuyên giáo Trung ương đã ban hành Hướng dẫn số 37, ngày 11/01/2022 về nghiên cứu, học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Kết luận, Quy định của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII); tổ chức đợt sinh hoạt chính trị về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị sâu rộng về “tự soi, tự sửa”. “Tự soi, tự sửa” là để đề cao tinh thần tự giác của đảng viên, lấy phiếu tín nhiệm để đề cao vai trò của tổ chức đối với sự gương mẫu, sáng tạo, tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên. Thực hiện cả hai phương diện này không ngoài mục đích để xây dựng, chỉnh đốn Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên ngày càng trong sạch, vững mạnh, vì nước, vì dân.

Còn nhớ, năm 1947, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang ở giai đoạn gay go, khốc liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”. Trong tác phẩm này, Người đã nghiêm khắc chỉ ra và phê phán những biểu hiện sai lầm, những khuyết điểm mà nếu không được kịp thời khắc phục sẽ nguy hại cho sự nghiệp cách mạng. Theo Người: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.

Người dân nhìn Đảng qua lăng kính của mình, đó là ở việc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước do Đảng lãnh đạo có đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng của Nhân dân hay không và đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng có thât sự vì dân hay không. Chúng ta không thể đòi hỏi một quy định, chính sách có thể đáp ứng ngay các kỳ vọng và quy định này cũng vậy. Tuy nhiên, trong thực tế việc lấy phiếu tín nhiệm theo Quy định 96 nếu thực hiện nghiêm, có hiệu quả việc lấy phiếu tín nhiệm còn là hồi chuông cảnh tỉnh cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo để không ngừng tu dưỡng rèn luyện, năng động sáng tạo vì tập thể, vì lợi ích chung.

(Theo VŨ TRUNG KIÊN/baolamdong.vn)

Lượt xem: 124
Liên quan
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 006518620
  •  Đang online: 305
  •  Trong tuần: 27.532
  •  Trong tháng: 198.533
  •  Trong năm: 198.533