NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Nghị định 147 - Đảm bảo an ninh thông tin và lành mạnh hóa không gian mạng In trang
17/12/2024 06:26 SA

(LĐ online) - Ngày 09/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 147/2024/NĐ-CP  về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; có hiệu lực thi hành từ ngày 25/12/2024. Nghị định 147 ra đời đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng và dư luận xã hội.

.
.

Theo Nghị định 147, phạm vi áp dụng sẽ bao gồm toàn bộ các tổ chức, cá nhân ở cả trong nước và nước ngoài có liên quan đến hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ trên Internet. Đây chính là hành lang pháp lý cho việc quản lý hoạt động của đại lý Internet, điểm truy nhập Internet công cộng và thiết lập cơ chế quản lý tên miền quốc gia “.vn”, nhằm bảo vệ an ninh mạng và đảm bảo tính minh bạch trên không gian mạng…

Thế nhưng, ngay sau khi Nghị định 147 được ban hành, nhiều phần tử cơ hội, chống phá đã cố tình vin vào với những lời lẽ thiếu thiện chí, những lập luận vô căn cứ… nhằm vu cáo Việt Nam xâm phạm quyền tự do ngôn luận.

Ở đây, phải nói tới bài viết: “Người dân sắp mất cả tiền lẫn tự do vì nghị định 147” của tác giả Cao Nguyên đăng trên Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 23/11 vừa qua.

Tác giả bài viết cố tình cho rằng: “Nghị định 147 sắp có hiệu lực, sẽ như “chiếc đinh đóng vào quan tài”, đánh dấu thêm một bước thắt chặt đối với tự do ngôn luận tại Việt Nam. Không dừng lại ở đó, ngay cả túi tiền của người dân cũng nằm trong diện bị kiểm soát”.

Rằng, Nghị định 147 như là “công cụ đàn áp tự do ngôn luận”; và, “cơ quan chức năng có thể lạm dụng quyền lực để truy cập trái phép vào thông tin cá nhân của người dân, gây ảnh hưởng đến quyền tự do ngôn luận và các quyền khác”.

Ngoài ra, một số tổ chức phản động, phần tử cơ hội, chống phá rêu rao rằng: “Với việc yêu cầu xác thực tài khoản, Chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị cho một cuộc càn quét mạng xã hội, buộc người dân phải im lặng trong sợ hãi; trù dập ai có quan điểm, ý kiến trái chiều; tạo động lực cho những người chỉ biết a dua, nịnh hót...”.

Rõ ràng, những luận điệu nêu trên là hoàn toàn sai trái, bịa đặt, với toan tính chia rẽ, làm mất lòng tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Thực tế, Việt Nam luôn tôn trọng những giá trị chân chính của quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận. Chính sách quản lý internet và mạng xã hội cũng rất cởi mở, thông thoáng. Tính đến đầu năm 2024, Việt Nam có khoảng 78,44 triệu người sử dụng Internet và 72,70 triệu người sử dụng mạng xã hội (73,3% dân số), thuộc top 20 thế giới.

Tự do ngôn luận được xem là quyền hiến định ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946: “Công dân Việt Nam có quyền: tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài” (Điều 10).

Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” (Điều 25).

Khung pháp lý của nước ta về quyền tự do ngôn luận cơ bản đầy đủ, đồng bộ, tương thích với luật pháp quốc tế về quyền con người.

Theo quy định tại Điều 19, Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) năm 1966 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc: “Việc thực hiện quyền tự do ngôn luận có thể phải chịu một số hạn chế nhất định và những hạn chế này cần được quy định bởi pháp luật, nhằm tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự, an toàn xã hội, sức khỏe hoặc đạo đức của xã hội”. Như vậy, theo quy định của pháp luật quốc tế, quyền tự do ngôn luận không phải là tuyệt đối.

Vì vậy, không được nhân danh quyền tự do ngôn luận để cố tình che đậy những việc làm sai trái. Tự do ngôn luận không đồng nghĩa với việc phát ngôn tùy tiện, ngang ngược mà phải được đặt trong khuôn khổ pháp luật và không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác cũng như lợi ích quốc gia.

Việc Chính phủ ban hành Nghị định 144 (thay thế cho Nghị định 72/2013/NĐ-CP và Nghị định 27/2018/NĐ-CP), quy định biện pháp thi hành việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng đối với dịch vụ, tài nguyên Internet; thông tin trên mạng; cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động; giám sát thông tin và ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng…; mục tiêu là nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong nước phát triển lành mạnh, cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài và tăng cường, bảo đảm an ninh thông tin.

Đồng thời, mở rộng phạm vi giám sát về nội dung, bao gồm cả nội dung trong các livestream và quảng cáo trên không giang mạng, vốn là những hình thức bán hàng online của cả triệu người…

Thời gian qua, việc kinh doanh trên Internet tại Việt Nam đang có những bước phát triển rất nhanh; song, cùng với đó là những vấn đề mới nảy sinh như mạo danh, lan truyền thông tin, quảng cáo xấu độc, lừa đảo trực tuyến, gian lận thương mại điện tử và tội phạm lừa đảo trên không gian mạng đang có xu hướng gia tăng.

Trong khi người dùng phải xác thực, chịu trách nhiệm về các nội dung, thông tin của mình thì các nền tảng cũng phải có những biện pháp bảo vệ thông tin sàng lọc nội dung xấu độc, bảo vệ thông tin người dùng, trên cơ sở đó để xây dựng và thúc đẩy một không gian số trách nhiệm, năng động và tích cực.

Do đó, việc Chính phủ ban hành Nghị định 147 là rất cần thiết; xuất phát từ yêu cầu về quản lý Nhà nước cũng như nhu cầu của người dân muốn quản lý chặt chẽ hơn các tài khoản mạng xã hội để hạn chế lừa đảo trực tuyến.

Rõ ràng, Nghị định 147 được Chính phủ ban hành nhằm xây dựng một môi trường mạng lành mạnh, hữu ích, ngăn chặn mọi hệ lụy tiêu cực cho xã hội. Điều này hoàn toàn phù hợp với các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia cũng như thực tiễn pháp lý ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Vì vậy, việc cố tình bịa đặt, xuyên tạc của các phần tử cơ hội, thế lực thù địch về Nghị định 147 của Chính phủ cần được lên án mạnh mẽ, nhằm thúc đẩy lành mạnh hóa không gian mạng.

SONG HOÀNG

Lượt xem: 24
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 006189615
  •  Đang online: 207
  •  Trong tuần: 207
  •  Trong tháng: 215.489
  •  Trong năm: 2.793.527