NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Lâm Đồng xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý dùng chung In trang
11/04/2025 07:32 SA

(LĐ online) - Dữ liệu không gian địa lý đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển công nghiệp 4.0, phát triển các chương trình số hóa như hiện nay. Thông tin không gian địa lý cũng giữ một vai trò quan trọng để phát triển thành phố thông minh, phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường... Trong xu thế đó, Lâm Đồng đã và đang triển khai xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu không gian địa lý dùng chung tỉnh Lâm Đồng để bắt nhịp kỷ nguyên mới.

Tỉnh Lâm Đồng đang xây dựng Đề án Xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý dùng chung
Tỉnh Lâm Đồng đang xây dựng Đề án Xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý dùng chung

Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nêu rõ nhiệm vụ chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ điện tử, hướng đến Chính phủ số, trong đó tập trung phát triển hạ tầng số phục vụ các cơ quan nhà nước một cách tập trung, thông suốt; tạo lập dữ liệu mở dễ dàng truy cập, sử dụng, tăng cường công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng, thúc đẩy phát triển các dịch vụ số trong nền kinh tế; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên thiết bị di động thông minh để người dân, doanh nghiệp có trải nghiệm tốt nhất về dịch vụ, nhanh chóng, chính xác, không giấy tờ, giảm chi phí; cải thiện chỉ số xếp hạng quốc gia về Chính phủ điện tử.

Thực tiễn triển khai chuyển đổi số tại các địa phương như: TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng cho thấy việc xây dựng kho dữ liệu số đóng vai trò quan trọng trong cải thiện chất lượng quản lý, giảm chi phí và tăng cường tính minh bạch. Các kho dữ liệu số tại các địa phương này không chỉ phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước mà còn hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tiếp cận thông tin dễ dàng hơn, thúc đẩy sự tham gia và giám sát của cộng đồng. Những kinh nghiệm từ các địa phương tiên phong này sẽ là bài học quý báu để tỉnh Lâm Đồng tham khảo và áp dụng vào quá trình triển khai đề án.

Việc xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu không gian địa lý dùng chung tỉnh Lâm Đồng không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn mở ra triển vọng dài hạn, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương; tạo nền tảng để triển khai các ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quản lý phát triển kinh tế xã hội, quản lý ngành nhằm thúc đẩy tiến trình xây dựng phát triển đô thị thông minh.

Đây sẽ trở thành công cụ nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi công vụ đối với các cơ quan quản lý nhà nước; đáp ứng nhu cầu khai thác, chia sẻ thông tin về phát triển đô thị đối với người dân và doanh nghiệp thực hiện việc tra cứu, phản ánh thông tin, đóng góp ý kiến, tham gia xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, xây dựng và quản lý xã hội. Từng bước thực hiện xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu tập trung kết nối liên thông ở cấp tỉnh và cấp cơ sở. Chia sẽ tích hợp dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia và làm cơ sở để từng bước thể chế hóa công tác tổ chức thiết lập, xây dựng quản lý cơ sở dữ liệu trên phạm vi toàn tỉnh đảm bảo tính đầy đủ, thống nhất, tránh chồng chéo.

Theo Sở Khoa học và Công nghệ, xây dựng Kho dữ liệu dùng chung của tỉnh Lâm Đồng sẽ được hình thành từ việc xây dựng Nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu cấp tỉnh nhằm thu thập, lưu trữ tập trung, tổng hợp, phân tích, xử lý dữ liệu về phát triển kinh tế - xã hội từ các nguồn khác nhau, từ đó tạo ra thông tin mới, dịch vụ dữ liệu mới phục vụ Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Hình thành Cổng dữ liệu cấp tỉnh, đây là đầu mối truy cập thông tin, dữ liệu trên môi trường mạng phục vụ việc công bố dữ liệu mở, cung cấp thông tin về chia sẻ dữ liệu của cơ quan nhà nước trong nội bộ tỉnh; cung cấp các tài liệu, dịch vụ, công cụ, ứng dụng xử lý, khai thác dữ liệu được công bố bởi các cơ quan nhà nước trong nội bộ tỉnh, sẵn sàng kết nối với Cổng dữ liệu quốc gia.

Hoàn thiện Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh là hệ thống cho phép tổng hợp tất cả các nguồn thông tin, dữ liệu của địa phương trên tất cả các lĩnh vực, cung cấp cái nhìn tổng thể theo thời gian thực đối với các đối tượng liên quan, qua đó giúp lãnh đạo các cấp thực hiện giám sát, chỉ đạo, điều hành trực tuyến và dựa trên dữ liệu nhằm tăng cường quản lý công, nâng cao hiệu lực quản trị, hiệu quả điều hành của các cấp chính quyền, nâng cao tương tác giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp; sẵn sàng kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành trực tuyến của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo kịch bản khi có yêu cầu. Là môi trường, công cụ giúp người sử dụng tương tác với các cơ quan nhà nước để sử dụng các dịch vụ Chính phủ số. Qua môi trường internet, người sử dụng có thể sử dụng các kênh giao tiếp sau: Cổng Dịch vụ công trực tuyến (ở quốc gia là Cổng Dịch vụ công quốc gia, ở các bộ, ngành, địa phương là các hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh); Cổng dữ liệu; Cổng/Trang thông tin điện tử các cơ quan nhà nước; Ứng dụng trên nền tảng thiết bị di động như: Ứng dụng Định danh điện tử (VNeID), Ứng dụng Bảo hiểm xã hội số (VssID)...; Kiosk tra cứu thông tin…

Đây cũng sẽ là nền tảng dữ liệu cho các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin chuyên ngành là các hệ thống được xây dựng, phát triển để phục vụ nhu cầu khai thác, sử dụng, quản lý, xử lý các yêu cầu nghiệp vụ chuyên ngành theo phạm vi, trách nhiệm quản lý nhà nước cho từng ngành, lĩnh vực của đơn vị, địa phương với đối tượng phục vụ là các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan nhà nước và công dân, doanh nghiệp, tổ chức.

Tỉnh Lâm Đồng đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ hoàn thiện các chính sách về đo đạc và bản đồ, đồng thời cập nhật cơ sở dữ liệu bản đồ địa lý quốc gia với độ chính xác cao, đáp ứng nhu cầu quản lý, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu.   

DIỄM THƯƠNG

Lượt xem: 14
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 007410193
  •  Đang online: 161
  •  Trong tuần: 18.610
  •  Trong tháng: 152.781
  •  Trong năm: 1.090.106