NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Xây dựng Ðảng trong vùng đồng bào DTTS nhân lên những nhịp cầu nối ý Ðảng - lòng dân In trang
07/10/2024 08:35 SA

Xây dựng tổ chức Đảng và phát triển đảng viên, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) góp phần củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên; qua đó đã thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Đối với vùng đất Nam Tây Nguyên, nơi 47 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm 24,54% dân số toàn tỉnh, việc xây dựng tổ chức Đảng và phát triển đảng viên trong vùng đồng bào DTTS thời gian qua đã được quan tâm thực hiện và đạt được những kết quả khá khởi sắc.

Bài 1: Chăm lo phát triển Đảng trong vùng đồng bào DTTS

Lâm Đồng là địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống, trong những năm qua, công tác xây dựng tổ chức Đảng và phát triển đảng viên vùng đồng bào DTTS luôn được các cấp ủy quan tâm lãnh đạo. Bởi phát triển tổ chức Đảng và đảng viên người DTTS thiết thực góp phần xây dựng tổ chức cơ sở (TCCS) đảng vững mạnh, phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.

Những con đường nông thôn ở xã Đạ Sar được nâng cấp, mở rộng một phần nhờ Nhân dân tự nguyện hiến đất làm đường
Những con đường nông thôn ở xã Đạ Sar được nâng cấp, mở rộng một phần nhờ Nhân dân tự nguyện hiến đất làm đường

PHÁT HUY VAI TRÒ HẠT NHÂN CHÍNH TRỊ

Đến Thôn 4 (xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương) hôm nay, những con đường liên thôn được trải bê tông bằng phẳng thay cho tình trạng “nắng bụi, mưa lầy” như trước đây. Là một trong những thôn khó khăn của xã, thế nhưng bộ mặt vùng nông thôn với 100% hộ đồng bào DTTS K’Ho đã có nhiều khởi sắc trong đời sống, trong phát triển kinh tế, trong phong trào thể dục, thể thao... Hiện nay, thôn không còn hộ nghèo, là thôn tiêu biểu trong sản xuất giỏi của xã. Đặc biệt, bà con trong thôn đã tích cực hưởng ứng và tham gia phong trào hiến đất làm đường để tạo điều kiện đi lại thuận lợi trong vận chuyển, mua bán nông sản, hàng hóa, từ đó cuộc sống ngày càng ổn định, ấm no.

Theo chân Bí thư Chi bộ Thôn 4 - Liêng Jrang Di Gân đi trên những con đường trong thôn rộng rãi có được từ sự hiến đất và đóng góp ngày công của người dân, chị chia sẻ: “Những năm qua, người dân trong thôn đã hiến hàng ngàn mét vuông đất, chặt bỏ nhiều cây trồng, phá dỡ hàng rào, cổng… để mở rộng các con đường liên thôn với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”. Khi được Đảng ủy xã triển khai việc mở rộng các con đường liên thôn, liên xã, Chi bộ Thôn 4 đã thống nhất việc phân công nhiệm vụ tuyên truyền, vận động và nêu gương trong việc hiến đất làm đường cho các tổ chức, đoàn thể, từng đảng viên. Việc nắm tình hình, tiến độ triển khai, kịp thời tháo gỡ khó khăn cũng được Chi bộ họp, đánh giá và thực hiện thường xuyên. Nhờ đó, bà con trong thôn đã đồng thuận hiến đất, tham gia ngày công để chung tay thực hiện”.

Thôn 4 nói riêng và xã Đạ Sar nói chung là điển hình trong việc tuyên truyền, vận động người dân tự nguyện hiến đất mở rộng đường. Với tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm trên 87%, mặc dù còn nhiều khó khăn, song vì lợi ích cộng đồng, Nhân dân trong xã đã tự nguyện hiến hơn 15.000 m2 đất để mở rộng tuyến đường trục chính xã với tổng giá trị đất tính theo thời điểm hiện tại khoảng 45 tỷ đồng. Cùng với đó, người dân các thôn cũng hiến hàng ngàn mét vuông đất để mở rộng tuyến đường liên thôn, đường vào khu sản xuất... Để có được sự chung sức, đồng lòng tham gia của người dân, ngay từ khi có chủ trương nâng cấp mở rộng đường giao thông, Đảng ủy, UBND xã Đạ Sar đã tổ chức họp bàn công khai trong toàn hệ thống chính trị từ các ban, ngành, đoàn thể đến các hộ dân trên tinh thần “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Trong đó, phát huy vai trò của các chi bộ, từng đảng viên trong việc nêu gương, vận động người dân tham gia. Từ đó, đa số người dân trong xã tích cực hưởng ứng phong trào hiến đất để làm đường giao thông nông thôn. Điều đó cho thấy vai trò của tổ chức Đảng ở thôn trong việc đưa chủ trương phát triển giao thông nông thôn của Đảng, Nhà nước đi vào cuộc sống.

Còn thôn Đạ Cọ (xã Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên) là nơi sinh sống của hơn 50 hộ dân, trong đó đồng bào Mạ gốc Tây Nguyên chiếm phần lớn. Những năm trước đây, đời sống của người dân trong thôn gặp nhiều khó khăn do chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp với cây lúa cho thu nhập thấp. Bí thư Chi bộ thôn Đạ Cọ - Ka Rốp cho hay, thực hiện các nghị quyết, kế hoạch, đề án phát triển nông nghiệp bền vững, theo hướng hàng hóa, Chi bộ thôn Đạ Cọ đã thống nhất việc phân công nhiệm vụ tuyên truyền, vận động và nêu gương trong việc đưa những cây trồng mới như cà phê, sầu riêng, điều... vào sản xuất cho các tổ chức, đoàn thể, đảng viên phụ trách nhóm hộ. Việc nắm tình hình, tiến độ triển khai, kịp thời tháo gỡ khó khăn cũng được chi bộ họp, đánh giá và thực hiện thường xuyên. Nhờ đó, bà con trong thôn dần tháo bỏ tâm lý lo lắng, e ngại về tương lai của cây trồng mới.

Đến nay, hầu hết các hộ trong thôn đều tham gia trồng cà phê, sầu riêng, có nguồn thu ổn định và thêm tin tưởng, gắn bó với các cây trồng mới này. Điều đó cho thấy vai trò của tổ chức Đảng ở thôn Đạ Cọ trong việc đưa nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống.

Đây chỉ là 2 minh chứng cho thấy vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. Ông Phạm Hữu Toàn - Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy đánh giá, trong những năm qua, các tổ chức Đảng vùng DTTS đã phát huy tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo đối với việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Cấp ủy các cấp đã chỉ đạo tập trung đầu tư nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế, sản xuất và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Tổ chức Đảng ở vùng DTTS ngày càng phát huy vai trò là hạt nhân chính trị, cầu nối giữa Đảng với Nhân dân. Điều đó đã góp phần không nhỏ vào sự thay đổi diện mạo của địa phương, nâng cao chất lượng đời sống của đồng bào các dân tộc.

.
.

Ở ĐÂU CÓ DÂN Ở ĐÓ CÓ ĐẢNG

Theo Ban Tổ chức Tỉnh ủy Lâm Đồng, xác định vai trò của tổ chức Đảng là hạt nhân chính trị, những năm qua, Lâm Đồng đã triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, đảng viên. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã tham mưu ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo để nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, đảng viên, trong đó có tổ chức Đảng và đảng viên vùng đồng bào DTTS như: Kế hoạch số 11, ngày 24/5/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Nâng cao chất lượng TCCS đảng, đảng viên giai đoạn 2021-2025”; Chương trình hành động số 42, ngày 27/10/2022 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 21, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về "Tăng cường củng cố, xây dựng TCCS đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới”...

Qua triển khai thực hiện, chất lượng tổ chức Đảng trong vùng đồng bào DTTS ngày càng được nâng lên, không có chi bộ bị xếp loại yếu kém hoặc kỷ luật. Đồng thời, nhận thức, trách nhiệm đội ngũ cấp ủy viên, bí thư, phó bí thư chi bộ được nâng lên; quy trình, nội dung, phương pháp điều hành sinh hoạt chi bộ chuyển biến... Đặc biệt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức Đảng vùng đồng bào DTTS được khẳng định trong việc lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, công tác dân vận, xây dựng nông thôn mới, bảo vệ rừng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giữ vững tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào DTTS.

Lâm Đồng cũng sớm hoàn thành giải thể các chi bộ cơ quan xã khi có chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận số 38, ngày 13/11/2018 về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCS đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tỉnh đã hoàn thành công việc này ở tất cả các chi bộ xã, phường, thị trấn. Ðảng viên là cán bộ, công chức, viên chức được đưa về sinh hoạt tại chi bộ nơi cư trú và những thôn "trắng" đảng viên, ít đảng viên. Việc này không chỉ giúp xóa thôn "trắng" đảng viên, giảm chi bộ sinh hoạt ghép mà còn nâng cao chất lượng chi bộ thôn, buôn. Ðảng viên là cán bộ, lãnh đạo xã/phường nhờ đó cũng sâu sát hơn với thực tiễn, cơ sở, vừa tuyên truyền, vận động cũng vừa là người triển khai. Nhờ cách làm đó, cùng với chú trọng tạo nguồn phát triển Ðảng, đến nay, Lâm Đồng đã không còn thôn "trắng" đảng viên, không có chi bộ thôn sinh hoạt ghép. Đây cũng là sự khởi sắc trong công tác xây dựng Đảng của tỉnh trong thời gian qua.

.
.

(CÒN TIẾP)

(Theo TUẤN HƯƠNG/baolamdong.vn)

Lượt xem: 157
Liên quan
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 006515943
  •  Đang online: 311
  •  Trong tuần: 24.855
  •  Trong tháng: 195.856
  •  Trong năm: 195.856