NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
KỶ NIỆM 99 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM (21/6/1925 - 21/6/2024): Bác Hồ làm báo ở hải ngoại In trang
20/06/2024 08:05 SA

Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Bác Hồ luôn coi báo chí là một loại vũ khí sắc bén để động viên, giáo dục quần chúng và chiến đấu với kẻ thù. Nếu tính từ bài báo đầu tiên có tựa đề là “Tâm địa thực dân” (tháng 7/1919), Bác viết để vạch trần thủ đoạn mị dân của tờ Báo Courrier Colonial (Pháp) mà tác giả Devila tuyên truyền xuyên tạc bản chất của bản Yêu sách của Nhân dân An Nam với tiêu đề rất thâm Giờ phút nghiêm trọng, sự “nghiêm trọng” mà Devila nói đến là phủ nhận nội dung bản Yêu sách của Nhân dân An Nam mà Bác Hồ đã viết và chuyển tới Trưởng đoàn các nước dự Hội nghị Vecxay.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy vĩ đại của những người làm báo Cách mạng Việt Nam. Ảnh tư liệu: TTXVN
Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy vĩ đại của những người làm báo Cách mạng Việt Nam. Ảnh tư liệu: TTXVN

Tính từ bài báo đầu tiên nói trên, cho đến tác phẩm báo chí cuối cùng Bác viết “Thư trả lời Tổng thống Mỹ” đăng trên Báo Nhân dân số ra ngày 25/8/1969, thì trong 50 năm hoạt động liên tục, Bác đã viết hơn 2.000 bài báo các thể loại, đăng trên hàng trăm tờ báo ở các châu lục. Cùng với viết báo, Bác đã sáng lập ra hàng chục tờ báo, như Người cùng khổ (Le Paria-1922); Quốc tế nông dân (1924); Thanh niên (1925)... Và, Bác đã sử dụng đến 150 bút danh với nhiều ngôn ngữ khác nhau để phù hợp thực tế công tác, hoạt động của từng giai đoạn cách mạng. Ngoài viết và sáng lập ra các tờ báo phục vụ cho công việc của mình, Bác còn là người làm “nhân vật” của nhiều tờ báo trên thế giới, đơn cử: Ngày 20/9/1919, trả lời phỏng vấn phóng viên người Mỹ của tờ Yiche Pao (Trung Quốc), hỏi: “Ông đến Pháp với mục đích gì?”, Bác thẳng thắn trả lời không chút đắn đo: “Để đòi những tự do mà chúng tôi phải được hưởng”. Và, khi được hỏi về những hoạt động của Bác từ khi đến nước Pháp, Bác cho nhà báo Mỹ này biết: “Ngoài việc vận động các thành viên Nghị viện, tôi đã tìm cách nhen nhóm thiện cảm mỗi nơi một chút, trong đó Đảng xã hội tỏ ra ít thỏa mãn với các biện pháp của Chính phủ và đã sẵn lòng ủng hộ chúng tôi. Ở Pháp, đó là hy vọng duy nhất của chúng tôi. Về hoạt động của chúng tôi ở các nước khác, lính ở nước ông (với nhà báo người Mỹ), chúng tôi có nhiều thành công hơn”...

Một đơn cử khác, tháng 3/1924, Bác Hồ có cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên Giovanni Germaneto của Báo L’Unita của Đảng Cộng sản Ý ngày 15/3/1924, lúc này Bác đang là một sinh viên của Trường Đại học Phương Đông, Moscow, Liên Xô. Trong bài trả lời phỏng vấn ít nhiều có tính cởi mở này, Bác đã nói nhiều về mục đích học tập và tình hình học tập, ăn ở của các sinh viên tại trường. Trả lời câu hỏi: “Khi học xong anh dự định làm gì?”. Bác đáp: “Dĩ nhiên là tôi sẽ trở về Tổ quốc tôi để đấu tranh cho sự nghiệp của chúng tôi. Ở bên chúng tôi có nhiều việc phải làm lắm. Chúng tôi chẳng có quyền gì cả , trừ quyền đóng thuế cho “mẫu quốc” Pháp, cho bọn chủ bản xứ. Sự việc nổi bật nhất là như thế này: Chúng tôi là những người bị đô hộ, như đồng chí biết, chúng tôi là những dân tộc “hạ đẳng”, và vì thế chúng tôi không có quyền ứng cử, bầu cử... Những người “khai hóa” các nước chúng tôi không để chúng tôi tự do. Nhưng chúng tôi tiếp tục đi theo con đường Cách mạng tháng Mười đã vạch ra, chúng tôi sẽ vận dụng vào thực tiễn những bài học đã học được. Các đồng chí của tôi làm việc phấn khởi, tin tưởng, nghiêm túc. Nhiều người còn rất trẻ đã có một trình độ macxit ít có thể tưởng tượng là có thể có được vào tuổi đó. Chúng tôi hiểu rõ là chúng tôi có trách nhiệm rất nặng nề, và tương lai các dân tộc thuộc địa tùy thuộc vào sự tuyên truyền và tinh thần hy sinh của chúng tôi. Ở phương Đông, từ Syria đến Triều Tiên, tôi chỉ nói đến các nước thuộc địa và nửa thuộc địa có một diện tích rộng mênh mông với hơn 1.200 triệu dân. Cả vùng rộng lớn này nằm dưới ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc tư bản chủ nghĩa. Các dân tộc ở đó không bao giờ ngẩng đầu lên được nếu không gắn bó với giai cấp vô sản thế giới” (Dấu ấn của nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, NXB TT&TT, 2011, tr 287).

Trong bài báo đầu tiên của Bác “bút chiến” với tác giả “Giờ phút nghiêm trọng” như đã nói trên, và những bài trả lời phỏng vấn các báo chúng tôi vừa trích dẫn, thấy rằng trong thời kỳ Bác Hồ còn hoạt động, học tập ở nước ngoài, Bác đã có ý thức rất rõ ràng về việc sử dụng báo chí làm công cụ tuyên truyền, tác động đến các tầng lớp Nhân dân, các giới trong xã hội để phục vụ cho nhiệm vụ chính của mình là đấu tranh vì nền độc lập, tự do cho dân tộc mình. Bác đã tỏ rõ quan điểm chính trị về con đường giải phóng các dân tộc thuộc địa, trong đó có dân tộc Việt Nam chúng ta. Chỉ tính riêng ở một tờ báo nước ngoài, tờ L’Humanité (Nhân đạo) từ năm 1919 đến 1955, Bác đã đóng góp trên 100 tác phẩm báo chí. Theo Tiến sỹ sử học Nguyễn Văn Khoan thì từ năm 1904 (năm sáng lập) đến 1919, không có một bài báo nào đăng về “Xứ Đông Dương”. Sự xuất hiện của Nguyễn Ái Quốc (Bác Hồ) với bài báo đăng lần đầu tiên, ngày 2/8/1919, có thể nói “đã mở ra một kho tàng thông tin lý luận cho báo, cho Đảng Xã hội Pháp và sau đó, từ tháng 12/1920 là cho Đảng Cộng sản Pháp” (Sđd, tr 304).

Thông qua báo chí, Bác đã khẳng định trước sau như một, khát vọng độc lập của Nhân dân Việt Nam, đồng thời thể hiện quyết tâm sắt đá chống giặc đến cùng. Sau 30 năm bôn ba xứ người, tìm đường cứu nước, khi trở về Tổ quốc, ngay những ngày đầu ở Pác Bó, Cao Bằng, với bao gian nan khổ cực, thiếu thốn mọi bề, song Bác đã dành bao tâm sức để viết những tài liệu phục vụ cho công tác cách mạng, những tài liệu ấy về sau trở thành những tác phẩm bất hủ, như: lược dịch cuốn sách Lịch sử Đảng Cộng sản (b) Liên Xô, biên soạn tài liệu Cách đánh du kích, Cách huấn luyện cán bộ quân sự, để làm tài liệu học tập, xúc tiến công tác chuẩn bị cho Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương. Sống trong hang lạnh và ẩm thấp, đời sống vật chất gian khổ, song, Bác luôn thể hiện tinh thần lạc quan tin tưởng vào tiền đồ cách mạng, Bác viết: “Sáng ra bờ suối, tối vào hang/ Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng/ Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng/ Cuộc đời cách mạng thật là sang”. Đặc biệt, Bác viết cuốn Địa dư nước ta, là cuốn địa lý Việt Nam đầu tiên bằng thơ lục bát, khẳng định cương vực lãnh thổ đất nước. Sao cho dân ta phải biết nước ta/ Một là yêu nước, hai là trí tri (hiểu biết). Sau Địa dư nước ta, Bác lại viết tiếp cuốn lịch sử nước ta, đó là tập Diễn ca lịch sử gồm 208 câu lục bát, phần kết có 30 mốc lịch sử quan trọng, trong đó Bác tiên đoán “năm 1945, nước nhà độc lập”. Những bài viết đó, về sau này là tư liệu quý cho báo chí trong và ngoài nước khai thác, đăng tải, thật sự là những bài báo có sức mạnh thu hút người đọc và phục vụ cho công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động công chúng rộng rãi.

Học tập và làm theo tư tưởng về báo chí của Bác, hơn 113 năm kể từ khi Bác viết bài báo đầu tiên (1919), nhìn lại, chúng ta thấy báo chí Việt Nam ngày nay đã phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy cả về số lượng và chất lượng, cả nội dung lẫn hình thức, tính chuyên nghiệp cao và đội ngũ những người làm báo đông đảo, đa số có trình độ học vấn cao và bản lĩnh chính trị vững vàng, với đủ các loại hình: báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử, cống hiến xứng đáng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần to lớn xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc!

(Theo ĐOÀN MINH PHỤNG/baolamdong.vn)

Lượt xem: 17
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 004520853
  •  Đang online: 96
  •  Trong tuần: 13.474
  •  Trong tháng: 13.474
  •  Trong năm: 1.124.766