NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Thế giới tuần qua: Tìm kiếm động lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu In trang
03/07/2023 07:08 SA

Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Trung Quốc, Tổng thống Nga kêu gọi tinh thần đoàn kết của người dân Nga, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về tình hình ở Bờ Tây, bạo lực lan rộng tại Pháp, EU không đạt đồng thuận về vấn đề người di cư... là một số tin tức quốc tế đáng chú ý trong tuần qua (26/6 - 2/7)

Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Trung Quốc

Các nhà lãnh đạo tham dự Phiên thảo luận với chủ đề “Đương đầu với các cơn gió ngược: Khởi động lại tăng trưởng trong bối cảnh mong manh”. (Ảnh: Xinhua)
Các nhà lãnh đạo tham dự Phiên thảo luận với chủ đề “Đương đầu với các cơn gió ngược: Khởi động lại tăng trưởng trong bối cảnh mong manh”. (Ảnh: Xinhua)

Sáng 27/6, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) mùa Hè lần thứ 14 đã khai mạc tại thành phố Thiên Tân, miền Bắc Trung Quốc. Hội nghị năm nay kéo dài tới ngày 29/6/2023 và được tổ chức theo hình thức trực tiếp sau 3 năm thực hiện dưới hình thức trực tuyến. Đây là loạt hội nghị cấp cao do WEF phối hợp với Chính phủ Trung Quốc tổ chức nhằm tìm giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Hội nghị WEF Thiên Tân diễn ra với chủ đề "Khởi nghiệp: Động lực của nền kinh tế toàn cầu" là sự kiện quan trọng hàng đầu, có quy mô lớn thứ hai của WEF sau Hội nghị thường niên tại Davos (Thụy Sĩ). Hội nghị năm nay thu hút sự tham dự đông đảo của hơn 1.400 đại biểu là lãnh đạo cấp Thủ tướng/Bộ trưởng 21 quốc gia, lãnh đạo đến từ 850 tập đoàn, cơ quan, tổ chức toàn cầu. Việt Nam là một trong 5 nước được lựa chọn mời tham dự ở cấp Thủ tướng Chính phủ, bên cạnh Thủ tướng: Trung Quốc, New Zealand, Mông Cổ và Barbados.

Tại Phiên thảo luận, lãnh đạo Chính phủ các nước, tổ chức quốc tế và đại diện các tập đoàn, doanh nghiệp trên thế giới đã đánh giá về tình hình kinh tế thế giới và giải pháp tận dụng hiệu quả các cơ hội để khởi động lại tăng trưởng. Các diễn giả nhấn mạnh tăng cường liên kết, tránh phân mảnh, phân tách, phân rã giữa các nước, hạn chế bảo hộ, hướng nội. Các diễn giả cũng khẳng định các nước cần tăng cường huy động các nguồn vốn đa dạng cho phát triển xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu. 

Trong lễ khai mạc, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã có bài phát biểu nhấn mạnh các quốc gia trên thế giới đang trải qua nhiều cú sốc do các cuộc khủng hoảng toàn cầu. Nhân loại cũng đang phải đối mặt với những thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, rủi ro nợ nần, tăng trưởng chậm lại và khoảng cách giàu nghèo. Cũng theo ông Lý Cường, khi đối mặt với một cuộc khủng hoảng lớn, không quốc gia nào có thể giải quyết vấn đề một mình. Trong suốt 3 năm qua, tất cả các quốc gia đã nỗ lực phòng chống đại dịch COVID-19, điều này cho thấy sức mạnh to lớn của nhân loại cùng đoàn kết và quan tâm đến nhau trong thời kỳ khó khăn. Chính vì vậy, nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh, các quốc gia trên thế giới phải trân trọng những lợi ích của việc hợp tác, cùng nhau giải quyết những thách thức toàn cầu này và thúc đẩy tiến bộ của nhân loại.

Tổng thống Putin đề cao tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước của nhân dân Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trước nhân dân Nga vào tối 26/6. (Ảnh: The Washington Post)
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trước nhân dân Nga vào tối 26/6. (Ảnh: The Washington Post)

Tinh thần đoàn kết và yêu nước của người dân Nga là những yếu tố then chốt, giúp chấm dứt cuộc nổi loạn do tập đoàn quân sự tư nhân Wagner tiến hành. Đây là nhấn mạnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bài phát biểu trên truyền hình vào tối 26/6.

Sau khi kết thúc cuộc binh biến của tập đoàn quân sự tư nhân Wagner, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bài phát biểu chính thức trước người dân, trong đó ông tuyên bố, mọi trường hợp nổi loạn chắc chắn sẽ thất bại, nhấn mạnh sự kiên cường, đoàn kết và lòng yêu nước của nhân dân Nga. Bên cạnh đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng bày tỏ sự cảm ơn vì sự kiên cường, đoàn kết và lòng yêu nước của người dân trong nước.

Trước đó, cũng trong ngày 26/6, cơ quan an ninh Liên bang Nga thông báo dỡ bỏ chế độ an ninh chống khủng bố tại thủ đô Moskva và tỉnh Moskva từ 9 giờ sáng cùng ngày. Thông báo cho biết thêm tình hình tại khu vực Moskva hiện đã ổn định. Trong khi đó, hãng tin TASS đưa tin chế độ chống khủng bố cũng đã được dỡ bỏ tại tỉnh Voronezh...Cuộc binh biến này đã chấm dứt chóng vánh theo một thỏa thuận do Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đề xuất và được Tổng thống Nga Vladimir Putin chấp thuận.

Người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng các binh sĩ Wagner sẽ không bị truy cứu khi tính đến những nỗ lực của họ trên tuyến đầu của cuộc xung đột Ukraine. Cũng theo điện Kremlin, cuộc nổi loạn vũ trang vừa qua sẽ không ảnh hưởng đến chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.

Lo ngại làn sóng bạo lực giữa Israel và Palestine

Người Palestine chạy trốn trong cuộc truy quét của binh sỹ Israel tại thành phố Jenin, Khu Bờ Tây, ngày 19/6/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Người Palestine chạy trốn trong cuộc truy quét của binh sỹ Israel tại thành phố Jenin, Khu Bờ Tây, ngày 19/6/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 27/6, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc  đã kêu gọi quy trách nhiệm cho những thủ phạm gây ra tình hình xung đột bạo lực giữa những người định cư Israel với người Palestine ở khu Bờ Tây bị chiếm đóng trong những ngày gần đây.

Phát biểu tại một cuộc họp của Hội đồng Bảo an, Đại sứ Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) tại Liên hợp quốc Lana Nusseibah nêu rõ: “Các thành viên của Hội đồng Bảo an bày tỏ sự đau buồn trước những tổn thất về sinh mạng của dân thường. Chúng tôi lặp lại tuyên bố của Chủ tịch Hội đồng Bảo an đã được thông qua hôm 20/2/2023, bao gồm lời kêu gọi tôn trọng đầy đủ luật nhân đạo quốc tế và bảo vệ dân thường”.

Cũng trong ngày 27/6, Văn phòng Bộ Quốc phòng Israel thông báo Bộ trưởng Yoav Gallant và Bộ trưởng Nội vụ Palestine Hussein Al-Sheikh - Ủy viên Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) - đã điện đàm trao đổi về tình hình bạo lực tại khu vực Bờ Tây. Cuộc điện đàm được thực hiện trong bối cảnh căng thẳng ngày càng leo thang tại Bờ Tây trong vài ngày qua khi xảy ra đụng độ gây thương vong giữa những người định cư Do Thái và người Arab Palestine.

Nguyên nhân xuất phát từ các kế hoạch xây dựng thêm 5.623 nhà ở mới tại một số khu định cư ở Bờ Tây, trong đó có 1.057 nhà tại Eli, nơi tuần trước xảy ra vụ 2 tay súng Palestine nã súng làm 4 người Israel thiệt mạng.

Các kế hoạch xây dựng thêm nhà định cư được Israel phê duyệt ngày 26/6 vừa qua.

Giới quan sát nhận định động thái này có thể làm leo thang hơn nữa căng thẳng giữa Israel và Palestine.

OPEC kêu gọi thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng một cách thực tế

Ảnh minh họa: AFP
Ảnh minh họa: AFP

Ngày 26/6, Tổng Thư ký Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), ông Haitham al-Ghais kêu gọi nỗ lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng một cách thực tế, đảm bảo nhu cầu cấp thiết về ổn định nguồn cung năng lượng và nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của nền kinh tế thế giới.

Phát biểu tại Hội nghị Năng lượng châu Á 2023, ông al-Ghais cho biết quá trình chuyển đổi năng lượng mới phải được tiếp cận theo một hướng toàn diện, bao gồm việc sử dụng tất cả các nguồn sản xuất năng lượng, đồng thời phải đảm bảo khả năng tiếp cận năng lượng cho hàng tỷ người thiếu các dịch vụ năng lượng hiện đại.

Theo ông al-Ghais, mạng lưới các nguồn năng lượng khí đốt, thủy điện, hạt nhân, hydro và sinh khối sẽ mở rộng nhưng dầu mỏ vẫn là "một phần không thể thiếu”.

Ông lưu ý nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự kiến tăng lên 110 triệu thùng/ngày vào năm 2045, với lượng nhiên liệu này chiếm 25% hỗn hợp các loại năng lượng vào thời điểm khi dân số toàn cầu dự kiến chạm ngưỡng 9,5 tỷ người. Theo đó, việc tăng gấp đôi nỗ lực càng trở nên quan trọng hơn trong thực hiện "mục tiêu kép" đảm bảo an ninh năng lượng và giảm phát thải.

Theo Tổng thư ký OPEC, việc thiếu hụt đầu tư vào ngành dầu mỏ sẽ chỉ thách thức khả năng tồn tại của các hệ thống năng lượng hiện nay và dẫn đến "sự hỗn loạn năng lượng".

Từ nay đến năm 2030, Tổng thư ký OPEC dự đoán nửa triệu người sẽ chuyển đến sinh sống tại các thành phố trên thế giới khi nền kinh tế toàn cầu tiếp tục tăng trưởng. Do đó, nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ tăng lên chứ không giảm đi. Tổng thư ký OPEC cho rằng năng lượng tái tạo trong tương lai sẽ đóng vai trò lớn hơn trên thị trường năng lượng thế giới, đồng thời cho biết rằng một số quốc gia thành viên OPEC "đã đầu tư đáng kể" vào lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Bạo lực lan rộng, Pháp dừng các hoạt động tập trung đông người

Bạo lực lan rộng, Pháp dừng các hoạt động tập trung đông người. (Ảnh: AP)
Bạo lực lan rộng, Pháp dừng các hoạt động tập trung đông người. (Ảnh: AP)

Bạo loạn lan rộng trên toàn nước Pháp sau vụ một cảnh sát nổ súng vào một thiếu niên 17 tuổi ở ngoại ô Paris. Các nhóm bạo loạn, trong đó đa phần là thanh niên, đã đập phá các địa điểm công cộng trong thành phố, cướp phá một nhà băng và một số cửa hàng thương mại lớn. Thị trưởng Marseille đã ra sắc lệnh dừng các hoạt động giao thông sau 18h địa phương và cấm tụ tập biểu tình trong thành phố.

Lực lượng cảnh sát tiếp tục trở thành các mục tiêu tấn công hàng đầu của các nhóm quá khích. Tình hình cũng đặc biệt căng thẳng tại nhiều thành phố lớn khác như Lyon, Bordeaux, Montpellier, Toulouse... buộc chính quyền ra lệnh cấm tụ tập biểu tình. Những thông điệp kích động biểu tình bạo loạn tiếp tục lan truyền trên mạng xã hội.

Bộ Nội vụ Pháp đã yêu cầu dừng mọi hoạt động của các phương tiện giao thông công cộng trên toàn quốc sau 21h địa phương để đảm bảo an toàn cho người dân, đồng thời khuyến cáo các thị trưởng ra sắc lệnh cấm bán và vận chuyển các loại pháo cối, can xăng, a xít, các chất hoá học và dễ gây cháy. Một số thành phố tại Pháp hiện đã áp đặt lệnh giới nghiêm kéo dài từ 21h hôm trước đến 5h sáng hôm sau.

Bộ trưởng Nội vụ Pháp - ông Gerard Darmanin đã chỉ trích các công kích quy trách nhiệm cho cảnh sát và cho biết sẽ nâng quân số cảnh sát và hiến binh triển khai trên cả nước lên 45.000 quân, trong đó có các đơn vị đặc nhiệm chống bạo động cùng 14 xe bọc thép để tăng cường trấn áp.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã rút ngắn việc tham dự Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu tại Bỉ để về nước chủ trì cuộc họp an ninh khẩn cấp nhằm ứng phó với tình trạng bạo loạn. Tổng thống Pháp Macron đã lên án các cá nhân lợi dụng sự việc để gây rối loạn tình hình, đồng thời thông báo đã có tổng cộng 492 tòa nhà bị hư hại, 2.000 phương tiện bị phá hủy. Ông tuyên bố sẽ dừng các hoạt động đông người để ngăn ngừa bạo động.

Tổng thống Pháp Macron bày tỏ lo ngại rất nhiều thanh niên, trong đó có cả trẻ vị thành niên, đã bị cảnh sát triệu tập thẩm vấn, đồng thời kêu gọi phụ huynh nâng cao trách nhiệm ngăn chặn con em tham gia bạo loạn. Người đứng đầu nước Pháp đã yêu cầu các mạng xã hội như Tiktok hay Snapchat chặn các nội dung và hình ảnh nhạy cảm.

EU không đồng thuận về vấn đề người di cư

Người di cư vượt Địa Trung Hải tìm đường tới châu Âu. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Người di cư vượt Địa Trung Hải tìm đường tới châu Âu. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Sau 2 ngày họp thượng đỉnh tại thủ đô Brussels của Bỉ, ngày 30/6, các lãnh đạo của liên minh châu Âu (EU) đã không đạt được đồng thuận về vấn đề người di cư.

Theo thỏa thuận, mỗi quốc gia EU sẽ chịu trách nhiệm một số lượng người di cư nhất định,  những quốc gia không muốn nhận hạn ngạch có thể chọn giúp đỡ các quốc gia tiếp nhận với mức chi phí lên tới 20.000 euro cho mỗi người di cư.

Ba Lan và Hungary đã không ủng hộ thỏa thuận này vì lo ngại về hạn ngạch di cư được đề xuất và chi phí tài chính liên quan. Phát biểu tại Brussels sau cuộc họp của Hội đồng châu Âu, lãnh đạo Hungary và Ba Lan coi kế hoạch này là xâm phạm chủ quyền quốc gia và cho rằng, điều khoản này sẽ chỉ khuyến khích các làn sóng người di cư đến châu Âu cũng như tạo điều kiện cho vấn nạn buôn người Ba Lan cho biết sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc có chấp nhận thỏa thuận hay không, có thể vào cùng ngày với các cuộc bầu cử dự kiến vào tháng 10 hoặc tháng 11.

Thủ tướng Ba Lan đã đề xuất một kế hoạch “biên giới an toàn của châu Âu” nhằm ngăn chặn dòng người di cư vào EU cũng như để đáp trả lại chính sách hiện nay của khối, mà yếu tố quan trọng nhất là tăng cường bảo vệ biên giới bên ngoài EU, tiếp đó là tăng cường hơn nữa các hoạt động giám sát của Cơ quan biên phòng của EU để chống lại nạn buôn người trái phép.

Trong tuyên bố được đưa ra vào ngày 30/6 sau hội nghị ở Brussel (Bỉ), Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết, quan điểm của Ba Lan và Hungary đã được ghi nhận, nhưng ông nhấn mạnh rằng “vấn đề di cư là một thách thức đối với châu Âu đòi hỏi phải có một phản ứng chung”.

Dù chưa đạt đồng thuận, các nhà lãnh đạo EU đã bày tỏ "vô cùng thương tiếc" về "những tổn thất sinh mạng khủng khiếp" ở Địa Trung Hải khi người di cư tìm cách vượt đại dương đến châu Âu để tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nguồn: dangcongsan.vn

Lượt xem: 222
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 005929400
  •  Đang online: 313
  •  Trong tuần: 3.867
  •  Trong tháng: 245.531
  •  Trong năm: 2.533.313