NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Thế giới tuần qua: Cơ hội cho hòa bình In trang
01/04/2024 08:40 SA

Tuần qua (25-31/3), thế giới trải qua nhiều sự kiện đáng chú ý. Trong đó, việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lần đầu tiên thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn ở Gaza đã mang lại cơ hội hòa bình cho dải đất hẹp ven Địa Trung Hải sau nhiều tháng chìm trong xung đột.

Lần đầu tiên Hội đồng Bảo an thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn tại Gaza

Toàn cảnh phiên họp Hội đồng Bảo an thông qua Nghị quyết. (Ảnh: Quang Huy/TTXVN)
Toàn cảnh phiên họp Hội đồng Bảo an thông qua Nghị quyết. (Ảnh: Quang Huy/TTXVN)

Ngày 25/3, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã lần đầu tiên thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn tại Gaza.

Nghị quyết đã nhận được sự ủng hộ của 14 ủy viên Hội đồng Bảo an, trong khi Mỹ bỏ phiếu trắng. Nghị quyết yêu cầu một lệnh ngừng bắn ngay lập tức cho tháng lễ Ramada, tạo cơ sở cho một lệnh ngừng bắn lâu dài. Nghị quyết cũng yêu cầu trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho toàn bộ các con tin.

Bên cạnh đó, nghị quyết cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mở rộng viện trợ nhân đạo và tái khẳng định yêu cầu dỡ bỏ mọi rào cản đối với việc cung cấp viện trợ nhân đạo ở quy mô lớn.

Nghị quyết trên được đánh giá mang tính đột phá, do 10 nước ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an đưa ra và được đàm phán căng thẳng cho đến phút chót. Đây là lần đầu tiên kể từ khi cuộc xung đột bùng nổ và vượt qua nhiều bất đồng, Hội đồng Bảo an đã tìm được tiếng nói chung trong một nghị quyết yêu cầu lệnh ngừng bắn lâu dài ở Gaza.

Ngày 25/3, Phong trào Hồi giáo Hamas đã bày tỏ hoan nghênh nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc kêu gọi ngừng bắn tại Gaza, đồng thời cho biết sẵn sàng đàm phán về việc trao trả con tin để đổi lấy tù nhân Palestine.

Theo thống kê của cơ quan y tế tại Dải Gaza, ít nhất 32.333 người Palestine đã thiệt mạng và 74.694 người bị thương kể từ khi xung đột bùng phát tại Gaza vào tháng 10/2023.

Trong khi đó, thống kê của Israel cho thấy xung đột đã khiến 1.160 người thiệt mạng, chủ yếu là dân thường tại nước này. Xung đột cũng khiến hàng triệu người dân ở Gaza trên bờ vực nạn đói.

Bất ổn gia tăng, nhiều nước sơ tán công dân khỏi Haiti

Bạo lực lan tràn ở thủ đô Port-au-Prince của Haiti. (Ảnh: Reuters)
Bạo lực lan tràn ở thủ đô Port-au-Prince của Haiti. (Ảnh: Reuters)

Ngày 25/3, Trung Quốc xác nhận đã sơ tán an toàn 24 công dân nước này từ Haiti sang Cộng hòa Dominicana. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này đã kích hoạt cơ chế bảo vệ lãnh sự để bảo hộ công dân trong cuộc khủng hoảng tại Haiti.

Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Pháp thông báo sẽ thuê các chuyến bay đặc biệt cho công dân nước này muốn rời Haiti trong bối cảnh kết nối hàng không thương mại giữa Port-au-Prince và phần còn lại của thế giới bị gián đoạn.

Bộ Ngoại giao và Bộ Các Lực lượng Vũ trang Pháp đang tổ chức các chuyến bay đặc biệt để tạo điều kiện cho “những công dân dễ bị tổn thương nhất” rời Haiti.

Trước đó, Chính phủ Mỹ cũng sơ tán 15 công dân bằng trực thăng trong khi Cộng hòa Dominica cho biết đã hỗ trợ nhiều nước và tổ chức quốc tế sơ tán khoảng 300 người.

Haiti đang chìm trong vòng xoáy bạo lực trong bối cảnh xung đột leo thang giữa chính phủ và các băng nhóm vũ trang tại thủ đô Port-au-Prince kể từ khi Tổng thống nước này Jovenel Moise bị ám sát năm 2021.Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn sau khi các băng nhóm tội phạm tấn công nhà tù quốc gia ngày 3/3 và giải thoát gần 3.600 tù nhân.

Bạo lực đường phố leo thang khiến người dân bị hạn chế di chuyển và khó có thể tiếp cận các dịch vụ thiết yếu. Người dân Haiti đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng trong thời gian chờ đợi chính phủ chuyển tiếp mới được thành lập.

Châu Âu cảnh giác trước mối đe dọa khủng bố

Cảnh sát tuần tra Quảng trường Trocadero, thủ đô Paris (Pháp), ngày 25/3/2024. (Ảnh: VCG)
Cảnh sát tuần tra Quảng trường Trocadero, thủ đô Paris (Pháp), ngày 25/3/2024. (Ảnh: VCG)

Sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall ở Nga, trong tuần qua, nhiều nước châu Âu đã triển khai các biện pháp nhằm thắt chặt an ninh.

Các nước như Italy, Pháp, Đan Mạch và Anh cũng đã siết chặt an ninh trong nước. Bộ Nội vụ Italy yêu cầu lực lượng cảnh sát tăng cường hoạt động giám sát trong Lễ Phục sinh, nhất là những nơi tập trung đông người như nhà ga, sân bay, các địa điểm văn hóa, tôn giáo. Theo khảo sát của Hiệp hội Du lịch và Khách sạn Federalberghi của Italy, ít nhất 10,5 triệu người Italy dự kiến sẽ đi du lịch trong dịp Lễ Phục sinh từ ngày 29/3 đến ngày 1/4. Nhiều du khách nước ngoài dự kiến cũng sẽ đến Italy trong thời gian này, ước tính khoảng 3,3 triệu người.

Lực lượng an ninh và tình báo Italy cũng có nhiệm vụ giám sát thận trọng các hoạt động trên mạng Internet nhằm phát hiện sớm bất kỳ nguy cơ rủi ro nào.

Các biện pháp tương tự cũng được áp dụng tại Pháp. Thủ tướng Gabriel Attal đã quyết định nâng cảnh báo khủng bố theo kế hoạch an ninh quốc gia “Vigipirate” lên mức cao nhất là “tấn công khẩn cấp”. Quyết định này được đưa ra chỉ vài tháng trước khi diễn ra Olympic Paris 2024 vào tháng 7 tới.

Tại Đan Mạch, cảnh báo an ninh cũng được nâng lên mức tối đa. Trong khi đó, mức độ đe dọa tại Anh hiện được đánh giá là trung bình, mức cao thứ ba trong hệ thống gồm 5 cấp.

Trong khi đó, Chính phủ Anh duy trì mức độ đe dọa quốc gia hiện tại ở mức "đáng kể" hoặc mức trung bình, cao thứ ba trong hệ thống 5 cấp của nước này.

Đồng yen xuống mức thấp nhất so với USD trong vòng 34 năm

Ảnh minh họa: TTXVN
Ảnh minh họa: TTXVN

Trong phiên giao dịch ngày 27/3 tại thủ đô Tokyo, đồng yen của Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất 34 năm so với đồng đôla Mỹ ở mức 151,97 yen/1 USD. Nguyên nhân là do Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) duy trì lãi suất ở mức 0%.

Đồng yen rớt giá mạnh so với đồng USD sau khi thành viên hội đồng quản trị của BOJ Naoki Tamura cho biết nước này sẽ duy trì lãi suất ngắn hạn gần mức 0% trong thời gian tới, mặc dù ngân hàng hàng này đã chấm dứt lãi suất âm vào tuần trước.

Trong bối cảnh đó, các nhà đầu tư bán đồng yen để mua đồng bạc xanh của Mỹ do chênh lệch lãi suất lớn giữa Nhật Bản và Mỹ. Hiện ngân hàng trung ương hai nước đang theo đuổi các chính sách tiền tệ trái ngược, trong khi Nhật Bản vẫn theo đuổi chính sách tiền tệ siêu lỏng, Mỹ lại thắt chặt. Theo đó, khoảng cách lãi suất ngân hàng giữa Nhật Bản và Mỹ vẫn ở mức rộng.

Trước bối cảnh đó, Bộ Tài chính Nhật Bản cam kết hành động quyết liệt nếu đồng yen tiếp tục giảm. Bộ trưởng Tài chính Shunichi Suzuki Nhật Bản  nhấn mạnh sẽ có hành động thích hợp và "không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào" để đối phó với biến động quá mức của đồng yen. Ông cho biết thêm Nhật Bản sẽ theo dõi sát sao diễn biến trên thị trường ngoại hối với sự cảnh giác cao độ.

Điều này làm dấy lên đốn đoán rằng Chính phủ Nhật Bản có thể can thiệp vào thị trường tiền tệ lần đầu tiên kể từ cuối năm 2022.

Mỗi ngày có 1 tỷ bữa ăn bị vứt bỏ trong khi 800 triệu người chịu đói

Mỗi ngày có 1 tỷ bữa ăn bị lãng phí trong khi có hàng trăm triệu người bị đói trên khắp thế giới (Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: AP)
Mỗi ngày có 1 tỷ bữa ăn bị lãng phí trong khi có hàng trăm triệu người bị đói trên khắp thế giới (Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: AP)

Một số liệu chính thức được Liên hợp quốc công bố hôm 27/3 cho thấy các hộ gia đình trên thế giới vứt bỏ 1 tỷ bữa ăn mỗi ngày trong năm 2022 – hồi chuông cảnh báo về “thảm kịch” lãng phí lương thực toàn cầu.

Phần lớn sự lãng phí này tới từ các hộ gia đình trên toàn thế giới. Các hộ gia đình vứt bỏ 60% trong đó, tương đương 631 triệu tấn. Ngoài ra, thực phẩm từ các cơ sở dịch vụ như nhà hàng, căng tin và khách sạn cũng chiếm tới gần 30% tổng số thực phẩm bị lãng phí.

Báo cáo cho rằng việc lãng phí như vậy không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn gây hại cho môi trường. Lượng phát thải gây hiệu ứng nhà kính từ rác thải thực phẩm cao gấp 5 lần so với khí thải của ngành hàng không.

Giám đốc điều hành Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) Inger Andersen nhấn mạnh: Lãng phí thực phẩm là một thảm kịch toàn cầu. Đối lập với sự lãng phí này là có hàng trăm triệu người trên thế giới phải đối mặt với tình trạng thiếu ăn, đói kém mỗi ngày.

Trong khi đó, ông Richard Swannell thuộc tổ chức phi lợi nhuận WRAP nêu rõ, con số 1 tỷ bữa ăn là một ước tính rất thận trọng. Trên thực tế, có thể còn cao hơn nhiều. Ông cho rằng việc có sự phối hợp giữa các nhà sản xuất và các nhà bán lẻ đã giúp giảm lãng phí, chuyển thực phẩm tới cho những người cần và thế giới hiện cần nhiều hơn nữa những hành động như vậy.

Nguồn: dangcongsan.vn

Lượt xem: 134
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 006190641
  •  Đang online: 299
  •  Trong tuần: 967
  •  Trong tháng: 216.515
  •  Trong năm: 2.794.554