NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Thực hiện hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới In trang
27/12/2023 07:53 SA

Ngày 26/12, tại thành phố Đà Lạt, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức Hội thảo “Triển khai thực hiện hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới gắn với thực tiễn vùng Tây Nguyên”.

Các đồng chí chủ trì hội thảo
Các đồng chí chủ trì hội thảo

Hội thảo với sự chủ trì của các đồng chí: Trần Thanh Lâm - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; PGS.TS. Tạ Minh Tuấn - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Trần Đình Văn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng.

Tham dự Hội thảo có các PGS. TS Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; đại diện lãnh đạo Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

Các đại biểu Trung ương dự hội thảo
Các đại biểu Trung ương dự hội thảo

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng tham dự hội thảo
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng tham dự hội thảo

Đại biểu các tỉnh Tây Nguyên và các địa phương tỉnh Lâm Đồng tham dự Hội thảo
Đại biểu các tỉnh Tây Nguyên và các địa phương tỉnh Lâm Đồng tham dự Hội thảo

Về phía tỉnh Lâm Đồng có lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh Lâm Đồng; lãnh đạo các ban của Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, Văn phòng UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành; Thường trực thành ủy, huyện ủy và đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy; lãnh đạo UBND các huyện, thành phố; lãnh đạo Ban Tuyên giáo (tuyên huấn) các huyện, thành ủy và đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy.

Dự Hội thảo còn có các chuyên gia, nhà khoa học; lãnh đạo Ban Tuyên giáo, UBND, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông.

Đồng chí Trần Đình Văn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng phát biểu khai mạc hội thảo
Đồng chí Trần Đình Văn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng phát biểu khai mạc hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Trần Đình Văn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng bày tỏ niềm vinh dự và vui mừng khi được Ban Tuyên giáo Trung ương và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chọn Đà Lạt - Lâm Đồng làm nơi tổ chức Hội thảo.

Đồng chí nhấn mạnh: Tây Nguyên có một vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của cả nước; có nguồn tài nguyên to lớn về đất đai, rừng núi, có khí hậu đặc thù ôn đới, nhiệt đới, có nhiều danh lam thắng cảnh độc đáo. Với trên 30% dân số là người dân tộc thiểu số thuộc 54 dân tộc khác nhau, Tây Nguyên là vùng đất có nguồn tài nguyên văn hóa đặc sắc, đa dạng; là nơi lưu giữ các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô giá như: “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” được UNESCO công nhận, vinh danh là “Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể thế giới”; kho tàng văn học truyền miệng, Sử thi Tây Nguyên; kiến trúc nhà rông, nhà sàn của người Bana, Giarai, Êđê, M'nông; Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang, Mộc bản triều Nguyễn… Tất cả chứa đựng những tiềm năng to lớn hình thành nên những bản sắc độc đáo, đặc thù của vùng văn hoá Tây Nguyên - một vùng văn hoá hình thành và phát triển chủ yếu trên cơ sở của nền “văn minh nương rẫy”.

Quang cảnh hội thảo
Quang cảnh hội thảo

Đồng chí Trần Đình Văn cũng khái quát đặc điểm của tỉnh Lâm Đồng. Là tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên không có đường biên giới quốc tế, với 47 dân tộc cùng chung sống, trong đó riêng đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên chiếm hơn 17% đã tạo nên những nét văn hóa đa dạng, phong phú của nhiều vùng miền khác nhau. Năm 2023, tỉnh đã triển khai thực hiện đồng bộ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và đạt được nhiều kết quả toàn diện trên các lĩnh vực. Đặc biệt đã tổ chức thành công nhiều chuỗi sự kiện văn hoá - du lịch với quy mô cấp tỉnh, cấp quốc gia và khu vực như: Chương trình Tuần lễ vàng Du lịch Lâm Đồng, Lễ hội Âm nhạc quốc tế Hoa Sen SoundFest 2023; đăng cai và tổ chức thành công Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23 tại thành phố Đà Lạt. Thành phố Đà Lạt trở thành thành viên chính thức của Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO trong lĩnh vực âm nhạc...

"Để tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hoá triển khai thực hiện các hệ giá trị theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc đã được khẳng định, làm rõ tại Hội thảo quốc gia gắn với tình hình thực tiễn vùng Tây Nguyên; đặc biệt cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, các nghị quyết của Đảng trên lĩnh vực văn hóa, nhất là thực hiện thắng lợi 6 nhiệm vụ, 4 giải pháp mà đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc; những định hướng, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc làm việc với tỉnh Lâm Đồng về phát huy văn hóa bản sắc Tây Nguyên, kết tinh thành sản phẩm du lịch, phấn đấu xây dựng Lâm Đồng trở thành động lực tăng trưởng của khu vực Tây Nguyên và cả nước… Hội thảo sẽ góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc, tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên trong thời gian tới", đồng chí Trần Đình Văn khẳng định.

PGS.TS. Tạ Minh Tuấn - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phát biểu đề dẫn hội thảo
PGS.TS. Tạ Minh Tuấn - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phát biểu đề dẫn hội thảo

Phát biểu đề dẫn hội thảo, PGS.TS. Tạ Minh Tuấn - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chia sẻ: Việt Nam có một lịch sử lâu đời và hào hùng, có một nền văn hoá phong phú, nhân văn và sâu sắc. Là một quốc gia đa dân tộc, đa văn hoá, Việt Nam có truyền thống bao dung văn hoá, dung hợp văn hoá, có bề dày và chiều sâu của các lớp giá trị. Bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam được hình thành trong suốt lịch sử và chiều sâu giá trị này. Những giá trị trong thời đại Hồ Chí Minh chính là sự tiếp nối, kế thừa và phát huy các giá trị cộng đồng của các dân tộc Việt Nam; là sự tiếp thu, biến đổi và phát triển tinh hoa văn hoá nhân loại. Những giá trị này có ý nghĩa sống còn đối với vận mệnh của dân tộc; là động lực tinh thần cho tiến bộ xã hội; là chiếc neo vững chắc trước các cuộc xâm lăng văn hoá, là chìa khoá để mở ra tâm hồn và dân tộc tính của người Việt, và là ngọn hải đăng, chiếc la bàn để đưa đất nước ta đi đến phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.

Trải qua gần 40 năm đổi mới đã đặt ra nhiều vấn đề cả về lý luận và thực tiễn cho hệ giá trị của Việt Nam. Từ Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đến Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, đến yêu cầu “Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới” trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII, vấn đề giá trị Việt Nam, hệ giá trị Việt Nam luôn được Đảng ta quan tâm, phát triển qua các kỳ Đại hội. Đặc biệt, nội dung của các hệ giá trị đã được đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trình bày tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trong đó nêu lên 4 hệ giá trị, trong đó: hệ giá trị và chuẩn mực con người Việt Nam gồm 8 thành tố; hệ giá trị gia đình Việt Nam gồm 4 thành tố; hệ giá trị văn hóa Việt Nam gồm 4 thành tố; hệ giá trị quốc gia gồm 9 thành tố.

Đồng chí Bùi Thắng - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng trình bày tham luận “Vai trò của cấp ủy đảng trong xây dựng các hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người hiện nay trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”
Đồng chí Bùi Thắng - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng trình bày tham luận “Vai trò của cấp ủy đảng trong xây dựng các hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người hiện nay trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”

Đồng chí Huỳnh Chiến Thắng - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk trình bày tham luận “Nhận thức của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và Nhân dân về giá trị và xây dựng, giữ gìn, phát huy, phát triển hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam ở Đắk Lắk hiện nay”
Đồng chí Huỳnh Chiến Thắng - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk trình bày tham luận “Nhận thức của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và Nhân dân về giá trị và xây dựng, giữ gìn, phát huy, phát triển hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam ở Đắk Lắk hiện nay”

Đồng chí Võ Hoàng Bình - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai trình bày tham luận “Những nội dung, đặc điểm, vai trò của các giá trị cốt lõi trong hệ giá trị gia đình hiện nay được thể hiện ở Gia Lai: Ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh”
Đồng chí Võ Hoàng Bình - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai trình bày tham luận “Những nội dung, đặc điểm, vai trò của các giá trị cốt lõi trong hệ giá trị gia đình hiện nay được thể hiện ở Gia Lai: Ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh”

Đồng chí Nguyễn Hữu Khánh - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Nông trình bày tham luận “Trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp trong xây dựng và phát triển hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam ở Đắk Nông trong thời kỳ mới”
Đồng chí Nguyễn Hữu Khánh - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Nông trình bày tham luận “Trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp trong xây dựng và phát triển hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam ở Đắk Nông trong thời kỳ mới”

Tại hội thảo đã diễn ra 2 phiên thảo luận. Phiên thứ nhất, các đại biểu đã có những tham luận, trao đổi, chia sẻ thực trạng triển khai việc xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới, gắn với thực tiễn và đặc trưng riêng của vùng Tây Nguyên; vai trò của cấp uỷ Đảng, chính quyền, của hệ thống chính trị các cấp và nhân dân vùng Tây Nguyên trong việc triển khai thực hiện các hệ giá trị và chuẩn mực con người Việt Nam hiện nay…

Các tham luận đều khẳng định đẩy mạnh triển khai thực hiện hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đất nước trong thời kỳ mới gắn với thực tiễn vùng Tây Nguyên. Qua đó đề xuất các kiến nghị, giải pháp từ thực tiễn vùng Tây Nguyên để tiếp tục triển khai thực hiện và xây dựng có hiệu quả các hệ giá trị và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới.

Đại diện các cơ quan nghiên cứu lý luận, các chuyên gia, nhà khoa học trong vùng thảo luận, tọa đàm bàn tròn
Đại diện các cơ quan nghiên cứu lý luận, các chuyên gia, nhà khoa học trong vùng thảo luận, tọa đàm bàn tròn

Tại phiên thứ 2 thảo luận, tọa đàm bàn tròn, đại diện các cơ quan nghiên cứu lý luận, các chuyên gia, nhà khoa học trong vùng đã có những chia sẻ, lý giải, cung cấp thêm những thông tin, căn cứ hữu ích từ góc độ quản lý và thực tiễn từng địa phương trong vùng về việc xây dựng và thực hiện các hệ giá trị quốc gia, văn hóa, gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam ở Tây Nguyên trong bối cảnh hiện nay.

Đồng chí Trần Thanh Lâm - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương kết luận hội thảo
Đồng chí Trần Thanh Lâm - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương kết luận hội thảo

Kết luận hội thảo, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm cho biết: Đây là Hội thảo thứ hai trong số các hội thảo, tọa đàm về 4 hệ giá trị tại các vùng, miền, địa phương, cơ quan, đơn vị sẽ được tổ chức trong 2 năm 2023 - 2024 theo kế hoạch của Ban Tuyên giáo Trung ương.

Hội thảo là diễn đàn để các Tỉnh ủy, các nhà khoa học, chuyên gia, các cơ quan tham mưu, chỉ đạo, quản lý văn hóa trong vùng trao đổi kết quả nghiên cứu; thảo luận, đi đến thống nhất nhận thức về các hệ giá trị theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trình bày tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc. Đồng thời xác định những yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đặt ra cho cấp ủy, chính quyền, đội ngũ cán bộ, đảng viên, văn nghệ sĩ, trí thức và Nhân dân trong vùng triển khai thực hiện nhằm giữ gìn, phát huy các hệ giá trị, góp phần phát triển bền vững vùng Tây Nguyên.

Hội thảo tiếp tục khẳng định tính cấp thiết phải nghiên cứu, xác định và triển khai thực hiện hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới gắn với thực tiễn vùng Tây Nguyên, có vai trò và ý nghĩa quan trọng để các địa phương phát triển nhanh và bền vững; góp phần phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong giai đoạn tới.

(Theo TUẤN HƯƠNG/baolamdong.vn)

Lượt xem: 279
Liên quan
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 006517368
  •  Đang online: 239
  •  Trong tuần: 26.280
  •  Trong tháng: 197.281
  •  Trong năm: 197.281