NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Tiếp tục phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số In trang
19/07/2019 12:00 SA

Tính đến cuối năm 2018, số hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 8,5% dân số toàn tỉnh. Con số này đã giảm mạnh so với những năm trước đây. Ngoài các chương trình đầu tư của Trung ương, Lâm Ðồng cũng có nhiều chính sách cụ thể nhằm giảm nghèo cũng như thúc đẩy sự phát triển trong vùng đồng bào DTTS. Tuy nhiên, công tác giảm nghèo vẫn chưa thực sự bền vững và vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra trong giai đoạn tiếp theo.

Rau công nghệ cao của đồng bào DTTS xã Đạ Sar (Lạc Dương). Ảnh: Văn Báu
Rau công nghệ cao của đồng bào DTTS xã Đạ Sar (Lạc Dương). Ảnh: Văn Báu

Nhiều chuyển biến đáng mừng 

Giai đoạn 2016 - 2018, Lâm Đồng đã có nhiều chính sách đầu tư vào vùng đồng bào DTTS, bám sát tình hình đời sống bà con như: hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế, hỗ trợ sản xuất, đào tạo nghề, hỗ trợ sinh viên học sinh, hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hỗ trợ các chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM)… Nhờ vậy, đời sống bà con vùng đồng bào DTTS đã có chuyển biến tích cực.

Ông Bon Yo Soan - Phó Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Trong chiến lược phát triển, Lâm Đồng tiến hành các chương trình hỗ trợ vào vùng đồng bào DTTS theo giai đoạn. Trong đó, mục tiêu xuyên suốt là đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống cho bà con. Việc thực hiện các chính sách đối với vùng đồng bào DTTS được lồng ghép cùng những chương trình, dự ác khác. Riêng giai đoạn 2016 - 2018, Lâm Đồng đã có nhiều chương trình hợp tác về giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Cụ thể như, năm 2016 có 59 chương trình, dự án, viện trợ phi dự án với tổng giá trị giải ngân 1.841.181 USD. Năm 2017 có 48 chương trình với tổng giá trị giải ngân 1.222.632 USD. Năm 2018 có 41 chương trình, dự án với tổng giá trị giải ngân 1.424.343 USD… đã tạo ra nguồn lực không nhỏ trong đầu tư phát triển khu vực này.

Điều đó có thể dễ nhận thấy như tại huyện nghèo Đam Rông, việc đầu tư mạnh vào vùng đồng bào DTTS đã tạo ra những bước chuyển mình đáng ghi nhận. Ông Liêng Hót Ha Hai - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Hạ tầng cơ sở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện ngày càng hoàn thiện. Hiện 100% xã có đường giao thông đến trung tâm xã đã được nhựa hóa, 70% đường giao thông thôn, liên thôn đã được cứng hóa, 30% đường vào khu vực sản xuất tập trung đảm bảo xe cơ giới đi lại thuận tiện cả hai mùa mưa và nắng. Hệ thống thủy lợi đã được đầu tư xây dựng kiên cố hóa gần 40%, đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho hơn 3.000 ha diện tích cây trồng. Hạ tầng lưới điện đã đầu tư lắp đặt 139 trạm biến áp, 187 máy biến áp, với gần 230 km đường dây, cơ bản hoàn thiện hệ thống điện trung thế và hạ thế. Đam Rông hiện có 36 cơ sở đơn vị trường học với 533 phòng học, hầu hết các xã đều có trường học mầm non, tiểu học và THCS. Hạ tầng y tế được đầu tư đồng bộ từ tuyến huyện đến cơ sở, hiện đã có Trung tâm Y tế huyện, 2 phòng khám khu vực với 130 giường bệnh và 8/8 xã đều có trạm y tế...”.

Và trên toàn tỉnh, những con số chuyển động về số hộ nghèo cũng mang nhiều dấu ấn tích cực. Nếu như cuối năm 2016, toàn tỉnh có trên 10 ngàn hộ nghèo người DTTS, chiếm tỷ lệ trên 14% thì đến cuối năm 2018, con số này giảm xuống còn 8,5%. Trong toàn vùng đồng bào DTTS của tỉnh hiện nay, một số khu vực đã bắt đầu sản xuất hàng hóa. Các mô hình VAC, VACR được áp dụng khá phổ biến. 

Tuy vậy, tỷ lệ hộ nghèo người đồng bào DTTS mặc dù được đánh giá giảm nhanh nhưng chưa thực sự bền vững, khả năng tái nghèo cao. Chênh lệch thu nhập giữa vùng đồng bào DTTS với vùng khác còn xa. Tình trạng du canh du cư, di dân tự do, đòi về làng cũ vẫn tạo ra những áp lực nhất định cho các địa phương cũng như toàn tỉnh.

Sự đầu tư của Nhà nước là nền tảng quan trọng giúp bà con vùng đồng bào DTTS chăm lo sản xuất, phát triển đời sống. Ảnh: N.Ngà
Sự đầu tư của Nhà nước là nền tảng quan trọng giúp bà con vùng đồng bào DTTS chăm lo sản xuất, phát triển đời sống. Ảnh: N.Ngà

Nhiều vấn đề đặt ra trong đầu tư giai đoạn mới

Do xuất phát điểm của vùng đồng bào DTTS thấp cũng như các đặc tính cư trú, tập tục sinh hoạt của bà con còn nhiều bất cập nên việc thay đổi để phát triển còn gặp nhiều khó khăn. Đơn cử như địa bàn sinh sống của bà con thường ở xa nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng khó được đồng bộ. Trong cơ cấu kinh tế của khu vực này, sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu nên vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế dẫn đến năng suất, giá thành và tính cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp khu vực này chưa cao. Hủ tục lạc hậu chưa thực sự được xóa bỏ. Tâm lý sợ đầu tư, sợ thất bại và trông chờ nguồn hỗ trợ từ nhà nước vẫn chưa được bà con xóa bỏ hoàn toàn để tự lực vươn lên...

Ngoài các yếu tố chủ quan đó, nguyên nhân khách quan còn do chính sách hỗ trợ vào khu vực đồng bào DTTS hiện nay còn nặng về hỗ trợ, chưa khơi dậy được ý thức tự vươn lên của bà con. Một số chính sách thường có mục tiêu lớn song thời gian thực hiện ngắn nên chưa thực sự hiệu quả. Nguồn lực đầu tư, bố trí cho các chính sách chưa đảm bảo kế hoạch; trong nội dung đề án được duyệt, nhiều mục tiêu đưa ra nằm ngoài khả năng hoàn thành do nguồn lực tập trung đầu tư cho vùng đồng bào DTTS còn hạn chế, phân bổ dàn trải. Đặc biệt, còn cả sự thụ động của chính quyền địa phương trong triển khai thực hiện các chương trình này cũng làm cho việc kéo gần khoảng cách phát triển của các vùng dân tộc chưa thực sự được như mong đợi.

Trong các giai đoạn tiếp theo, phát triển vùng đồng bào DTTS với 24% dân số toàn tỉnh vẫn đang là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển của Lâm Ðồng. Mục tiêu đặt ra là phát triển toàn diện kinh tế, xã hội khu vực này theo hướng giảm nghèo nhanh, bền vững, nhằm rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng, dân tộc; giảm dần số xã đặc biệt khó khăn, tăng số xã đạt chuẩn nông thôn mới; phát triển nguồn nhân lực là người DTTS, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, giữ vững khối đoàn kết các dân tộc. Phấn đấu đến năm 2025, 100% xã thoát ra khỏi diện xã đặc biệt khó khăn.

Để đạt mục tiêu này, những nhiệm vụ cơ bản cũng đã được đặt ra. Trong đó, phát triển sản xuất, giảm nghèo; phát triển giáo dục, nâng cao nguồn nhân lực; phát triển y tế , chăm sóc sức khỏe nhân dân; phát triển kết cấu hạ tầng; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị là những nhiệm vụ cơ bản.

Ông Trần Công Chánh - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Lạc Dương khẳng định: “Đầu tư phát triển vùng DTTS là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài nhằm thúc đẩy sự phát triển của địa phương, đồng thời cũng đảm bảo ổn định xã hội. Sự hỗ trợ của Nhà nước và chính quyền địa phương rất quan trọng nhưng yếu tố quyết định đến sức phát triển trong vùng đồng bào DTTS vẫn chính là sự nỗ lực tự vươn lên của bà con. Và sự nỗ lực ấy chỉ có được khi bà con nhận thức đúng, hiểu đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và cả khoa học kỹ thuật để phát triển kinh tế. Bởi vậy hệ thống chính trị từ huyện đến xã phải gần dân, sát dân để bà con tin, hiểu và nỗ lực”.

Việc đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS đã bước sang giai đoạn mới trên cơ sở nền tảng có được từ việc đầu tư trong các giai đoạn trước. Những nhiệm vụ của giai đoạn tiếp theo đã được triển khai.Song, để thực hiện được các mục tiêu đã đặt ra cần sử dụng đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, việc tuyên truyền khơi dậy nội lực trong Nhân dân và ý thức trách nhiệm, tâm huyết cũng như tính chủ động của chính quyền địa phương là hai giải pháp “xương sống” quyết định cho tỷ lệ hoàn thành các nhiệm vụ.         

N.NGÀ - baolamdong.vn

Lượt xem: 1.062
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 005900724
  •  Đang online: 167
  •  Trong tuần: 45.423
  •  Trong tháng: 216.855
  •  Trong năm: 2.504.637