NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Lạc Dương quan tâm đầu tư giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số In trang
14/06/2024 11:16 SA

Cùng với tranh thủ tốt nguồn đầu tư của Trung ương, của tỉnh, những năm qua, huyện Lạc Dương đã  có nhiều chủ trương, chính sách thiết thực để chăm lo cho sự nghiệp giáo dục vùng sâu, vùng xa trên địa bàn. Đây là cơ sở để chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) của huyện có nhiều chuyển biến tích cực.

Cảnh quan xanh, sạch, đẹp tại trường tiểu học xã Đạ Nhim
Cảnh quan xanh, sạch, đẹp tại trường tiểu học xã Đạ Nhim

Tính đến nay, tại các xã vùng sâu, vùng xa, thôn đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Dương đều có điểm trường mầm non, tiểu học. Ở khu vực trung tâm xã, cụm xã, các trường mầm non,  tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông được xây dựng khang trang theo quy mô chuẩn Quốc gia và đến tháng 6 năm 2024, toàn huyện có 17/17 trường học trực thuộc đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 100%, trong đó có 4 trường chuẩn mức độ 2.  Phần lớn các trường đã tổ chức bán trú và dạy hai buổi trên ngày; qua đó, tạo thuận lợi cho học sinh trong học tập, nhất là với các em nhà ở xa trường. Có được kết quả này là sự nỗ lực đặc biệt của huyện trong việc tranh thủ các nguồn đầu tư của Trung ương và phát huy nội lực của địa phương. Tính riêng giai đoạn 2019 - 2024, Huyện Lạc Dương đã được phê duyệt vốn đầu tư trung hạn cho ngành Giáo dục với tổng vốn lên đến hàng trăm tỉ đồng, nhiều phòng học mới, phòng chức năng, các công trình phụ trợ  và các trang thiết bị dạy học mới được đầu tư, đáp ứng nhu cầu dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Trường tiểu học Đưng K’Nớ khang trang, đáp ứng nhu cầu đến lớp của con em xã vùng sâu, vùng đồng bào DTTS
Trường tiểu học Đưng K’Nớ khang trang, đáp ứng nhu cầu đến lớp của con em xã vùng sâu, vùng đồng bào DTTS

Với đội ngũ thầy cô giáo đang công tác tại các xã vùng sâu như Đưng K’Nớ, Đạ Chais và các thôn đặc biệt khó khăn như Đưng Trang, Păng tiêng 1, khi trường lớp được xây dựng khang trang, trang thiết bị dạy và học được đầu tư đảm bảo, là nguồn động lực lớn để các thầy cô an tâm công tác.

Huyện Lạc Dương trao tặng học bổng cho học sinh dân tộc thiểu số trong lễ khai mạc hoạt động hè năm 2024
Huyện Lạc Dương trao tặng học bổng cho học sinh dân tộc thiểu số trong lễ khai mạc hoạt động hè năm 2024

Không chỉ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy và học cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, huyện còn triển khai có hiệu quả Đề án tiếp tục nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số. Các chính sách dành cho học sinh, sinh viên DTTS như hỗ trợ cho học sinh bán trú, hỗ trợ gạo cho học sinh tại các trường có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; miễn, giảm học phí, chi phí học tập, hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho học sinh viên... được triển khai kịp thời, đúng quy định đã góp phần giúp cho học sinh, nhất là học sinh nghèo, con em đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện học tập tốt hơn. Trong giai đoạn 2019 - 2024, Lạc Dương đã thực hiện chi trả trợ cấp cho 427 lượt sinh viên DTTS với tổng kinh phí hơn 910 triệu đồng; hơn 620 hộ gia đình DTTS có con em đi học tại các trường đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn 7,9 tỷ đồng. Công tác huy động học sinh ra lớp, đến trường chuyên cần; tổ chức dạy học hai buổi trên ngày; tăng cường dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số; tăng cường dạy tiếng Kơ Ho cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên vùng dân tộc thiểu số đã mang lại hiệu quả rõ nét, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ vậy, chất lượng học tập của học sinh người dân tộc thiểu số không ngừng được cải thiện. Cụ thể, năm học 2023 - 2024, tỉ lệ duy trì sỹ số học sinh trên toàn huyện đạt 99,95%, trong đó giáo dục mầm non và tiểu học đạt 100%, giáo dục THCS đạt 99,69%, giáo dục THPT đạt 98,85%. Năm 2023 có 29 học sinh giỏi cấp huyện, 8 học sinh giỏi cấp tỉnh, 4 dự án đạt giải cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh, 1 sản phẩm STEM đạt giải cấp tỉnh, 2 giáo viên đạt giải cấp tỉnh trong hội thi tiếng Anh. Tỉ lệ học sinh lớp 12 nói chung và DTTS nói riêng đậu tốt nghiệp đạt 100%, tăng trên 2% so với năm 2018.

Các em học sinh được tiếp cận công nghệ thông tin ngay từ chương trình giáo dục tiểu học
Các em học sinh được tiếp cận công nghệ thông tin ngay từ chương trình giáo dục tiểu học

Mặc dù tại các xã vùng sâu vùng xa, một bộ phận người dân vẫn còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo người DTTS trên địa bàn huyện còn 3,9%, thế nhưng kết quả về giáo dục và đào tạo, đặc biệt là kết quả giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Lạc Dương không hề thua kém các đơn vị bạn trong toàn tỉnh. Có được kết quả này chính nhờ cấp ủy, chính quyền địa phương đã có sự quan tâm, đầu tư đúng đắn, hiệu quả cho sự nghiệp giáo dục của địa phương.

NGUYỄN HIỀN

Lượt xem: 234
Liên quan
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 006224377
  •  Đang online: 293
  •  Trong tuần: 34.703
  •  Trong tháng: 250.250
  •  Trong năm: 2.828.287