NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Lâm Đồng: Dạy nghề truyền thống giúp phát triển các loại hình dịch vụ In trang
08/07/2020 09:23 SA

Việc đào tạo nghề truyền thống cho lao động nông thôn, dân tộc thiểu số ở tỉnh Lâm Đồng không chỉ góp phần tích cực vào việc bảo tồn giá trị văn hóa của các dân tộc gốc Tây Nguyên mà còn góp phần phát triển các loại hình dịch vụ, giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho lao động địa phương.

Mới đây, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng phối hợp với huyện Lạc Dương tổ chức lớp truyền dạy và sử dụng cồng chiêng tại xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương.

Phục hồi các giá trị văn hóa Tây Nguyên

Tham gia lớp học truyền dạy và sử dụng cồng chiêng có 24 thành viên, tất cả đều là người đồng bào dân tộc K’Ho đang sinh sống và làm việc tại xã Đạ Chais (huyện Lạc Dương) với độ tuổi từ 15-35. Lớp học do 4 nghệ nhân có kinh nghiệm, hiểu biết về diễn tấu và các giá trị văn hóa của cồng chiêng ngay tại địa bàn truyền dạy.

Lớp truyền dạy và sử dụng cồng chiêng tại huyện Lạc Dương
Lớp truyền dạy và sử dụng cồng chiêng tại huyện Lạc Dương

Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Lạc Dương Cao Anh Tú cho biết, hiện tại trên địa bàn toàn huyện có 4 lớp cồng chiêng đang được truyền dạy. Mục đích là góp phần tích cực vào việc bảo tồn, phục hồi các giá trị văn hóa của các dân tộc gốc Tây Nguyên.

Theo ông Tú, việc dạy nghề này nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, mở rộng các hoạt động giao lưu văn hóa, thu hút một lượng lớn khách du lịch đến địa phương, góp phần phát triển các loại hình dịch vụ, giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho người lao động trên địa bàn huyện nói chung và người dân xã Đạ Chais nói riêng.

Có thể nói Lâm Đồng là mảnh đất không chỉ được biết đến với vẻ đẹp của thiên nhiên, sự ôn hòa của khí hậu mà còn những nghề truyền thống khá phong phú, được thể hiện qua các sản phẩm thủ công của các dân tộc Mạ, Chu Ru, Cơ Ho... nơi đây.

Đó là sản phẩm của những nghề như trồng dâu, nuôi tằm ở Lâm Hà, dệt thổ cẩm ở Lạc Dương, đan lát ở Đức Trọng, nghề rèn của người Mạ, nặn gốm ở Đơn Dương…

Việc đào tạo, bảo tồn nghề truyền thống đang được các địa phương này chú trọng. Như ở huyện Lâm Hà vừa qua đã tiếp tục chọn 3 làng nghề truyền thống trên địa bàn để thực hiện chính sách đầu tư bảo tồn và phát triển lâu dài.

Thứ nhất là làng nghề dệt thổ cẩm Đam Pao (xã Đạ Đờn) đạt doanh thu hơn 6 tỷ đồng/năm, thu hút việc làm gần 170 lao động địa phương, bình quân thu nhập 3 triệu đồng/người/tháng.

Thứ hai là làng nghề dâu tằm tơ Hùng Vương, Đông Anh 3 (thị trấn Nam Ban) tạo việc làm cho hơn 190 lao động, doanh thu hơn 10 tỷ đồng/năm, mức lương 4,5 triệu đồng/người/tháng.

Thứ ba là làng nghề dâu tằm tơ Đông Anh 5 (thị trấn Nam Ban) với doanh thu gần 12 tỷ đồng/năm, tập hợp gần 90 nông hộ với hơn 170 lao động thường xuyên, thu nhập 4,5 triệu đồng/người/tháng.

Tay nghề càng cao, đầu ra càng dễ

Lâm Đồng hiện có 30 làng nghề, gồm 19 làng nghề truyền thống và 11 làng nghề, UBND tỉnh Lâm Đồng đã quyết định công nhận 16 làng nghề, trong đó 11 làng nghề truyền thống và 5 làng nghề.

Những làng nghề như trồng hoa, làm rượu cần, mây tre đan, làng nghề dâu tằm tơ, dệt thổ cẩm mang dấu ấn đặc trưng của những cư dân sống trên vùng đất Lâm Đồng.

Ở các làng nghề chủ yếu hoạt động theo mô hình cơ sở sản xuất kinh doanh và hộ gia đình, đông nhất là hộ gia đình với 2.440 hộ, 10 HTX, 8 tổ hợp tác và 11 doanh nghiệp. Tổng số lao động trong các làng nghề đạt 5.793 người, trong đó 4.219 lao động thường xuyên và 14 nghệ nhân có tay nghề cao. Hiện tại, thu nhập của lao động trong làng nghề xấp xỉ 4,5 triệu đồng/tháng, có 5 làng nghề đăng ký thương hiệu Hoa Đà Lạt.

Tỉnh Lâm Đồng đã hỗ trợ phát triển các làng nghề gắn với du lịch
Tỉnh Lâm Đồng đã hỗ trợ phát triển các làng nghề gắn với du lịch

Tỉnh Lâm Đồng đã hỗ trợ phát triển 8 làng nghề gắn với điểm du lịch và 4 làng nghề gắn với tuyến du lịch, góp phần mở rộng quy mô sản xuất, tăng sản phẩm, tăng thu nhập cho các hộ lên gấp 2 đến 4 lần so với thuần nông.

Theo các chuyên gia, để việc bảo tồn nghề truyền thống và nâng cao chất lượng sản phẩm ở các làng nghề hay các HTX nghề truyền thống trong tỉnh Lâm Đồng thì một trong những yếu tố quan trọng là đào tạo nghề truyền thống cho các lao động địa phương một cách bài bản.

Có như vậy thì mới nâng được sức cạnh tranh của sản phẩm truyền thống. Tay nghề của người lao động làng nghề càng cao thì đầu ra sản phẩm càng dễ đáp ứng được thị hiếu ngày càng thay đổi của khách hàng.

Thanh Loan

Nguồn: thoibaokinhdoanh.vn

Lượt xem: 1.942
Liên quan
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 006521397
  •  Đang online: 445
  •  Trong tuần: 30.309
  •  Trong tháng: 201.309
  •  Trong năm: 201.309