NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Hội thảo Nông nghiệp hữu cơ - Nông nghiệp thông minh huyện Lạc Dương In trang
16/06/2022 03:19 CH

Ngày 15/6, tại huyện Lạc Dương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng phối hợp với UBND huyện Lạc Dương tổ chức Hội thảo Nông nghiệp hữu cơ - Nông nghiệp thông minh huyện Lạc Dương. Đến dự và chủ trì Hội thảo có đồng chí Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng; lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Toàn cảnh Hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo

Về phía huyện Lạc Dương có đồng chí Phạm Triều - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Sử Thanh Hoài - Chủ tịch UBND huyện cùng đại diện các ban, ngành, đoàn thể và các doanh nghiệp, công ty trên địa bàn huyện.

Đồng chí Sử Thanh Hoài - Chủ tịch UBND huyện phát biểu tại hội thảo
Đồng chí Sử Thanh Hoài - Chủ tịch UBND huyện phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Sử Thanh Hoài - Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh: Trong những năm qua, tỉnh Lâm Đồng nói chung và huyện Lạc Dương nói riêng tiếp tục định hướng phát triển theo hướng toàn diện, bền vững và hiện đại, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã đạt được kết quả khả quan. Công nghệ cao được ứng dụng phổ biến là sản xuất trong nhà kính và nhà lưới, sử dụng hệ thống tưới tự động, công nghệ thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. Đặc biệt, một số doanh nghiệp còn ứng dụng cả hệ thống máy tính gắn trong vườn trồng hoa để tự động kiểm soát các thông số kỹ thuật về độ ẩm, không khí, ánh sáng, tốc độ tăng trưởng của cây trồng. Từ năm 2015 đến nay, nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh cũng như của huyện Lạc Dương đã bước sang một bước phát triển mới - nông nghiệp chuyển từ nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sang sản xuất công nghệ cao, các công nghệ IOT, invitro được ứng dụng ngày càng mạnh mẽ… các sản phẩm sản xuất ra có giá trị kinh tế cao, làm gia tăng lợi nhuận cho người nông dân. Mặc dù là địa phương được đánh giá đa dạng về chủng loại cây trồng, vật nuôi, có quy mô diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao lớn với nhiều công nghệ, thiết bị, giống mới được sử dụng; thuận lợi cho phát triển nông nghiệp hữu cơ, nhưng đến nay diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Lâm Đồng còn khá thấp. Diện tích được chứng nhận sản xuất hữu cơ hiện có chưa nhiều; tính đến cuối năm 2021 toàn huyện có 1.298,61 ha được chứng nhận sản xuất hữu cơ, tập trung chủ yếu các đối tượng gồm: Rau, điều, lúa, cây ăn quả, cỏ nuôi bò sữa... Tổng diện tích sản xuất các sản phẩm nông nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, 4C… của huyện Lạc Dương đến nay ước đạt 344 ha; bên cạnh đó, phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ cũng đang được người sản xuất và người tiêu cùng hướng tới. Ngoài nhận thức của người sản xuất và tiêu dùng đang dần thay đổi thì Lạc Dương có điều kiện vô cùng thuận lợi để hướng đến một nền sản xuất hữu cơ như: Điều kiện tự nhiên thuận lợi, người nông dân có trình độ và tiếp thu nhanh công nghệ mới; đã từng bước hình thành thói quen sử dụng các loại phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thảo mộc trong sản xuất, quan tâm đến sức khỏe người tiêu dùng; nhu cầu về sản phẩm của nông nghiệp hữu cơ sẽ ngày càng tăng cao; các cơ chế chính sách chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ đã có; thị trường tiêu thụ dần rộng mở… Đây là những thuận lợi, tiền đề và là cơ hội rất lớn để Lạc Dương phát triển nông nghiệp hữu cơ trong thời gian tới.

Tại Hội thảo, bên cạnh giới thiệu những mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang triển khai hiệu quả, huyện Lạc Dương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế; đề ra những giải pháp, định hướng cụ thể trong thời gian tới, hướng tới hoàn thành các mục tiêu về phát triển nông nghiệp hữu cơ mà huyện cũng như tỉnh đã đề ra. Ngoài ra, một số doanh nghiệp như Công ty TNHH Langbiang VF Dâu rừng đã chia sẽ kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp hữu cơ - nông nghiệp thông minh mà công ty đang triển khai; Công ty cổ phần Nguyên Long tham luận về phát triển nghề trồng Nấm - một mắt xích quan trọng trong canh tác nông nghiệp hữu cơ…

Đồng chí Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo
Đồng chí Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, đồng chí Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã ghi nhận và biểu dương nỗ lực phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng của huyện Lạc Dương trong thời gian qua. Đồng chí cho rằng, huyện Lạc Dương là một trong những huyện có nhiều tiềm năng lớn với những lợi thế mang tính toàn cầu về việc phát triển nông nghiệp hữu cơ - nông nghiệp thông minh. Tuy nhiên, một số thách thức trong phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh tại Lạc Dương đó là: Chưa có quy hoạch về sản xuất hữu cơ, quy mô sản xuất của người nông dân còn nhỏ lẻ, vấn đề ô nhiễm môi trường, đất đai bạc màu, suy giảm đa dạng sinh học; thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ trong nước chưa phổ biến, sản xuất, chế biến nông nghiệp hữu cơ cần vốn đầu tư lớn. Vì vậy để mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị huyện Lạc Dương tiếp tục phát huy Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 - 2025; chú trọng thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy sơ chế, chế biến cà phê, đồng thời nâng cao năng lực, có cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ về kỹ thuật canh tác, đặc biệt là phát triển thương hiệu và liên kết chuỗi trong sản xuất và tiêu thụ.

Trao tặng Quy trình độc quyền canh tác cà phê Arabica hữu cơ vùng núi Lang Biang cho huyện Lạc Dương
Trao tặng Quy trình độc quyền canh tác cà phê Arabica hữu cơ vùng núi Lang Biang cho huyện Lạc Dương

Nhân dịp Hội thảo này, đồng chí Phạm S - Phó chủ tịch UBND tỉnh đã trao tặng Quy trình độc quyền canh tác cà phê Arabica hữu cơ vùng núi Lang Biang cho huyện Lạc Dương. Và sau buổi Hội thảo, các đại biểu tham dự cũng đã có dịp đến tham quan Trung tâm OCOP của huyện Lạc Dương.

Phạm Phương

Lượt xem: 642
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 005916170
  •  Đang online: 82
  •  Trong tuần: 60.869
  •  Trong tháng: 232.301
  •  Trong năm: 2.520.083