NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Lạc Dương đẩy mạnh xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới In trang
25/04/2023 08:11 SA

Xác định vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật, thời gian qua, Huyện ủy Lạc Dương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, góp phần phục vụ hiệu quả nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Các lớp dạy đánh cồng chiêng cho thanh, thiếu niên trên địa bàn huyện giúp cho thế hệ trẻ ý thức được tầm quan trọng trong việc bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng
Các lớp dạy đánh cồng chiêng cho thanh, thiếu niên trên địa bàn huyện giúp cho thế hệ trẻ ý thức được tầm quan trọng trong việc bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SÁNG TÁC, QUẢNG BÁ

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Lạc Dương Ya Tiong cho hay, Huyện ủy, UBND huyện Lạc Dương thường xuyên tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với lĩnh vực văn học, nghệ thuật, xem đây là một trong những nhiệm vụ góp phần làm cho đời sống văn hóa, tinh thần trong xã hội ngày càng phong phú, đa dạng, từng bước xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh. Đồng thời, yêu cầu các cấp ủy đảng và chính quyền các cấp đưa nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, văn học, nghệ thuật vào nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, từng ngành hàng năm. Qua đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với việc xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới. Từ đó tạo sự quan tâm, đầu tư chăm lo cho hoạt động văn học, nghệ thuật, tạo điều kiện cho văn học, nghệ thuật phát triển, đáp ứng kịp thời nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần trong Nhân dân.

Do vậy, lĩnh vực văn học, nghệ thuật trên địa bàn huyện có bước phát triển mới, nhiều tác phẩm có giá trị về nội dung và nghệ thuật. Đặc biệt, việc phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức nhiều trại thực tế sáng tác và quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật của địa phương đã khơi dậy tiềm năng sáng tạo văn học, nghệ thuật trong Nhân dân. Qua 15 năm thực hiện nghị quyết đã có hàng trăm tác phẩm văn học nghệ thuật được sáng tác mới, nhất là các đợt sáng tác phục vụ các sự kiện chính trị lớn như: Mở Hội trại sáng tác năm 2017 viết về quê hương, con người Lạc Dương; sáng tác chào mừng đại hội Đảng các cấp; chào mừng kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập huyện Lạc Dương (1979-2019); thực hiện Đề án Phát triển du lịch huyện Lạc Dương trong giai đoạn tiếp theo... ở các thể loại Văn học, Mỹ thuật, Âm nhạc, Nhiếp ảnh, Văn nghệ dân gian... Hoạt động phổ biến tác phẩm cũng đa dạng, phong phú như xuất bản, biểu diễn, thu phát trên đài... đưa tác phẩm đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Để có tác phẩm văn học nghệ thuật đạt chất lượng, huyện Lạc Dương đã đặt hàng các tác phẩm về đề tài lịch sử đấu tranh cách mạng; phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh... 15 năm qua, đã có trên 100 lượt tác giả, tác phẩm được đầu tư với chất lượng tác phẩm ngày càng cao. Đặc biệt năm 2017, tại Hội trại sáng tác về huyện Lạc Dương đã có trên 20 tác phẩm ảnh, 10 tác phẩm thơ và 10 ca khúc ca ngợi về địa phương. UBND huyện Lạc Dương cũng đã phối hợp với một số tạp chí như: Người làm báo, Tạp chí Lang Biang để xuất bản một số tác phẩm ca ngợi về những thành tựu địa phương đạt được trong thời gian qua.

Ngoài công tác phối hợp trên, huyện Lạc Dương còn đẩy mạnh phong trào sáng tác quần chúng ở các cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn huyện, thu hút đông đảo các lực lượng tham gia, tạo không khí sinh hoạt văn học nghệ thuật lành mạnh, sâu rộng trong Nhân dân như viết về gương người tốt, việc tốt, gương điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế, trong xây dựng cuộc sống gia đình...

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA

Theo Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Lạc Dương, các hoạt động văn hóa văn nghệ, văn học nghệ thuật trên địa bàn huyện trong thời gian qua góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc bản địa. Một số lễ hội truyền thống được khôi phục lại như: lễ hội cồng chiêng, lễ hội mừng lúa mới...

Để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, huyện Lạc Dương đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch mở các lớp dạy đánh cồng chiêng cho thanh, thiếu niên trong huyện. Qua đó giúp cho thế hệ trẻ ý thức được tầm quan trọng trong việc bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng. Hiện nay, huyện Lạc Dương có 10 nhóm cồng chiêng thường xuyên hoạt động phục vụ du khách trong và ngoài nước. Trên địa bàn huyện hiện có trên 20 nghệ nhân đồng bào dân tộc thiểu số am hiểu về các điệu chiêng, bài dân ca, hò vè, dân vũ, các loại nhạc cụ dân tộc. Trong đó có 2 nghệ nhân được Chủ tịch nước công nhận danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú là bà Bon Niêng K‘Glòng, xã Đưng K’nớ với loại hình Tri thức dân gian và ông Kră Jăn Ha Liêng, xã Đạ Sar với loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian.

Bên cạnh đó, người dân biết kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc cùng các hoạt động phát triển kinh tế gắn với hình ảnh con người, địa phương như các làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm, nghề làm rượu cần, nghề đan lát... nhằm quảng bá, đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ khách du lịch và phục vụ sinh hoạt hàng ngày.

“Sau 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 23 đã đem lại nhiều kết quả tích cực. Từng cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp đã phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, nghệ thuật. Chất lượng hoạt động văn hóa, nghệ thuật ngày càng được nâng lên rõ rệt, gắn kết chặt chẽ, phục vụ hiệu quả chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Lạc Dương Ya Tiong nhấn mạnh.

(Theo TUẤN HƯƠNG/baolamdong.vn)

Lượt xem: 471
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 005920697
  •  Đang online: 111
  •  Trong tuần: 111
  •  Trong tháng: 236.828
  •  Trong năm: 2.524.610