NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Nông dân liên kết trồng hoa hồng với doanh nghiệp In trang
16/01/2024 08:23 SA

(LĐ online) - Vùng hoa hồng ở chân núi Dankia ghi dấu bàn tay một người nông dân. Đã hai mươi lăm năm gắn bó với nghề trồng hoa hồng, người nông dân ấy đã chuyển hướng, liên kết sản xuất - tiêu thụ với doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra cho những cánh hồng.

Chú Nguyễn Lớn trong vườn hồng
Chú Nguyễn Lớn trong vườn hồng

Chú Nguyễn Lớn, nông dân tổ dân phố Dankia, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương đã có 25 năm gắn bó với nghề trồng hoa hồng. Chú bảo, từ gốc hồng dại cho tới những cành hồng ngoại, chú đã trồng hàng trăm giống hồng khác nhau. Hôm nay, thay vì trồng hoa hồng và bán trôi nổi qua thương lái, chú Nguyễn Lớn canh tác theo liên kết cùng doanh nghiệp. Việc liên kết đã giúp cành hồng có đầu ra ổn định.

Với gần 1 ha nhà kính chuyên canh tác hoa hồng, hiện tại, chú Nguyễn Lớn đang trồng những giống hồng mới, đẹp theo yêu cầu của doanh nghiệp. Những giống mới với tên gọi như ánh trăng, vàng lửa, phấn hồng... được người nông dân già cặm cụi chăm sóc. Chú Nguyễn Lớn cho biết, trồng hoa hồng cho doanh nghiệp, chất lượng bông hồng phải được đặt lên hàng đầu. Từ gốc hồng dại, được cắt, sau đó ghép những chồi hồng nhập giống mới nhất, cả quá trình phải đảm bảo để những cây hồng phát triển tốt, cho những cành hồng đẹp nhất. Chú Nguyễn Lớn cho biết: “Hồng ngoại cành thẳng, bông đẹp, được thị trường ưa chuộng, doanh nghiệp trả giá cao nhưng đồng thời rất khó chăm. Vì vậy, nông dân chúng tôi phải lựa chọn những gốc hồng dại, hồng tầm xuân Đà Lạt, trồng và ghép ở thời điểm thích hợp nhất, đảm bảo cho mắt ghép sinh trưởng tốt. Qua 25 năm gắn bó với nghề trồng hồng, kinh nghiệm ghép hồng của chú cho tỷ lệ sống cao. Hiện tại, với 9 sào nhà kính chuyên trồng hồng và trên 10 loại hoa có màu được ưa chuộng, gia đình đã ký hợp đồng tiêu thụ với doanh nghiệp, đảm bảo đầu ra 100%”.

Chú Nguyễn Lớn đánh giá, giá hồng trên thị trường khá thất thường. Có lúc hoa hồng đạt giá 2-3 ngàn đồng/cành, cũng có lúc cành hồng chỉ có giá 300-500 đồng. Để tránh tình trạng giá cả thất thường, gây thiệt hại cho người nông dân, chú Nguyễn Lớn đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với công ty Hoa yêu thương. Công ty thu mua giá 1600 đồng/cành, xe chở tại vườn ngay sau khi hoa được thu hoạch. Giá 1.600 đồng không cao, tuy nhiên rất ổn định, việc của nông dân chỉ là sản xuất hoa đạt chất lượng, đạt sản lượng theo yêu cầu của doanh nghiệp. Chú Nguyễn Lớn cho biết, hiện tại vườn hồng đang thu hoạch liên tục với sản lượng 15 ngàn cành/tháng/sào.

Chú Nguyễn Lớn nhấn mạnh, yêu cầu của công ty với người nông dân thu hoạch hồng bao gồm độ dài của cành, độ nở của bông cũng như đảm bảo không nấm bệnh. Chú cho biết, nhiều nhà vườn cắt theo thói quen, khi bông mới chớm nở đã cắt. Nhưng theo yêu cầu của doanh nghiệp, bông hồng phải được thu khi đã xoáy đầu, nở nhẹ. Bông hồng giai đoạn xoáy đầu sẽ đảm bảo bông nở hoàn toàn khi đến tay người tiêu dùng. Độ dài của bông phải đạt từ 60 cm trở lên mới đảm bảo đúng chuẩn cung cấp cho doanh nghiệp.

Một trong những lợi ích của việc liên kết với doanh nghiệp là người nông dân luôn được tiếp cận các giống hồng mới, chú Nguyễn Lớn tâm sự. Bình thường, người nông dân trồng hoa hồng một lần và thu hoạch trong rất nhiều năm. Nhưng trên thị trường, xu thế tiêu dùng thay đổi liên tục, nhiều loại hoa hồng dù người trồng ra bông rất đẹp nhưng không được thị trường ưa chuộng. Bởi vậy, giá những bông hồng giống cũ thường khá thấp. Khi ký hợp đồng bao tiêu với doanh nghiệp, cán bộ kĩ thuật của doanh nghiệp thường xuyên thông báo những màu hồng mới để nông dân biết và ngay lập tức đưa vào canh tác. Khi bông không còn hợp thời, nông dân nhanh chóng thay đổi, trồng giống mới để cung cấp cho thị trường. Chú Nguyễn Lớn cung cấp, từ ngày trồng cho tới ngày ghép, chỉ tám tháng là đã bắt đầu thu. Nhưng nếu nông dân không biết màu hoa mới, cứ trồng giống cũ sẽ bị tụt hậu so với thị trường. Khi liên kết với doanh nghiệp, nông dân được doanh nghiệp hỗ trợ thông tin rất nhanh chóng, có điều kiện để đưa giống mới vào sản xuất. Hiện tại, người nông dân chỉ lo trồng bông hồng chất lượng tốt, năng suất cao là có thu nhập ổn định, không cần lo giá cả đầu ra.

Vườn của chú Nguyễn Lớn cũng là một trong những vườn có mã QR liên kết với doanh nghiệp, anh Bùi Anh Huỳnh Long, quản lý của Công ty Hoa yêu thương, doanh nghiệp liên kết với nhiều nông hộ trong đó có chú Nguyễn Lớn cho biết. Anh Long nhận xét, chú Nguyễn Lớn là nông hộ có kinh nghiệm, sẵn sàng chuyển đổi giống hoa một cách nhanh chóng, đồng thời, đảm bảo kỹ thuật theo yêu cầu của doanh nghiệp rất hiệu quả. Mô hình trồng hoa hồng theo liên kết đã đảm bảo đầu ra cho nông dân, đồng thời giữ nguồn cung ổn định cho doanh nghiệp, là hướng đi bền vững cho làng hoa phố núi.

DIỆP QUỲNH

Lượt xem: 304
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 005919031
  •  Đang online: 142
  •  Trong tuần: 142
  •  Trong tháng: 235.162
  •  Trong năm: 2.522.944