NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Đại biểu Quốc hội chỉ rõ "bệnh thành tích", "tư duy nhiệm kỳ".. gây ra lãng phí In trang
05/11/2024 08:43 SA

Theo đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Đoàn Nam Định), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, nếu chúng ta chống lãng phí thành công như chống tham nhũng thời gian qua thì đất nước ta nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới.

Ngày 4/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Đoàn Nam Định), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp bày tỏ quan tâm đến vấn đề chống lãng phí trong bộ máy công quyền.

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Đoàn Nam Định), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp phát biểu tại Hội trường Quốc hội. (Ảnh: TL)
Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Đoàn Nam Định), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp phát biểu tại Hội trường Quốc hội. (Ảnh: TL)

Theo đại biểu, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến công tác chống lãng phí. Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 27, Quốc hội thực hiện giám sát tối cao và ban hành Nghị quyết số 74 về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Gần đây nhất, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tiêu cực mới được bổ sung nhiệm vụ mới về phòng, chống lãng phí. Đặc biệt, bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí đã đánh giá đúng thực trạng, chỉ ra nguyên nhân và đưa ra nhiều giải pháp rất trúng. Đây là một thông điệp mạnh mẽ, sâu sắc, khuyến khích mọi người dân, đặc biệt là cán bộ trong bộ máy công quyền cần xem xét lại cách thức sử dụng và quản lý các nguồn lực trong xã hội. Bài viết đã đánh giá lãng phí còn diễn ra khá phổ biến dưới nhiều dạng thức khác nhau đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển.

Đại biểu chỉ ra, tình trạng lãng phí này có những nguyên nhân chủ yếu sau:

Trước hết, còn có một bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí ngay trong hoạt động quản lý. Lâu nay họ chỉ coi lãng phí là hành vi cần khắc phục nhưng chưa đến mức nghiêm trọng, chưa coi lãng phí là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Bên cạnh đó, có một số cán bộ còn quan niệm lãng phí chỉ là việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước không hiệu quả nhưng trên thực tế còn có lãng phí về cơ hội và thời gian.

Đại biểu Phương Hoa dẫn lại nhận định của một chuyên gia nước ngoài cho rằng lãng phí cơ hội và thời gian là sự lãng phí tài sản vô hình lớn nhất của con người. Khi cơ hội, thời gian trôi qua sẽ không bao giờ quay trở lại.

“Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhận định thủ tục hành chính rườm rà làm lãng phí thời gian của người dân, doanh nghiệp, bệnh sợ trách nhiệm, đùn đẩy trong công việc sẽ lãng phí cơ hội phát triển của địa phương và đất nước”, đại biểu chia sẻ.

Đáng chú ý, đại biểu chỉ ra,  bệnh thành tích, tư duy nhiệm kỳ, tư duy chủ quan của một số cán bộ muốn thực hiện những dự án ở địa phương, bộ, ngành mình và trong nhiệm kỳ mình làm lãnh đạo để chứng tỏ năng lực, sự năng động nhưng do cách làm nóng vội, sự tính toán chủ quan, sự không tuân thủ đầy đủ các quy trình, thủ tục nên một số dự án đã đem lại hiệu quả không mong muốn. Vừa qua, một số dự án đã được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí điểm mặt, chỉ tên là những dẫn chứng cụ thể nhất.

Mặt khác, chế tài xử lý lãng phí đã ban hành nhưng tính răn đe chưa cao.

Đại biểu phân tích: Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã quy định trách nhiệm của cá nhân, trách nhiệm người đứng đầu, việc xử lý hành vi vi phạm trong việc để xảy ra tình trạng lãng phí. Tuy nhiên, các quy định này chủ yếu có tính chất cảnh báo, nhắc nhở, có 2 điều đề cập đến các hành vi phạm tội dẫn đến hậu quả lãng phí, đó là Điều 179 tội thiếu trách nhiệm, gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và Điều 219 tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Trên thực tế, các điều luật này ít khi được sử dụng để xử lý hành vi lãng phí mà thường được xử lý bằng các tội danh khác như tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Với cách xử lý này, mặc dù tội phạm vẫn bị trừng trị nhưng tính răn đe, giáo dục về chống lãng phí chưa cao.

“Tôi thiết nghĩ rằng nếu chúng ta chống lãng phí thành công như chống tham nhũng thời gian qua thì đất nước ta nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới”, đại biểu nói./.

(Theo VY ANH/dangcongsan.vn)

Lượt xem: 84
Liên quan
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 006518630
  •  Đang online: 221
  •  Trong tuần: 27.541
  •  Trong tháng: 198.542
  •  Trong năm: 198.542