NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Vào rừng lấy nước suối về nuôi cá, nông dân thu cả chục tỷ đồng In trang
11/11/2024 07:52 SA

(Dân trí) - Nông dân ở Lâm Đồng lắp đặt đường ống dẫn nước từ những con suối trong rừng về các bể bê tông, bể nhựa để nuôi cá. Việc này giúp họ có nguồn thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Tại xã Đạ Nhim, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, gia đình ông Nguyễn Đình An xây dựng trang trại nuôi cá tầm thương phẩm trên tổng diện tích 3ha. Tại đây, gia đình ông An lắp đặt hệ thống ống để đưa nguồn nước sạch từ con suối trong rừng về các bể chứa, phục vụ nuôi cá.

Nước suối trong, sạch, đảm bảo về chất lượng và có nhiệt độ 16-28 độ C, phù hợp cho cá tầm sinh trưởng, phát triển.

Khu nuôi cá tầm của gia đình ông Nguyễn Đình An tại xã Đạ Nhim, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng (Ảnh: Minh Hậu).
Khu nuôi cá tầm của gia đình ông Nguyễn Đình An tại xã Đạ Nhim, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng (Ảnh: Minh Hậu).

Theo ông Nguyễn Đình An, hiện nay, gia đình lắp đặt hệ thống bể nuôi cá bằng khung sắt, lót bạt nhựa. Mỗi bể có bán kính 6-17m, thành bể cao 1,6-1,8m, bên trong bể được lắp đặt hệ thống máy sục khí oxy.

Với hệ thống bể nuôi nói trên, mỗi năm, gia đình ông Nguyễn Đình An nuôi và cung ứng ra thị trường khoảng 300 tấn cá tầm thương phẩm.

"Hiện nay, chúng tôi xuất bán cá tầm cho thị trường TPHCM và các địa phương lân cận với mức giá 160.000-170.000 đồng/kg", ông An nói.

Tại xã Rô Men, huyện Đam Rông, Lâm Đồng, gia đình anh Huỳnh Ngọc Thu được biết đến là một trong những hộ tiên phong trong việc phát triển nghề nuôi cá tầm.

Năm 2012, anh Thu từ TPHCM lên huyện Đam Rông khảo sát, tìm địa điểm phù hợp để nuôi cá tầm.

Người dân Lâm Đồng lắp đặt hệ thống đường ống để đưa nước từ các con suối trong rừng về nuôi cá tầm (Ảnh: Minh Hậu).
Người dân Lâm Đồng lắp đặt hệ thống đường ống để đưa nước từ các con suối trong rừng về nuôi cá tầm (Ảnh: Minh Hậu).

Đến năm 2015, anh Thu nhận thấy khu vực xã Rô Men có nguồn nước suối đảm bảo về chất lượng, nhiệt độ nên quyết định thực hiện trang trại. Tại đây, anh Thu xây dựng tổng cộng 80 bể bằng bê tông cốt thép trên tổng diện tích 1,3ha.

Khi các bể nuôi hoàn thành, anh Thu đấu nối hệ thống ống dẫn nước từ con suối trong rừng về bể và tiến hành thả cá.

Chủ trang trại cho biết, cá tầm phù hợp với điều kiện nước chảy liên tục nên gia đình anh thiết kế cùng lúc hệ thống ống cung cấp nước và thoát nước. Gia đình anh Huỳnh Ngọc Thu sử dụng nguồn thức ăn chăn nuôi công nghiệp dành cho cá tầm.

Mỗi lứa cá, sau khoảng thời gian nuôi 12-13 tháng có thể thu hoạch, bán ra thị trường. Hiện nay, mỗi năm, gia đình anh Huỳnh Ngọc Thu cung ứng ra thị trường hàng trăm tấn cá tầm thương phẩm, đạt doanh thu khoảng 10 tỷ đồng/năm.

Sau 12-13 tháng nuôi, cá tầm được thu hoạch bán ra thị trường (Ảnh: Minh Hậu).
Sau 12-13 tháng nuôi, cá tầm được thu hoạch bán ra thị trường (Ảnh: Minh Hậu).

Ông Phạm Phi Long, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Lâm Đồng cho biết, địa phương có tiềm năng, lợi thế phát triển cá tầm. Đây là loài cá có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập lớn cho chủ trang trại.

"Phương thức nuôi cá nước lạnh chủ yếu là sử dụng nguồn nước mát tự chảy từ các suối trong rừng tự nhiên. Nguồn nước này được đưa về các bể bê tông, bể nhựa kết hợp công nghệ hiện đại để nuôi cá", ông Phạm Phi Long, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Lâm Đồng nói.

Được biết, diện tích nuôi cá tầm toàn tỉnh Lâm Đồng là trên 54ha, sản lượng khoảng 2.500 tấn/năm.

Hiện nay, tỉnh này có 128 cơ sở bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình nuôi cá tầm và nuôi tập trung ở các huyện Lạc Dương, Đam Rông, Di Linh, thành phố Đà Lạt…

MINH HẬU

Lượt xem: 37
Liên quan
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 005896379
  •  Đang online: 248
  •  Trong tuần: 41.078
  •  Trong tháng: 212.510
  •  Trong năm: 2.500.292