NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
“Biệt đội” cứu hộ dưới chân núi Bà In trang
06/06/2023 07:52 SA

Được thành lập nhằm góp phần giảm thiểu những rủi ro trong vùng, “biệt đội” của các thành viên tham gia cứu hộ, cứu nạn thị trấn Lạc Dương dưới chân núi Bà (núi Langbiang, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) đã vươn ra khỏi phạm vi tên gọi, hành động vì cộng đồng trên cơ sở “2 không” - không sợ nguy hiểm, không đòi thù lao.

Thành viên Đội PCCC và CHCN tự quản thị trấn Lạc Dương xịt rửa đường ở những khu vực vừa xảy ra sạt lở, bùn đất tràn xuống đường giao thông
Thành viên Đội PCCC và CHCN tự quản thị trấn Lạc Dương xịt rửa đường ở những khu vực vừa xảy ra sạt lở, bùn đất tràn xuống đường giao thông

Vào “điểm nóng”

Sau trận mưa lớn, đoạn đường dài hơn 300m trên quốc lộ 27C đoạn qua trung tâm xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương bị đất bùn từ trên sườn đồi tràn xuống, nhiều người đi xe máy qua đây đã bị té ngã do trơn trượt. Ông Liêng Jrang Ha Rô Ky, Chủ tịch UBND xã Đạ Sar, chụp ảnh gửi cho Đội phòng cháy, chữa cháy và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn (PCCC và CHCN) tự quản thị trấn Lạc Dương để nhờ trợ giúp. Sau khi xem xét tình hình, các thành viên của đội đã điều động 2 xe ô tô vào dọn rửa đường. Xe ô tô được trang bị thùng nước chứa hàng ngàn lít kèm hệ thống xịt rửa áp suất cao đã rửa sạch mặt đường, giúp giao thông ở hiện trường trở lại bình thường. Công việc kết thúc lúc 20 giờ, khi các thành viên ướt sũng dưới mưa.

Sau buổi cứu hộ lấm lem bùn đất, sáng hôm sau, các thành viên Đội PCCC và CHCN tự quản thị trấn Lạc Dương tranh thủ thời gian đầu ngày sửa, rửa xe, sau đó “ai về việc nấy”. Ông Đặng Ngọc Hiệp (sinh năm 1959, Đội trưởng Đội PCCC và CHCN tự quản thị trấn Lạc Dương) cho biết: “Bất kể lúc nào, khi có đề nghị, các thành viên của đội đều sẵn sàng trợ giúp. Hôm trước, có một cháu sinh viên năm nhất đi khảo sát địa điểm để tổ chức sinh nhật trong rừng, không may bị trượt chân đuối nước. Gia đình liên hệ nhờ đội tìm kiếm, sau nhiều giờ ngụp lặn dưới làn nước lạnh, đội đã tìm thấy thi thể của nạn nhân và sử dụng xe cứu thương của đội đưa cháu về tận gia đình”.

Đó là hai trong số hàng trăm lần “xuất quân” của các thành viên Đội PCCC và CHCN tự quản thị trấn Lạc Dương. Các thành viên tham gia tìm kiếm người mất tích, tham gia PCCC, phun xịt khử khuẩn phòng chống dịch bệnh… Tất cả đều miễn phí.

Hoạt động chuyên nghiệp

Sau khi xuất ngũ, ông Đặng Ngọc Hiệp luôn trăn trở phải làm một việc gì đó cho cộng đồng, do đó ông đã mang ý tưởng thành lập một mô hình PCCC tự quản ra trao đổi với anh em và được nhiều người ủng hộ. Ý tưởng xuất phát từ việc trên địa bàn thị trấn Lạc Dương liên tiếp xảy ra nhiều vụ hỏa hoạn, khi đơn vị chữa cháy chuyên nghiệp đến nơi thì thiệt hại về tài sản thường rất lớn. Ngoài ra, đặc thù địa bàn có địa hình phức tạp với nhiều suối hồ, núi đồi, đường sá không thuận lợi, cần thiết phải có đội ngũ tại chỗ để có thể sớm giải quyết các vấn đề phát sinh.

Năm 2018, Đội PCCC và CHCN tự quản thị trấn Lạc Dương được thành lập với 44 thành viên tham gia các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng, lấy tự nguyện, tự quản và 4 tại chỗ (chỉ huy, con người, phương tiện và hậu cần) làm phương châm hoạt động. Đội tự trang bị thiết bị, phương tiện PCCC, CHCN. Từ chiếc xe UAZ ban đầu, đến nay đội dần huy động được số lượng phương tiện hùng hậu gồm 4 xe chữa cháy, 1 xe cần cẩu, 1 xe cứu thương, 3 mô tô nước, 3 thuyền phao gắn động cơ, 1 xe chở thiết bị, 1 xe tải đa năng, 3 flycam hỗ trợ công tác cứu hộ…, cùng 20 xe ô tô bán tải chuyên đi rừng (trang bị tời kéo, lốp gai). Ngoài ra, đội trang bị hàng loạt vật dụng khác như áo giáp cách nhiệt, ủng chuyên dụng, móc câu (dùng để tìm kiếm người mất tích), lưới chài, đồ lặn, mũ bảo hộ, mặt nạ phòng độc, máy phun hóa chất… để đáp ứng nhu cầu PCCC, CHCN ngày càng cao. Không chỉ hoạt động trên địa bàn thị trấn Lạc Dương, các thành viên trong đội còn tích cực tham gia cứu hộ, chữa cháy tại các xã ở huyện Lạc Dương và ngay cả TP Đà Lạt khi có yêu cầu.

Ông Đặng Ngọc Hiệp cho biết: “Gia đình tôi có khu đất rộng hơn 2ha, tôi sử dụng một phần khu đất xây dựng khu vực huấn luyện của đội. Tại đây chúng tôi đã làm 3 hồ chứa nước, vừa cung cấp nước cho xe bồn chữa cháy vừa là nơi anh em có thể “luyện quân” mô phỏng các tình huống giống ngoài thực tế như đu dây vượt thác, chạy mô tô nước, luyện tập bơi lội, lặn sâu… Rèn luyện cũng là cách để các thành viên trong đội không bị động trước các tình huống bất ngờ. Sắp tới, đội cứu hộ sẽ tiếp tục vận động trang bị thêm các thiết bị để hoạt động ngày càng đi vào chiều sâu”.

.
.

(Theo ĐOÀN KIÊN/sggp.org.vn)

Lượt xem: 380
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 006517668
  •  Đang online: 431
  •  Trong tuần: 26.580
  •  Trong tháng: 197.581
  •  Trong năm: 197.581