NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Thế giới tuần qua: Đạt đồng thuận về nhiều vấn đề In trang
06/03/2023 08:07 SA

Hội nghị Ngoại trưởng G20 đạt đồng thuận về nhiều vấn đề; Thỏa thuận đạt được giữa Anh và EU về giao thức Bắc Ailen; Hoả hoạn thiêu rụi gần 3.600 ha rừng ở Cuba; Tai nạn đường sắt nghiêm trọng tại Hy Lạp; Châu Á đối mặt thách thức già hóa dân số;… là một số sự kiện tiêu biểu của thế giới tuần qua (28/2 - 5/3).

Hội nghị Ngoại trưởng G20 đạt đồng thuận về nhiều vấn đề

Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ngày 2/3 đã đạt đồng thuận về trong một loạt vấn đề, tuy nhiên không ra được thông cáo chung sau hội nghị.

Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar (giữa) phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G20 ở New Delhi ngày 2/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar (giữa) phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G20 ở New Delhi ngày 2/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar cho biết hội nghị đã kết thúc mà không ra được thông cáo chung do những khác biệt sâu sắc liên quan đến cuộc xung đột Ukraine, bất chấp những nỗ lực bền bỉ của nước chủ nhà Ấn Độ nhằm tạo đồng thuận. Thay vào đó, hội nghị đã thông qua tài liệu Tóm tắt và Kết quả của Chủ tọa. Ông Jaishankar nêu rõ những tài liệu trên phản ánh quyết tâm của G20 trong việc đối phó với những thách thức toàn cầu cấp bách. Ngoại trưởng Ấn Độ nhấn mạnh hội nghị đã tập trung vào những khía cạnh có thể "giúp đoàn kết" các bên.

Hội nghị Ngoại trưởng G20 có sự tham dự của hơn 40 nhà ngoại giao hàng đầu của các nền kinh tế, cùng đại diện 13 tổ chức quốc tế. Cuộc khủng hoảng Ukraine đã trở thành nội dung chi phối chương trình nghị sự, mặc dù nước chủ nhà Ấn Độ mong muốn hội nghị tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách của thế giới hiện nay như giảm nghèo và tài chính cho nỗ lực chống biến đổi khí hậu.

Thỏa thuận đạt được giữa Anh và EU về giao thức Bắc Ailen

Thủ tướng Anh Rishi Sunak và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã đạt được thỏa thuận vào ngày 27/2 để chấm dứt hơn một năm bất đồng về các thỏa thuận hậu Brexit ở Bắc Ireland. Đây được xem là sự khởi đầu của một "chương mới" trong mối quan hệ giữa Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu (EU).

Thủ tướng Anh Rishi Sunak và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula Von der Leyen tại buổi họp báo chiều 27/2 (Ảnh: The Guardian)
Thủ tướng Anh Rishi Sunak và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula Von der Leyen tại buổi họp báo chiều 27/2 (Ảnh: The Guardian)

Hai nhà lãnh đạo cho biết, giao thức mới sẽ tránh sự tồn tại trên thực tế của một đường biên giới ở biển Ireland, đồng thời đảm bảo việc bảo vệ các thị trường châu Âu. "Thỏa thuận bảo vệ chủ quyền của người dân Bắc Ireland" – ông Rishi Sunak nêu rõ.

Được đồng ý vào năm 2020 như một phần của việc Vương quốc Anh rời EU, thỏa thuận ban đầu giữ Bắc Ireland ở lại thị trường chung châu Âu cho hàng hóa vật chất và tuân theo các quy tắc hải quan khác với phần còn lại của Vương quốc Anh, khiến những người theo chủ nghĩa công đoàn thân Anh ở đó và những người chống châu Âu ở London tức giận. Chính phủ Anh dưới thời Thủ tướng Boris Johnson đã đe dọa đơn phương viết lại giao thức trừ khi EU đồng ý thay đổi toàn bộ, làm xấu đi quan hệ ngoại giao và có nguy cơ dẫn đến một cuộc chiến thương mại rộng lớn hơn.

Tuy nhiên, điểm đáng chú ý nhất trong nội dung của thoả thuận mới là việc gỡ bỏ được các bất đồng lớn nhất giữa các bên trong Nghị định thư trước đây về Bắc Ireland, liên quan đến việc kiểm soát hải quan đối với hàng hoá từ các vùng lãnh thổ khác của Vương quốc Anh chuyển đến Bắc Ireland.

Hoả hoạn thiêu rụi gần 3.600 ha rừng ở Cuba

Nhật báo Granma, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba ngày 2/3 đưa tin, ngọn lửa bùng phát cách đây hơn chục ngày đã lan đến Vườn quốc gia Mensura-Piloto có diện tích hơn 8.480 ha và là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật đặc hữu của Cuba. Tờ báo này cho biết thêm đã ghi nhận thiệt hại đối với “thực vật có nguy cơ tuyệt chủng, cực kỳ nguy cấp hoặc dễ bị tổn thương”.

Cháy rừng nghiêm trọng ở Cuba (Ảnh: Reuters)
Cháy rừng nghiêm trọng ở Cuba (Ảnh: Reuters)

Vụ hỏa hoạn trên bắt đầu lan rộng hôm 19/2, một ngày sau khi bùng phát ở khu vực miền núi Pinares de Mayarí, thuộc tỉnh miền Đông Holguín. Đám cháy này xảy ra sau hàng chục vụ cháy rừng khác trong tháng 1 vừa qua. Số liệu của Cơ quan Kiểm lâm Cuba (CGB) cho thấy tại nước này đã xảy ra hơn 80 vụ cháy rừng trong tháng trước, con số tương đối cao so với cùng kỳ các năm trước đó. Các tỉnh Pinar del Rio, Artemisa, Camaguey và Holguin là những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do vụ hỏa hoạn của tháng trước.

Trong năm qua, Cuba đã chứng kiến 284 vụ cháy rừng, ảnh hưởng đến hơn 1.800 ha rừng, mức thiệt hại lớn nhất trong 3 năm trở lại đây. Giám đốc CGB Manuel Lamas Gómez cho hay 90% các vụ cháy rừng nói trên là do người dân tự ý đốt các loại thảo mộc hoặc mía, sử dụng các phương tiện không có bộ chống tia lửa và cả hoạt động săn bắn trái phép. Chỉ có 2-3% các vụ cháy có nguyên nhân tự nhiên như sét đánh, nắng nóng và biến đổi khí hậu. Theo ước tính của CGB, Cuba sẽ phải đối mặt với từ 320 đến 445 vụ cháy rừng trong năm 2023, gây thiệt hại từ 4.300 đến 6.000 ha trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 5. “Giặc lửa” là mối đe dọa lớn nhất đối với đa dạng sinh học, đồng thời gây ra những tổn thất kinh tế lớn cho quốc gia này.

Tai nạn đường sắt nghiêm trọng tại Hy Lạp

Ngày 2/3, khoảng 2.000 người biểu tình đã tập trung tại thành phố Thessaloniki ở miền Bắc Hy Lạp khi chính quyền nước này thừa nhận trách nhiệm trong vụ tai nạn tàu hỏa chết người hôm 28/2.

Hiện trường vụ va chạm giữa tàu khách và tàu hàng gần thành phố Larissa, Hy Lạp (Ảnh: AFP/TTXVN)
Hiện trường vụ va chạm giữa tàu khách và tàu hàng gần thành phố Larissa, Hy Lạp (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo số liệu mới cập nhật, vụ tai nạn này đã làm 57 người thiệt mạng và ít nhất 56 người khác mất tích. Tai nạn xảy ra khi một đoàn tàu chở 350 hành khách trong hành trình di chuyển từ thủ đô Athens đến thành phố Thessaloniki đã đâm trực diện vào một tàu chở hàng từ Thessaloniki đến thành phố Larissa. Vụ va chạm đã khiến 4 toa tàu đầu tiên trật khỏi đường ray, 2 toa khác gần như biến dạng hoàn toàn và có toa bốc cháy. Người phát ngôn của Chính phủ Hy Lạp Yiannis Economou nhấn mạnh thêm rằng vụ tai nạn thảm khốc đã gây nhiều mất mát và để lại những tổn thương tinh thần to lớn với những người còn sống, đồng thời gây bất an cho người dân cả nước.

Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis cho biết đây là "vụ tai nạn tàu hỏa khủng khiếp chưa từng thấy" ở Hy Lạp, đồng thời cam kết sẽ điều tra đầy đủ về vụ tai nạn này. Chính phủ Hy Lạp cũng đã tuyên bố quốc tang 3 ngày, từ ngày 1/3, tưởng niệm các nạn nhân vụ trong thảm kịch.

Châu Á đối mặt thách thức già hóa dân số

Theo số liệu mới công bố của Ban Dân số Liên hiệp quốc, dân số châu Á đang già đi nhanh hơn bất kỳ châu lục nào khác, dẫn đến tình trạng báo động về việc thiếu lực lượng lao động cần thiết cho tương lai.

Châu Á đang đứng đầu thế giới về tốc độ già hóa dân số (Ảnh: Getty Images)
Châu Á đang đứng đầu thế giới về tốc độ già hóa dân số (Ảnh: Getty Images)

Một trong những thách thức chính mà thế giới sẽ phải đối mặt trong những thập niên tới đó là sự già hóa dân số. Theo thống kê mới đây của Ban Dân số Liên hiệp quốc, số người từ 65 tuổi trở lên dự kiến tăng gấp đôi trong 3 thập niên tới, vào khoảng 1,6 tỉ vào năm 2050, trong đó châu Á đang dẫn đầu xu hướng này.

Với tỷ lệ sinh giảm kỷ lục, số người trong độ tuổi nghỉ hưu ngày càng tăng, các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đang phải đối mặt với bài toán nan giải này. Tỷ lệ người trên 65 tuổi ở các nước này ngày càng tăng, khiến cho nền kinh tế của họ gặp khó khăn do thiếu lao động, đồng thời đặt gánh nặng lên vai các chính phủ trong việc tìm nguồn tiền để hỗ trợ người về hưu cũng như đảm bảo vấn đề an sinh xã hội.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng già hóa dân số ở Nhật Bản và Hàn Quốc là do ngày càng nhiều người trẻ chọn trì hoãn việc lập gia đình hoặc từ bỏ hoàn toàn việc có con vì cho rằng chi phí nuôi con cao. Hơn nữa, triển vọng việc làm kém trong bối cảnh kinh tế suy thoái và giá bất động sản tăng cao, trong khi một số phụ nữ theo quan điểm ưu tiên tự do cá nhân hơn và loại trừ việc tìm bạn đời cũng là những yếu tố chính khiến tỷ lệ già hóa dân số ở các nước này ngày càng cao.

Trong khi đó, nguyên nhân già hóa dân số nhanh chóng ở Trung Quốc chính là do "chính sách một con". Năm 2015, chính phủ Trung Quốc đã bãi bỏ chính sách này nhằm khuyến khích các cặp vợ chồng sinh thêm con nhưng kết quả vẫn không như mong đợi. Bên cạnh đó, tư duy về kết hôn và lập gia đình ở người trẻ Trung Quốc cũng có những thay đổi lớn.

Nguồn: dangcongsan.vn

Lượt xem: 352
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 005909858
  •  Đang online: 198
  •  Trong tuần: 54.557
  •  Trong tháng: 225.989
  •  Trong năm: 2.513.771