NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Thế giới tuần qua: Những bất đồng được hàn gắn In trang
10/07/2023 07:55 SA

Tuần qua (3 - 9/7), thế giới trải qua nhiều sự kiện đáng chú ý; trong đó, việc Pháp tuyên bố các cuộc biểu tình bạo loạn tại nước này đã chấm dứt cùng với những kỳ vọng xoay quanh chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Tài chính Mỹ đã trở thành "điểm sáng" trong bức tranh thế giới tuần qua, cho thấy những bất đồng đang được hàn gắn và xu hướng hòa giải, ổn định vẫn là mục tiêu các nước hướng đến.

Pháp tuyên bố tình trạng bạo loạn đã chấm dứt

Những chiếc xe buýt bị đốt cháy tại bến Fort d'Aubervilliers, ở Aubervilliers, phía Bắc thủ đô Paris (Pháp), ngày 30/6/2023. (Ảnh: Xinhua)
Những chiếc xe buýt bị đốt cháy tại bến Fort d'Aubervilliers, ở Aubervilliers, phía Bắc thủ đô Paris (Pháp), ngày 30/6/2023. (Ảnh: Xinhua)

Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin ngày 5/7 tuyên bố bạo loạn đã chấm dứt trên toàn bộ "đất nước hình lục lăng."

Phát biểu trước Thượng viện Pháp, Bộ trưởng Darmanin nhấn mạnh: “Chúng ta đang chứng kiến sự yên tĩnh trở lại trên khắp nước Pháp." Tuy nhiên, ông cũng khẳng định Bộ Nội vụ Pháp vẫn đang duy trì mức độ cảnh giác cao.

Ngày 4/7, Nghiệp đoàn Giới chủ (MEDEF) - liên đoàn lao động lớn nhất nước Pháp - ước tính làn sóng biểu tình bạo loạn bùng phát từ tuần trước ở nước này đến nay đã gây thiệt hại lên tới hơn 1 tỷ USD.  Trước đó, ngày 3/7, giới chức Pháp cho biết tình trạng bạo loạn kéo dài 6 ngày qua liên quan đến vụ cảnh sát bắn chết một thiếu niên 17 tuổi đã gây thiệt hại khoảng 20 triệu euro cho giao thông công cộng ở riêng khu vực thủ đô Paris.

Biểu tình bạo loạn đã bùng phát và kéo dài ở Pháp suốt một tuần qua sau vụ cảnh sát bắn chết một thiếu niên 17 tuổi, được xác định tên Nahel M., vì không tuân thủ hiệu lệnh của cảnh sát khi tham gia giao thông.

Biểu tình đã khiến Thủ tướng Elisabeth Borne tuyên bố hủy bỏ các sự kiện quy mô lớn trên toàn quốc. Tổng thống Emmanuel Macron cho biết ông đã có cuộc gặp với các thị trưởng của 220 thành phố chịu thiệt hại do các cuộc bạo loạn.

Nguồn tin từ giới chức Pháp cho biết Tổng thống Macron hy vọng sớm bắt đầu "quá trình làm rõ vụ việc để tìm hiểu lý do sâu xa dẫn đến những sự kiện này." Việc tìm cách giải quyết vấn đề này đã trở thành một trong những thách thức lớn nhất đối với Tổng thống Macron kể từ khi ông nhậm chức vào năm 2017.

Thế giới ghi nhận ngày có nhiệt độ cao nhất trong lịch sử

Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Ngày 4/7 đã trở thành ngày nóng nhất khi nhiệt độ trung bình toàn cầu đạt kỷ lục mới trong ngày thứ hai liên tiếp.

Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), nhiệt độ trung bình của không khí trên bề mặt Trái Đất trong ngày 4/7 đã lên mức 17,18 độ C, cao hơn mức 17 độ C ghi nhận một ngày trước đó. Đây là hai mức nhiệt cao kỷ lục kể từ ngày 24/7/2022, thời điểm nhiệt độ trung bình toàn cầu đạt 16,92 độ C. Đây cũng là dấu hiệu mới cho thấy tác động của tình trạng biến đổi khí hậu do hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch.

Nếu so sánh thì nhiệt độ không khí trung bình toàn cầu dao động từ 12-17 độ C vào bất kỳ ngày nào trong năm và đã lên tới 16,2 độ C vào thời điểm đầu tháng 7 trong giai đoạn 1979-2000. Con số kỷ lục này chưa tính đến các phép đo khác, nhưng có thể sẽ bị phá vỡ khi Bắc Bán cầu bước vào mùa Hè.

Ngày 5/7, cơ quan giám sát khí hậu châu Âu Copernicus đã xác nhận rằng ngày 3/7 là ngày nóng nhất theo số liệu của mình kể từ năm 1940. Hiện cơ quan này chưa xác nhận số liệu của ngày 5/7.

Nhiệt độ trung bình toàn cầu được dự báo tiếp tục tăng cho đến cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8. Thậm chí tháng 6 vừa qua, nhiệt độ trung bình toàn cầu cũng ở mức nóng nhất mà Copernicus từng ghi nhận vào thời điểm đầu tháng 6.

"Đây không phải là một cột mốc để chúng ta ăn mừng. Đây là bản án tử dành cho con người và hệ sinh thái", hãng tin Reuters dẫn lời nhà khoa học khí hậu Friederike Otto của Viện Biến đổi khí hậu và Môi trường Grantham, Đại học Hoàng gia Anh London.

Theo các nhà khoa học, biến đổi khí hậu, kết hợp với hiện tượng thời tiết El Nino là nguyên nhân cho mức nhiệt tăng kỷ lục của toàn cầu. Các hoạt động của con người, trong đó chủ yếu là đốt nhiên liệu hóa thạch, đang tiếp tục thải ra khoảng 40 tỷ tấn khí thải gây hiệu ứng nhà kính CO2 mỗi năm.

Quan ngại tình trạng leo thang bạo lực ở Bờ Tây

Khói bốc lên sau một cuộc không kích của Israel xuống thành phố Jenin, Bờ Tây, ngày 3/7/2023. (Nguồn: THX/TTXVN)
Khói bốc lên sau một cuộc không kích của Israel xuống thành phố Jenin, Bờ Tây, ngày 3/7/2023. (Nguồn: THX/TTXVN)

Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell ngày 5/7 đã bày tỏ lo ngại sâu sắc về tình trạng leo thang bạo lực nghiêm trọng ở Israel và các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng. Bên cạnh đó, EU cũng lên án các cuộc tấn công của những người định cư Israel nhằm vào người Palestine. Tất cả những sự kiện đó là lời nhắc nhở về sự mong manh của tình hình trên thực tế, trong trường hợp không có triển vọng cho một giải pháp chính trị.

Trước đó, ngày 4/7, Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền Volker Turk cũng đã bày tỏ quan ngại về vòng xoáy bạo lực gần đây nhất tại Israel và khu Bờ Tây bị chiếm đóng, đồng thời kêu gọi chấm dứt tình trạng bạo lực gây thiệt mạng và thương vong.

Israel đã tiến hành chiến dịch quy mô lớn ở Jenin và một trại tị nạn Palestine gần đó vào đêm 3/7. Đụng độ vũ trang đã nổ ra và kéo dài hàng giờ đồng hồ giữa binh sỹ Israel và các tay súng Palestine. Các cuộc không kích được thực hiện trong khi hai bên giao tranh.

Ngày 4/7, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố các lực lượng quốc phòng nước này đã kết thúc chiến dịch chống khủng bố ở thị trấn Jenin.

Trong khi đó, ngày 3/7, chính quyền Palestine đã quyết định ngừng mọi liên lạc, các cuộc gặp gỡ và hợp tác an ninh với Chính phủ Israel nhằm phản đối vụ tấn công mà Israel tiến hành trước đó cùng ngày ở Bờ Tây khiến 8 người Palestine thiệt mạng và 100 người khác bị thương.

Citigroup hạ dự báo tăng trưởng Eurozone

Biểu tượng đồng euro ở phía trước trụ sở Ngân hàng Trung ương châu Âu tại Frankfurt am Main, Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Biểu tượng đồng euro ở phía trước trụ sở Ngân hàng Trung ương châu Âu tại Frankfurt am Main, Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trong tuần qua, Tập đoàn dịch vụ tài chính Citigroup (Mỹ) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 của Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), trong bối cảnh Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) coi việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu.

Các nhà kinh tế của Citigroup dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực này trong năm 2023 sẽ ở mức 0,8%, giảm 0,3 điểm phần trăm so với mức dự báo trước đó.

Động thái điều chỉnh dự báo tăng trưởng của kinh tế châu Âu được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế "đầu tàu" của châu lục là Đức cũng bị hạ dự báo tăng trưởng. Citigroup đã giảm dự báo tăng trưởng GDP quý I/2023 của Đức từ 1% xuống còn 0,2%.

Các kết quả khảo sát công bố ngày 3/7 cho thấy các hoạt động sản xuất ở cả 4 nền kinh tế lớn nhất Eurozone đều suy giảm trong tháng 6. Hoạt động sản xuất trong tháng 6 của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã suy giảm nhanh hơn dự báo khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) duy trì chính sách siết chặt tiền tệ.

Cụ thể, Chỉ số quản lý thu mua (PMI) của khu vực Eurozone, do ngân hàng HCOB (Đức) phối hợp với S&P Global tổng hợp, giảm xuống mức 43,4 trong tháng 6 so với mức 44,8 trong tháng 5.

Đây cũng là mức thấp nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, thấp hơn mức 43,6 ước tính sơ bộ trước đó và cũng thấp hơn nhiều so với ngưỡng 50 để được công nhận là tăng trưởng. Chỉ số sản lượng cũng giảm xuống mức 44,2 - thấp nhất trong 8 tháng.

Kì vọng từ chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Tài chính Mỹ

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen. Ảnh: Xinhua
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen. Ảnh: Xinhua

Ngày 6/7, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã tới Bắc Kinh, bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc nhằm cải thiện quan hệ song phương trong bối cảnh hai nước đang có nhiều bất đồng về kinh tế. Đây là chuyến đi đầu tiên của bà Yellen đến Trung Quốc trên cương vị Bộ trưởng Tài chính Mỹ và diễn ra chỉ vài tuần sau khi Ngoại trưởng Antony Blinken tiến hành chuyến thăm hiếm hoi đến nước này.

Bà Janet Yellen thăm Trung Quốc vào lúc mà quốc gia này đang gặp khó khăn kinh tế, đặc biệt là do Mỹ tăng lãi suất chỉ đạo, khiến vốn đầu tư nước ngoài ồ ạt đổ về Mỹ, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc liên tục bị mất giá trong nhiều tuần qua.

Các nhà phân tích Trung Quốc và Mỹ đều tin rằng, hai bên có thể đạt được một số cải thiện, mặc dù kì vọng chung về quan hệ song phương vẫn còn thấp, và điều quan trọng là phải giữ các kênh liên lạc mở để tránh sự cố leo thang thành khủng hoảng.

Theo quan chức Mỹ, chuyến đi được mong đợi từ lâu của bà Yellen là một phần trong nỗ lực của Tổng thống J.Biden nhằm tăng cường liên lạc giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, ổn định mối quan hệ và giảm thiểu rủi ro sai lầm khi nảy sinh bất đồng.

Bộ Tài chính Mỹ cho biết, Bộ trưởng Yellen sẽ thảo luận với các quan chức Trung Quốc về "tầm quan trọng đối với hai quốc gia - với tư cách là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới - trong việc quản lí mối quan hệ song phương một cách có trách nhiệm, trao đổi trực tiếp về các lĩnh vực quan tâm và cùng nhau giải quyết các thách thức toàn cầu".

Chính phủ Hà Lan sụp đổ do bất đồng về chính sách nhập cư

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte. Ảnh: Reuters
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte. Ảnh: Reuters

Ngày 7/7, Chính phủ liên minh của Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã sụp đổ do bất đồng không thể vượt qua về cách giải quyết vấn đề người di cư. Dự kiến, cuộc tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào tháng 11 tới.

Ông Rutte, 56 tuổi, vị lãnh đạo cầm quyền lâu nhất tại Hà Lan và một trong những chính khách kỳ cựu nhất của châu Âu, thông báo 4 đảng trong liên minh cầm quyền đã không thể đi đến thỏa thuận sau những ngày đàm phán căng thẳng.

Liên minh cầm quyền hiện nay là liên minh thứ 4 do ông Rutte lãnh đạo kể từ khi nhậm chức lần đầu vào năm 2010. Tuy nhiên, liên minh này chỉ mới lên nắm quyền từ tháng 1/2022, sau thời gian đàm phán kỷ lục là 271 ngày và vẫn chia rẽ sâu sắc trong nhiều vấn đề.

Các đảng đã bất đồng về kế hoạch của ông Rutte siết chặt các biện pháp hạn chế đoàn tụ gia đình của người xin tị nạn, biện pháp vốn nhằm hạn chế số người di cư sau vụ bê bối hồi năm ngoái liên quan đến các trung tâm tị nạn quá tải khiến một em nhỏ thiệt mạng và hàng trăm người phải ngủ ngoài trời.

Hà Lan là một trong những nước châu Âu có chính sách nhập cư khó khăn nhất nhưng dưới áp lực của các đảng cánh hữu, ông Rutte trong nhiều tháng đã cố gắng tìm cách giảm hơn nữa dòng người xin tị nạn. Đơn xin tị nạn ở Hà Lan đã tăng 1/3 vào năm ngoái lên hơn 46.000 và chính phủ dự báo con số này có thể tăng lên hơn 70.000 trong năm nay, vượt qua mức cao nhất trước đó được ghi nhận vào năm 2015.

Nguồn: dangcongsan.vn

Lượt xem: 237
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 005928158
  •  Đang online: 138
  •  Trong tuần: 2.625
  •  Trong tháng: 244.289
  •  Trong năm: 2.532.071