NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Nấm hương “bén rễ”' trên đất Lạc Dương In trang
17/09/2020 02:28 CH

Hiện nay, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) các xã Đạ Nhim, Đạ Sar (huyện Lạc Dương) đang đầu tư sản xuất một loại cây trồng mới có giá trị kinh tế cao - nấm hương. Dù số hộ trồng nấm hương chưa nhiều; song, hứa hẹn mang lại giàu có cho người dân từ loại cây trồng mới này…

Chàng cử nhân Kơ Să K’Lép kiểm tra phôi nấm
Chàng cử nhân Kơ Să K’Lép kiểm tra phôi nấm

Tín hiệu vui

Được lãnh đạo xã Đạ Nhim trực tiếp dẫn đi “thực sát” một số hộ gia đình trong xã sản xuất nấm hương, chúng tôi thực sự ngạc nhiên về sự nhạy bén, sáng tạo, khả năng nắm bắt và vận dụng công nghệ hiện đại hết sức tỉ mẩn, hiệu quả vào sản xuất loại cây trồng mới, tương đối “khó tính” này của đồng bào DTTS ở Lạc Dương.

Bà Kơ Să K’Kim - Phó Bí thư Đảng ủy xã Đạ Nhim cho biết, vì là loại cây trồng khá mới tại địa phương nên hiện tại trong toàn xã chỉ có 10 hộ đầu tư trồng nấm Hương. Tuy nhiên, qua những mùa thu hoạch đầu tiên rất khả quan, nên sắp tới sẽ có nhiều hộ đầu tư sản xuất loại cây trồng này.

Qua tìm hiểu, việc đầu tư trồng nấm Hương có nhiều ưu thế, nhưng cũng gặp những khó khăn. Về ưu thế, trồng nấm Hương không chiếm nhiều diện tích đất; người sản xuất làm việc trong nhà không phải chịu nắng mưa vất vả; giá bán cao và ổn định. Cái khó là vốn đầu tư tương đối cao; trung bình một nhà nấm (rộng 200 m2), đầu tư các giàn sắt, lắp đặt điện chiếu sáng, hệ thống ống, máy phun sương… tốn khoảng hơn 100 triệu đồng.

Gia đình ông bà Y Sái Kơ Să (Thôn 1) là một trong những hộ đầu tiên ở xã Đạ Nhim đã mạnh dạn đầu tư kinh phí 100 triệu đồng để trồng nấm hương. Nhà trồng nấm thiết kế tại một vị trí ít gió, xung quanh được che kín bằng màng phủ; bên trong, kê san sát từng dãy giàn sắt chắc chắn, bên trên sắp xếp chừng 10 tầng phôi nấm/giàn, đang mơn mởn những chồi nấm trắng nõn.

Người trồng nấm hương ở Đạ Nhim rất phấn khởi bởi những đợt thu hoạch nấm hương vừa qua đã cải thiện đáng kể đời sống của nhiều gia đình, mở ra nhiều triển vọng mới…

Ngược về xã Đạ Sar, chúng tôi thăm mô hình trồng nấm hương duy nhất của chàng Cử nhân Kơ Ho 26 tuổi - Kơ Să K’Lép (Thôn 4). Toàn xã mới chỉ có chàng trai này tiên phong “thử nghiệm” qua 2 mùa trồng nấm hương công nhệ cao đầu tiên. Và, đang là mô hình điểm của nông dân xã Đạ Sar tìm đến học hỏi kinh nghiệm…

Khi được hỏi lý do nào mà K’Lép chọn trồng nấm hương để sản xuất, lập nghiệp, trong khi cả xã chưa có ai đầu tư vào nghề này? Chàng cử nhân nhanh miệng: “Thấy người ta làm, mình mạnh dạn làm. Thực ra, nghề trồng nấm không quá khó. Chắc người dân xã mình ngại. Mình thấy hiện nay, người ta “sợ” thịt, cá; ưa chuộng rau, củ, quả sạch, nên mình mạnh dạn đầu tư…”.

K’Lép chia sẻ thêm, sau khi tốt nghiệp Đại học Đà Lạt - ngành Luật năm 2017, anh xin vào làm công nhân (được 6 tháng) tại Công ty IPS của Hunggary (chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh); công việc có thu nhập khá, nhưng điều kiện sống, chế độ làm việc… không phù hợp, K’Lép đã về lại Đạ Sar quyết chí lập nghiệp ngay trên quê mình. Nhưng làm nghề gì? Bắt đầu từ đâu? Vốn liếng như thế nào?... Khiến chàng cử nhân Luật băn khoăn…

K’Lép tìm hiểu và biết hiện có Công ty Cổ phần Nguyên Long (trụ sở chính tại Đà Lạt), từ năm 2010 đã đặt chi nhánh tại xã Đạ Sar. Công ty này chuyên trồng, chế biến các loại nấm ăn cao cấp và nấm làm thuốc. Vốn có kiến thức, nhạy bén trong lập nghiệp, Kơ Să K’Lép đã tìm hiểu mô hình trồng nấm hương, cơ chế liên kết giữa nông dân với Công ty. Nhận thấy có cơ hội, K’Lép bàn với gia đình và quyến tâm “khởi nghiệp” từ nghề trồng nấm hương…

Bước đi đúng hướng

Câu chuyện Cử nhân Luật người Kơ Ho trồng nấm hương ở xã Đạ Sar đang được người dân và chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ. Chủ tịch Hội Nông dân xã - Liêng Jang K’Sáu cho biết, Hội Nông dân xã đang tuyên truyền, vận động bà con mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao thay dần các loại cây trồng kém hiệu quả. Mô hình trồng nấm hương của K’Lép là điểm sáng sẽ làm gương cho bà con trong xã làm theo...

Theo bà K’Sáu, cái khó đối với đa số hộ đồng bào là nguồn vốn để xây dựng mô hình này khá lớn. Ngoài diện tích đất gia đình hỗ trợ (300 m2), chàng cử nhân K’Lép đã vay mượn người thân hơn 80 triệu đồng để đầu tư, mua sắm các vật dụng, lặp đặt hệ thống máy móc, các giàn sắt, mua phôi giống…

K’Lép cho biết, đợt đầu tiên sản xuất 3.000 phôi chăm sóc hơn 3 tháng cho thu hoạch; do chưa có kinh nghiệm nên sản lượng không cao; cân đối lời lãi chưa nhiều. Giữa tháng 7/2020, K’Lép sản xuất đợt thứ II (cũng 3.000 phôi); được Công ty hướng dẫn, tư vấn kỹ thuật, công nghệ chăm sóc, tin chắc sẽ cho thu hoạch khá hơn...

Lãnh đạo xã Đạ Nhim và Đạ Sar cho biết, toàn bộ kỹ thuật xây dựng nhà trồng nấm, lắp đặt hệ thống máy phun sương làm mát, kích thích sự phát triển của nấm, công nghệ chăm sóc nấm và bao tiêu toàn bộ sản phẩm nấm hương của nông dân đều do Công ty Cổ phần Nguyên Long ký kết với các hộ dân thực hiện. Nấm hương được Công ty này thu mua theo 4 loại: Loại A có giá từ 100 - 120.000 đồng/kg; loại B: 70 - 80.000 đồng/kg… loại thấp nhất (người dân gọi loại thải) từ 10 - 15.000 đồng/kg.

Theo các hộ dân, một năm có thể sản xuất 4 đợt nấm hương; trung bình mỗi tháng (sau khi trừ chi phí), người dân thu nhập khoảng 10 triệu đồng/nhà nấm (với 3.000 phôi). Nếu đầu tư thêm diện tích, số nhà trồng nấm, số lượng phôi giống và chăm sóc tốt hơn thì sản lượng nấm loại A đạt cao, sẽ cho thu nhập cao hơn…

Có thể thấy, nấm hương là loại cây trồng mới khá thích nghi với khí hậu, thổ nhưỡng vùng đất Lạc Dương; với sự năng động, nhạy bén và chí thú làm ăn, nấm hương sẽ là loại cây trồng mang lại sự giàu có cho nông dân trong những năm tới…

THANH DƯƠNG HỒNG

Nguồn: baolamdong.vn

Lượt xem: 823
Liên quan
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 006462202
  •  Đang online: 194
  •  Trong tuần: 33.059
  •  Trong tháng: 142.115
  •  Trong năm: 142.115