NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Ấn tượng Hội thi đánh cồng chiêng và hát dân ca K’Ho Cil lần đầu tiên được tổ chức tại xã Đạ Chais In trang
19/11/2020 11:34 SA

Hòa trong không khí sôi nổi của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, chiều ngày 18/11/2020, tại nhà sinh hoạt cộng đồng thôn Đưng K’Si, xã Đạ Chais đã tổ chức Hội thi đánh cồng chiêng và hát dân ca K’Ho Cil. Đây là hội thi lần đầu tiên được tổ chức tại xã Đạ Chais nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người dân thôn bản địa. Tuy là lần đầu tiên tổ chức nhưng hội thi đã để lại ấn tượng sâu sắc cho những ai đến tham dự.

Rất đông bà con đến tham dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Rất đông bà con đến tham dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Ngay từ đầu giờ chiều, rất đông người dân ở xã Đạ Chais đã có mặt tại sân nhà sinh hoạt cộng đồng thôn Đưng K’Si. Ai cũng tâm trạng háo hức, phấn khởi vì lần đầu tiên được đến xem Hội thi đánh cồng chiêng và hát dân ca K’Ho Cil do chính bà con trong xã biểu diễn. Ở bên trong nhà sinh hoạt cộng đồng, các nghệ nhân, diễn viên không chuyên của các thôn tất bật chuẩn bị trang phục, đạo cụ, tranh thủ ôn lại các bài múa xoang để đem đến cho bà con những phần thi đặc sắc nhất. Sau phần ôn lại truyền thống của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, Hội thi đánh cồng chiêng và hát dân ca K’Ho Cil cũng đã được bắt đầu trong tiếng vỗ tay cổ vũ của bà con.

Ôn lại truyền thống của Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc
Ôn lại truyền thống của Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc

Đại diện lãnh đạo xã tặng hoa chúc mừng các đội thi
Đại diện lãnh đạo xã tặng hoa chúc mừng các đội thi

Đại diện lãnh đạo xã tặng hoa chúc mừng các đội thiừ 3 thôn Tu Poh, Đưng K’Si và Long Lanh đã trình diễn 03 tiết mục tấu chiêng, mua xoan đưa đến hội thi những bài bản chiêng cổ được dùng trong các lễ hội truyền thống, trong nghi thức cúng tế, mô phỏng đời sống lao động, sản xuất. Mỗi tiết mục trình tấu là một bản nhạc đa âm theo từng bài chiêng với các khúc thức âm thanh, hình thức hòa điệu khác nhau, thể hiện sự đam mê trong kỹ năng đánh chiêng, nhịp điệu, thanh âm, điệu bộ và trong những bước đi nhún nhẩy; giai âm của chiêng 6 của người K’Ho Cil trầm hùng hòa quyện với nhau. Thường ngày, các thành viên trong đội chiêng là những nông dân làm bạn với cây cà phê, cây bắp nhưng khi biểu diễn trên sân khấu họ là những nghệ nhân với phong cách biểu diễn đầy đam mê, tạo nên những âm thanh lúc trầm, lúc bỗng thể hiện những sinh hoạt vật chất, tinh thần của cộng đồng như: Nghi thức đón khách, kết nghĩa, hái rau rừng, mừng lúa mới, cầu thần chiêng, thần lửa… đã tô đậm thêm nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số trong xã. Các nghệ nhân bước lên sân khấu bằng đôi chân trần với phong cách trình diễn khá chuyên nghiệp qua bước đi yểu điệu của các sơn nữ, mạnh mẽ rắn rỏi của các chàng trai núi rừng. Phụ kiện đi kèm với trang phục thổ cẩm tạo hình hoa văn là dụng cụ lao động như gùi, rìu… làm cho trang phục truyền thống của đồng bào trở nên độc đáo hơn.

.
.

Phong cách trình diễn khá chuyên nghiệp của các đội thi
Phong cách trình diễn khá chuyên nghiệp của các đội thi

Ở phần thi hát dân ca, mỗi thôn đưa đến hội thi những làn điệu dân ca của người K’ho Cil như: Hát giao duyên, hát kết bạn, hát ru con. Theo các Già làng ở đây, lời hát của các bài dân ca thường cô đúc, gợi lên những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với lối nghĩ, lối sống của người dân tộc bản địa. Những bài hát dân ca được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác, nên ngoài giá trị văn hóa truyền thống, nó còn đóng vai trò củng cố mối quan hệ gia đình, dòng họ, buôn làng, duy trì trật tự kỷ cương trong cộng đồng. Khi những điệu dân ca được cất lên từ giọng hát của các bà và các mẹ, mọi người có khi được đắm chìm trong những lời ca tự biên tự diễn được cất lên dặt dìu, réo rắt, ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, ca ngợi tình yêu đôi lứa, ca ngợi thiên nhiên, công lao của ông bà, cha mẹ răn dạy con cháu đầy xúc động, có khi lại không thể đứng im để thưởng thức nữa, ai cũng lắc lư đôi tay, nhịp nhàng đôi chân theo nhịp điệu của bài dân ca giao duyên của đôi trai gái. Lời hát mộc mạc, dung dị, nhưng đầy cuốn hút.

Hội thi kết thúc thành công ngoài sự mong đợi của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền xã Đạ Chais; đặc biệt là đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với người dân trên địa bàn xã. Kết quả hội thi, dựa trên các tiêu chí như kỹ năng diễn tấu, phong cách biểu diễn, ý nghĩa bài chiêng, giọng hát, trang phục đạo cụ, thôn Đưng K'Si đã giành giải A, giải B thuộc về thôn Tu Póh và giải C thuộc về thôn Long Lanh.

Một trong các tiết mục thi hát dân ca
Một trong các tiết mục thi hát dân ca

Hội thi đánh cồng chiêng và hát dân ca K’Ho Cil lần đầu tiên được tổ chức tại xã Đạ Chais đã góp phần quảng bá những giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống phong phú, độc đáo của người dân tộc bản địa. Qua đó động viên, khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số ra sức bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống gắn với phát triển văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện. Đây cũng là dịp để đồng bào dân tộc K’Ho Cil trên địa bàn xã Đạ Chais có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong việc xây dựng phong trào văn hóa, văn nghệ ở cơ sở, phục vụ nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo văn hóa, văn nghệ của nhân dân.

Phạm Phương

Lượt xem: 1.017
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 004529357
  •  Đang online: 709
  •  Trong tuần: 21.978
  •  Trong tháng: 21.978
  •  Trong năm: 1.133.270