NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Triển khai chương trình phát triển ngành nông nghiệp để thực hiện thành công mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp In trang
14/10/2020 02:41 CH

Nằm ở độ cao từ 1.400 đến 1.500m so với mặt nước biển, khí hậu ôn đới với 2 mùa rõ rệt, Lạc Dương rất thích hợp để trồng các loại cây trồng, nuôi vật nuôi có lợi thế so sánh về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, đặc biệt là phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Trong những năm qua, huyện Lạc Dương đã triển khai thực hiện chương trình phát triển ngành nông nghiệp để thực hiện thành công mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao, góp phần xây dựng huyện Lạc Dương trở thành địa bàn trọng điểm về sản xuất nông nghiệp.

Mô hình sản xuất atiso xen với bắp sú của một hộ nông dân ở xã Đạ Sar
Mô hình sản xuất atiso xen với bắp sú của một hộ nông dân ở xã Đạ Sar

Sau 5 năm triển khai thực hiện, ngành nông nghiệp huyện Lạc Dương đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 của ngành nông nhiệp đạt 18,8%; giá trị sản xuất bình quân trên đơn vị diện tích đạt 300 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt hiện toàn huyện đã có trên 30% diện tích canh tác ứng dụng công nghệ cao; 922 ha sản xuất trong nhà kính; 23 doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, trong đó có 04 doanh nghiệp được UBND tỉnh công nhận doanh nghiệp công nghệ cao; 02 ha trồng rau thủy canh; 02 doanh nghiệp sản xuất theo tiêu chuẩn Organic. Ngoài ra còn có 10 doanh nghiệp nuôi cá nước lạnh với diện tích 16,1 ha; sản lượng trung bình đạt 1000 tấn/năm. Toàn huyện hiện có 280 ha sản xuất được chứng nhận Vietgap, Global Gap, Organic. Những năm qua, huyện Lạc Dương đã thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn tăng 40% so với năm 2015; trong đó, vốn nước ngoài có 02 tổ chức phi chính phủ; 05 doanh nghiệp FDI. Toàn huyện hiện đã có 09 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn mỗi làng xã 01 sản phẩm, trong đó có: 06 sản phẩm đạt 04 sao, 03 sản phẩm đạt 03 sao; 03 doanh nghiệp, 01 Hợp tác xã được chứng nhận thương hiệu “Đà Lạt kết tinh kỳ diệu từ đất lành”; 01 doanh nghiệp được cấp nhãn hiệu chứng nhận “Cà phê Arabica Lang Biang”. Các hình thức tổ chức sản xuất tiếp đổi mới, nhân rộng. Đến nay, toàn huyện có 15 hợp tác xã, 34 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm ổn định giữa hộ dân và doanh nghiệp, hợp tác xã.  

Nhờ thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp mà đời sống của người dân trên địa bàn huyện không ngừng được cải thiện. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt 39 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo còn 3,3%. Các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục được nhân rộng thông qua việc đánh giá thực tiễn. Đặc biệt, hiện đã có trên 520 hộ đồng bào dân tộc thiểu số chuyển đổi cây cà phê già cỗi sang sản xuất rau, hoa, cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao với diện tích trên 166 ha. Thông qua đó giá trị sản xuất trên đơn vị đất canh tác ngày càng nâng lên, người dân từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì sự phát triển của ngành nông nghiệp huyện Lạc Dương vẫn còn gặp không ít khó khăn đó là việc liên kết sản xuất hầu hết quy mô còn nhỏ, sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, đầu ra chưa ổn định. Việc nhân rộng các mô hình liên kết, các ứng dụng khoa học kỹ thuật chưa đạt được nhiều kết quả tương xứng với tiềm năng của huyện. Doanh nghiệp, người dân xây dựng kế hoạch sản xuất chưa sát với nhu cầu của thị trường; giá cả bấp bênh gây ảnh hưởng đến sản xuất của người dân và doanh nghiệp. Việc liên kết sản xuất hầu hết quy mô còn nhỏ, sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, đầu ra chưa ổn định. Việc nhân rộng các mô hình liên kết, các ứng dụng khoa học kỹ thuật chưa đạt được nhiều kết quả tương xứng với tiềm năng của huyện.

Để đạt mục tiêu đến năm 2025, nâng thu nhập giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 380 triệu đồng/ha, trong thời gian tới, Lạc Dương sẽ bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, địa hình nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất; tập trung thâm canh, chuyển đổi giống và áp dụng khoa học kỹ thuật đối với cây cà phê để nâng cao năng suất, chất lượng; hình thành những vùng chuyên canh cà phê áp dụng công nghệ cao. Bên cạnh đó, mở rộng diện tích trồng rau, hoa chất lượng cao; phát triển cây dược liệu tại những nơi có điều kiện; chú trọng phát triển các thương hiệu nông sản hàng hóa như rau, hoa, cà phê Arabica Lạc Dương. Huyện cũng từng bước hoàn thiện hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu, phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến nông sản; thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Phạm Phương

                                                                  

Lượt xem: 744
Liên quan
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 006462515
  •  Đang online: 368
  •  Trong tuần: 33.372
  •  Trong tháng: 142.428
  •  Trong năm: 142.428