NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Tình thầy trò dưới tán Mai anh đào In trang
19/11/2021 02:07 CH

Thương thật thương khi nghe cô Lê Thị Uyển - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học & Trung học cơ sở (TH&THCS) Long Lanh (xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương) kể rằng: “Ở đây, chuyện các cô giáo mặc áo dài, mang giày cao mà phải buộc tà áo, tháo giày chạy quanh rẫy cà phê tìm học sinh đã từng không phải là chuyện hiếm”. Để có được con số 100% trong việc duy trì sĩ số đến cuối năm học như những năm gần đây là cả một quá trình vận động bền bỉ của thầy cô giáo nơi xã đặc biệt khó khăn này.

Một tiết học được bố trí tại phòng chức năng, có giãn cách và tuân thủ các quy định phòng dịch
Một tiết học được bố trí tại phòng chức năng, có giãn cách và tuân thủ các quy định phòng dịch

TỔ CÔNG TÁC ĐẶC BIỆT

Cô Lê Thị Uyển chia sẻ rằng, đối với một địa phương còn nhiều khó khăn như Đạ Chais, vấn đề quan trọng nhất mà Trường TH&THCS Long Lanh luôn phải quan tâm đặc biệt vẫn là duy trì sĩ số, trước khi tính đến chuyện nâng cao chất lượng giáo dục. Hơn 20 năm gắn bó với những đứa trẻ người Cil, cô vẫn nhớ nỗi buồn và hụt hẫng trong lòng mình mỗi lần lên lớp mà thấy số học sinh vơi đi thật nhiều. Bố mẹ lên nương lên rẫy, bỏ mặc không quan tâm con cái có đến lớp hay không. Hoặc, cái nghèo khiến họ muốn con đi tìm cái ăn, thay vì tìm con chữ... Chỉ hai năm gần đây, tình trạng đó mới được dứt điểm hoàn toàn.

“Đó là thành quả của quá trình nỗ lực vô cùng kiên trì, bền bỉ của đội ngũ giáo viên nhà trường trong công tác tuyên truyền cho phụ huynh và vận động học sinh tới lớp” - Thầy Phạm Quang Hoàng - Hiệu trưởng Trường TH&THCS Long Lanh khẳng định.

Theo đó, Trường TH&THCS Long Lanh đã thành lập Tổ công tác đặc biệt để vận động học sinh tới lớp. Ban ngày, thầy cô đứng lớp giảng bài. Buổi tối, thầy cô lại đến tận nhà những học sinh bỏ học để tìm hiểu, động viên. “Có những nhà ở xa, đường sá lầy lội, giáo viên tới nơi phụ huynh lại không tiếp. Có trò vừa thấy thấp thoáng bóng dáng thầy cô đã chạy trốn vào vườn cà phê, vậy là thầy cô lại phải đi tìm rồi thuyết phục trò ngày mai phải đến lớp...” - cô Uyển kể.

Cùng với sự vào cuộc ráo riết của giáo viên, Trường TH&THCS Long Lanh còn phối hợp với UBND xã Đạ Chais và các ban, ngành, đoàn thể, người uy tín,... xuống tận thôn, gặp gỡ gia đình để tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc học tập. Trường tổ chức học hai buổi sáng - chiều, có những em học sinh ở thôn Đông Mang, cách trường khoảng 10 km phải ở lại buổi trưa. Bữa cơm các em mang theo chỉ là cơm với rau rừng, có khi thêm quả trứng. Thương học trò thiếu thốn, trường tổ chức bán trú, nhờ vậy mà bữa ăn của các em học sinh những năm gần đây được cải thiện hơn trước đó rất nhiều.

Cô Dina, giáo viên môn Ngữ văn công tác ở trường từ năm 2010 lâu nay vẫn thường xuyên đến nhà tỉ tê tâm sự, làm công tác tư tưởng cho phụ huynh để họ biết tầm quan trọng của việc đến trường. “Nếu không học thì sẽ không thay đổi được cuộc đời của mình. Bằng mọi cách, chúng tôi phải làm cho phụ huynh và học sinh biết được rằng việc học và con chữ vô cùng quan trọng” - cô giáo Dina cho hay.

THÍCH ỨNG LINH HOẠT TRONG TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH

Năm học 2021 - 2022, Trường TH&THCS Long Lanh có 351 học sinh/13 lớp cho hai cấp học. Trong đó, tỷ lệ học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 85%.

Thầy Phạm Quang Hoàng cho biết, để đảm bảo an toàn dạy và học trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, trước khi bước vào năm học mới, Trường TH&THCS Long Lanh đã tiến hành dọn dẹp vệ sinh, phun khử khuẩn, trang bị dung dịch sát khuẩn tại mỗi lớp học. Bên cạnh đó, nhà trường phân công giáo viên thường trực ở cổng trường trước giờ vào lớp để đo thân nhiệt và nhắc nhở học sinh giữ khoảng cách an toàn, rửa tay sát khuẩn trước khi vào lớp. Các khối lớp cũng tan học cách nhau 5 phút để đảm bảo không tụ tập đông người.

Hiện tại, để đảm bảo mục tiêu kép, vừa duy trì chất lượng dạy và học, vừa đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, Trường TH&THCS Long Lanh đang áp dụng hình thức học 1 buổi/ngày, đồng thời tăng cường dạy trực tuyến trong buổi phụ để ôn tập, phụ đạo thêm cho học sinh. Theo thầy Phạm Quang Hoàng, nhà trường cố gắng bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, bảo đảm chủ động, linh hoạt thực hiện chương trình trong bối cảnh ứng phó với tình hình dịch COVID-19 có diễn biến phức tạp.

Điểm trường, mà trước đây vốn là trụ sở Trường THCS Long Lanh, bao quanh là những gốc Mai anh đào. Mùa này, Mai anh đào đã khẳng khiu, trụi lá, âm thầm chuẩn bị cho một mùa hoa rực rỡ, sáng tươi cả một khoảng trời. Và giữa khung trời màu hồng xinh đẹp đó vẫn luôn tràn ngập những tiếng cười, bao thế hệ học trò người Cil đã học tập, vui chơi, trưởng thành từ đó, giữa tình thầy cô, bè bạn.

V.QUỲNH - H.THẮM

Nguồn: baolamdong.vn

Lượt xem: 504
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 004505946
  •  Đang online: 159
  •  Trong tuần: 159
  •  Trong tháng: 174.154
  •  Trong năm: 1.109.859