NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Thế hệ trẻ người K’Ho nỗ lực bảo tồn văn hóa truyền thống In trang
21/09/2023 07:17 SA

Tại sao nhiều người không phải người bản địa Tây Nguyên lại yêu mến các giá trị văn hóa truyền thống của người bản địa Tây Nguyên, trong khi mình là người bản địa Tây Nguyên thì xem nhẹ, thậm chí thờ ơ với di sản văn hóa của cha ông?

Những chàng trai, cô gái trẻ người K’Ho trình diễn văn nghệ tại Không gian triển lãm nghệ thuật Thiên đường Tây Nguyên
Những chàng trai, cô gái trẻ người K’Ho trình diễn văn nghệ tại Không gian triển lãm nghệ thuật Thiên đường Tây Nguyên

Câu hỏi ấy, luôn nặng trĩu nơi tâm trí dược sĩ Rơong Môn Lenna, một người con của núi Lang Biang. Chị chia sẻ: “Những định biên văn hóa, từng là giá trị cốt lõi trong việc cố kết cộng đồng, tạo nên bản sắc riêng của người K’Ho, đang bị phá vỡ bởi sự gia tăng không ngừng của các dòng chảy văn hóa ngoại sinh. Thực tế đó đặt ra vấn đề: người trẻ K’Ho phải làm gì để một mặt bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, để nó không bị nhòa lẫn giữa những khuôn mặt văn hóa khác, đồng thời, đưa văn hóa K’Ho trở thành nhân tố đầu tiên trong sự nhận diện tộc dân. Tôi quan sát và thấy, nay chỉ còn mỗi tiếng nói của người K’Ho là chưa thể vượt qua thôi, mọi thứ khác thì đã na ná nhau, từ mô hình cư trú, phục trang đến cấu trúc xã hội, phương thức sản xuất...”. Ca sĩ Dagout Brice Liêm, một người con khác của núi Lang Biang, nhìn nhận: “Một phần do nhận thức, phần nữa do thiếu hiểu biết, dẫn tới việc người trẻ K’Ho đang đuổi theo những giá trị hào nhoáng ngoại sinh, ít quan tâm đến các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình”. Tuy vậy, anh vẫn khá lạc quan, khi cho rằng: “Mọi thứ rồi sẽ tự quay lại quỹ đạo nếu một ngày những chủ nhân tương lai của văn hóa K’Ho nhận ra dân tộc mình cũng có những nét đẹp riêng, độc đáo và hiền minh”.

Ca sĩ Dagout Brice Liêm bảo, người trẻ K’Ho nói riêng và người trẻ các dân tộc bản địa Tây Nguyên nói chung càng có nhiều hiểu biết về văn hóa nguồn cội thì những giá trị văn hóa mà ông cha đã gây dựng càng thêm cơ hội để phát triển. Tất nhiên, nó là mối quan hệ biện chứng giữa giữ gìn và phát huy các giá trị tốt đẹp, đồng thời và song hành loại bỏ những yếu tố văn hóa không còn phù hợp, bên cạnh sáng tạo thêm những giá trị văn hóa mới. “Tôi lấy ví dụ về sự sáng tạo những giá trị mới trên nền móng giá trị cũ đó là việc cách tân thổ cẩm. Vẫn là vải thổ cẩm, nhưng cắt may, tạo phom hình phải khác. Ngoài ra, chúng ta còn có thể sáng tạo một số họa tiết hoa văn mới để phù hợp với sự thay đổi về không gian cư trú, để ngoại giao và hội nhập về văn hóa”, dược sĩ Rơong Môn Lenna cho biết. Từ suy nghĩ phát triển trên nền truyền thống, chị dày công sưu tầm các họa tiết hoa văn thổ cẩm, tìm hiểu cách phối màu thổ cẩm của người xưa, biên dịch các câu kể hát của người K’Ho sang tiếng Việt, tiếng Anh... góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc K’Ho. Theo anh Touneh Tín, người tổ chức và điều hành Công ty K’Ho Discovery, một công ty lữ hành tại TP Đà Lạt, kể những câu chuyện mới về văn hóa K’Ho, nó là cách của K’Ho Discovery đang làm với khách hàng của mình, kể một câu chuyện đậm chất đời sống bằng chính trải nghiệm thực tế. Dược sĩ Rơong Môn Lenna nói thêm: “Chúng tôi đang ấp ủ ý định mở những lớp dạy dệt thổ cẩm cho người trẻ K’Ho, cạnh đấy là các lớp dạy chơi T’rưng và tấu chiêng. Một khi người trẻ K’Ho đã yêu và hiểu những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, họ sẽ biết cách để lan tỏa nó đến với mọi người”. Tán đồng ý kiến với dược sĩ Rơong Môn Lenna, ông Dương Ngọc Hải - một hướng dẫn viên du lịch ở TP Đà Lạt, bày tỏ: “Từ những chất liệu văn hóa độc đáo ở Tây Nguyên như tượng nhà mồ, hoa văn thổ cẩm, kiến trúc nhà rông, âm nhạc cồng chiêng... du khách châu Âu đã tìm thấy chất liệu mới, cũng là nền móng để họ sáng tạo ở nhiều lĩnh vực khác nhau: thời trang, nghệ thuật tạo hình, nhiếp ảnh...”.

Thật may, không chỉ những du khách đến từ trời Âu nhận ra điều đó, người trẻ K’Ho cũng đã nhìn nhận đúng các giá trị văn hóa cội nguồn. Tuy nhiên, để tiến xa hơn trên con đường ngoại giao về văn hóa, nghĩa là đem những giá trị riêng có của dân tộc mình giới thiệu với thế giới, người trẻ K’Ho cần phải đi cùng nhau, như lời người xưa từng nói: “Muốn đi nhanh thì đi một mình. Muốn đi xa thì đi nhiều người”. Đó cũng là tâm sự của một người con của dân tộc K’Ho, nhà thiết kế K’Jona nhắn gửi đến những người trẻ Tây Nguyên: “Hãy đi cùng nhau!”.

(Theo TRIỀU KA/baolamdong.vn)

Lượt xem: 333
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 004534945
  •  Đang online: 132
  •  Trong tuần: 27.566
  •  Trong tháng: 27.566
  •  Trong năm: 1.138.858