NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã phải đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ In trang
05/10/2023 07:44 SA

(LĐ online) - Nghị quyết số 26 - NQ/TU của Tỉnh ủy về “sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” thể hiện quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Tỉnh ủy “phải đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ; thực hiện theo từng giai đoạn, mỗi giai đoạn có trọng tâm, cách làm phù hợp, chặt chẽ, thận trọng, hiệu quả, theo nguyên tắc: Nơi đã rõ, có điều kiện thuận lợi thì làm trước; phù hợp với quy hoạch tổng thể, yêu cầu phát triển; đảm bảo tính ổn định chính trị - xã hội lâu dài, không gây xáo trộn lớn”.

Trung tâm huyện Cát Tiên - một trong những huyện trong kế hoạch sáp nhập của tỉnh. Ảnh: Hoàng Sa
Trung tâm huyện Cát Tiên - một trong những huyện trong kế hoạch sáp nhập của tỉnh. Ảnh: Hoàng Sa

Theo đó, việc sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã gắn với việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế, cải cách chế độ tiền lương, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức… Và, ngoài căn cứ các tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, quy mô dân số; cần chú trọng cân nhắc kỹ các yếu tố đặc thù về lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, điều kiện địa lý - tự nhiên, cộng đồng dân cư và yêu cầu đảm bảo quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự xã hội; phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, đơn vị; xác định rõ nhiệm vụ, lộ trình, trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, đơn vị, địa phương và người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Mặc khác phải phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch nông thôn, quy hoạch đô thị; xác định rõ đối tượng, lộ trình sắp xếp và phải đảm bảo sự đồng thuận của Nhân dân...

Trước đó, thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 37 của Bộ Chính trị về sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã cũng như Nghị quyết số 653 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 12/3/2019 “về sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021”, qua đó Lâm Đồng đã thực hiện sắp xếp 10 ĐVHC cấp xã thành 5 ĐVHC cấp xã, giảm từ 147 cấp xã xuống còn 142 cấp xã trong toàn tỉnh.

Tiếp tục thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhất là Kết luận số 48 - KL/TW, ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030; mới đây, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ban hành Nghị quyết số 26 về sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng với một số quan điểm chỉ đạo nổi bật nêu trên.

Theo đó, Lâm Đồng có 6/12 ĐVHC cấp huyện có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số đảm bảo trên 100% quy định; có 3/12 ĐVHC cấp huyện có 1 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên hoặc quy mô dân số đảm bảo trên 100% quy định, tiêu chuẩn còn lại có tỷ lệ dưới 100% tiêu chuẩn so với quy định; có 2/12 ĐVHC cấp huyện có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% quy định và có 1/12 ĐVHC cấp huyện có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về tự nhiên và quy mô dân số dưới 100% quy định.

Tương tự, đối với ĐVHC cấp xã, Lâm Đồng có 68/142 ĐVHC cấp xã có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số bảo đảm trên 100% quy định; có 60/142 ĐVHC cấp xã có 1 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên hoặc quy mô dân số đảm bảo trên 100% quy định, tiêu chuẩn còn lại có tỷ lệ dưới 100% tiêu chuẩn quy định hoặc có cả 2 tiêu chuẩn chưa đảm bảo 100% quy định, nhưng có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 30% trở lên; có 1 ĐVHC xã có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% quy định. Cùng với đó, có 1 ĐVHC xã có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% quy định; có tới 12 ĐVHC xã có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 100% quy định.

Theo Nghị quyết 26 của Tỉnh ủy, căn cứ tình hình thực tế địa phương, trên cơ sở quy hoạch vùng hiện nay, việc sắp xếp các ĐVHC không đảm bảo tiêu chuẩn quy định và các ĐVHC thuộc diện khuyến khích theo nội dung Kết luận số 48 - KL/TW, ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị và các ĐVHC liền kề và ĐVHC được chia tách, hình thành từ trước đây là cơ sở quan trọng góp phần đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn và tổ chức hợp lý ĐVHC, mở rộng không gian đô thị, tạo điều kiện tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và tỉnh.                 

Từ quan điểm chỉ đạo cũng như căn cứ vào tình hình thực tế của mỗi địa phương trong tỉnh, Nghị quyết 26 của Tỉnh ủy vạch ra lộ trình cũng như mục tiêu thực hiện việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã qua 2 giai đoạn.

Trong giai đoạn 2023 - 2025, tỉnh sẽ thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% quy định; ĐVHC cấp huyện thuộc diện khuyến khích; ĐVHC cấp xã đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% quy định. Cụ thể, nhập 3 ĐVHC cấp huyện gồm huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên thành 1 ĐVHC cấp huyện; nhập huyện Lạc Dương vào ĐVHC TP Đà Lạt; điều chỉnh địa giới hành chính 5 xã của huyện Bảo Lâm bao gồm các xã Lộc An, Lộc Nam, Lộc Thành, Tân Lạc và Lộc Tân vào TP Bảo Lộc; nhập ĐVHC xã Triệu Hải vào ĐVHC xã Quảng Trị thuộc huyện Đạ Tẻh và nhập xã Quảng Lâp vào ĐVHC xã P'ró thuộc huyện Đơn Dương.

Việc sắp xếp đối với một số ĐVHC cấp xã thuộc các ĐVHC cấp huyện thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2023 - 2025 mà không đủ điều kiện, tiêu chí, thuộc diện phải sắp xếp trong giai đoạn 2026 - 2030. Đồng thời, khuyến khích các địa phương chủ động đề xuất sắp xếp các ĐVHC tinh gọn, phù hợp với thực tiễn địa phương - kể cả các ĐVHC đã bảo đảm tiêu chuẩn; không bắt buộc thực hiện sắp xếp - trừ trường hợp địa phương có nhu cầu sắp xếp - đối với ĐVHC cấp xã đã thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2019 - 2021.

Giai đoạn 2026 - 2030, tiếp tục rà soát, sắp xếp các ĐVHC cấp xã có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 100% quy định và các ĐVHC cấp xã trực thuộc cấp huyện thuộc diện khuyến khích nhằm giảm số lượng ĐVHC cấp xã theo đề xuất của chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, khuyến khích các địa phương chủ động đề xuất sắp xếp ĐVHC tinh gọn, phù hợp với thực tiễn địa phương mình - kể cả các ĐVHC đã bảo đảm tiêu chuẩn; không bắt buộc thực hiện sắp xếp - trừ trường hợp địa phương có nhu cầu sắp xếp - đối với ĐVHC cấp xã trong tỉnh đã thực hiện sắp xếp trong các giai đoạn trước.

Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm mà Nghị quyết 26 của Tỉnh ủy đề ra trong quá trình thực hiện việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã đó là: Xây dựng phương án tổng thể, đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, xã thuộc diện phải sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025 và 2026 - 2030; trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định và thực hiện theo phương án, đề án được duyệt. Song song đó, sắp xếp, kiện toàn bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và tập trung giải quyết chế độ, chính sách dôi dư tại các cơ quan, tổ chức ở ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp; rà soát, đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các chính sách liên quan đến sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã đáp ứng yêu cầu thực tiễn…

Với lộ trình và mục tiêu sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã theo tinh thần Nghị quyết 26 của Tỉnh ủy cho thấy, sau khi sắp xếp, Lâm Đồng còn lại 9 ĐVHC cấp huyện, trong đó 7 huyện và hai thành phố được mở rộng không gian đô thị đáng kể là Đà Lạt và Bảo Lộc.

XUÂN TRUNG

Lượt xem: 320
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 006414312
  •  Đang online: 188
  •  Trong tuần: 52.226
  •  Trong tháng: 94.225
  •  Trong năm: 94.225