NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Tuổi trẻ Lâm Đồng đổi mới trong sản xuất nông nghiệp In trang
23/05/2024 07:48 SA

Lâm Đồng là tỉnh có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên với nguồn tài nguyên đất đai phong phú, nguồn nước dồi dào, khí hậu mát mẻ và nhân lực vượt trội trong việc sản xuất các loại nông sản và ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. Trong những năm gần đây, vượt ra khỏi suy nghĩ làm nông nghiệp thuần túy, lực lượng thanh niên đã tự tin khởi nghiệp với mô hình độc đáo dựa trên sự phát triển của nhu cầu xã hội.

Trang trại Golden peace Organic Farm của thanh niên Nguyễn Văn Thành tại xã Lát, huyện Lạc Dương
Trang trại Golden peace Organic Farm của thanh niên Nguyễn Văn Thành tại xã Lát, huyện Lạc Dương

Trang trại Golden peace Organic Farm của thanh niên Nguyễn Văn Thành tại xã Lát, huyện Lạc Dương với hơn 1,4 ha trồng rau, hoa các loại bằng hình thức canh tác hữu cơ là một trong những mô hình nông nghiệp kết hợp chuyển đổi số để kiểm soát sâu bệnh của cây trồng; đồng thời, thông qua các phương tiện truyền thông trên nền tảng mạng xã hội để lan tỏa sản phẩm đến người tiêu dùng với đam mê và tâm huyết phát triển các giống cây rau, củ sạch, qua đó thực hiện hiệu quả mô hình từ vườn đến bàn ăn.

Để đưa ứng dụng vào thực tế, anh Thành cùng vợ đã bỏ ra 3 năm nghiên cứu, trải nghiệm và thử các loại vi sinh cho cây trồng nhằm mang đến cho người tiêu dùng nguồn thực phẩm hữu cơ sạch nhất mà khách có thể sử dụng trực tiếp tại vườn khi tham quan. Hiện nay, mô hình cung cấp ra thị trường 500 kg rau, củ mỗi tuần và 2.000 cành hoa/ngày đến các đối tác lớn xuất khẩu hoa như Dalat Hasfarm và các thị trường hoa tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên.

Anh Thành cho biết: “Ứng dụng của chúng tôi sẽ lưu lại toàn bộ nhật ký hoạt động công việc trên vườn; rồi sau đó sẽ xuất ra một dạng mã QR và dán mã vạch ấy lên bao bì sản phẩm. Từ đây, khách hàng có thể dùng điện thoại thông minh để trực tiếp quét và tiếp nhận thông tin; toàn bộ quá trình sản xuất của vườn sẽ được công khai, minh bạch. Và khách hàng của chúng tôi có thể nắm được từng khâu trong quá trình cho ra sản phẩm”.

Anh Ndu Ha Biên - Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Lâm Đồng cho biết: “Điều đáng mừng nhất hiện nay, đó là các đoàn viên, thanh niên rất tích cực trong mọi công tác, đặc biệt là việc tiếp thu khoa học - kỹ thuật, áp dụng vào phát triển các lĩnh vực kinh tế. Chúng tôi ghi nhận rất cao những đóng góp của các bạn. Hy vọng trong thời gian tới, các bạn đoàn viên, thanh niên, đặc biệt là lực lượng đoàn viên tại các cơ sở tiếp tục đóng góp sức trẻ và nhiệt huyết của mình để xây dựng địa phương giàu mạnh”.

Còn đối với tuổi trẻ Chi đoàn Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng, từ lâu các đoàn viên, thanh niên cũng đã phát huy phong trào xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Chi đoàn Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp với Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho những địa phương còn khó khăn chưa có điều kiện tiếp cận với công nghệ tiên tiến; trong đó phải kể đến việc xây dựng mô hình nuôi trồng nấm linh chi đỏ tại xã Lát, huyện Lạc Dương. Tại đây, mỗi hộ gia đình được hỗ trợ trồng trên diện tích 50 m2 và với 3.000 bịch khô thực hiện từ tháng 10/2022. Sau thời gian triển khai, hiệu quả kinh tế trung bình 100 m2 thu được lợi nhuận là 8 triệu đồng, với chu kỳ 4 tháng/vụ thì người dân có thể thu về 24 triệu đồng/năm.

Anh Trần Quốc Tuấn - Bí thư Chi đoàn Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng chia sẻ: “Mô hình chuyển giao công nghệ sẽ giúp bà con nông dân tiếp cận tiến bộ khoa học - kỹ thuật và thay đổi phương thức canh tác cũ bằng cách tiếp cận mới, hiệu quả hơn. Ngoài 4 mô hình đã triển khai thành công tại xã Lát, sắp tới, Chi đoàn sẽ tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình này tại các địa phương khác để giúp cải thiện đời sống của người dân”.

Bên cạnh đó, hiện nay, hướng khởi nghiệp dựa trên việc thực hiện các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đang rất phát triển. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở những vụ canh tác theo mùa, các mô hình trồng cây kết hợp tham quan du lịch là một trong những điểm mạnh mà các nông dân trẻ của Lâm Đồng đang hướng đến. Bằng sự nhạy bén, kỹ năng tiếp cận thị trường tốt cùng với tư duy rộng mở, trong thời gian tới, hứa hẹn đây là những điểm tham quan du lịch vườn được nhiều người yêu thích và lựa chọn gửi gắm niềm tin khi sử dụng nông sản Lâm Đồng.

(Theo ÁNH NGUYỆT/baolamdong.vn)

Lượt xem: 2.676
Liên quan
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 006187334
  •  Đang online: 345
  •  Trong tuần: 345
  •  Trong tháng: 213.208
  •  Trong năm: 2.791.247