NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Biến khó khăn thành động lực trong xây dựng NTM In trang
11/03/2024 07:54 SA

(LĐ online) - Để hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2024 đã được tỉnh Lâm Đồng đề ra, các địa phương cần nỗ lực, quyết tâm triển khai thực hiện một cách đồng bộ; biến khó khăn thành động lực để thực hiện kế hoạch, hoàn thành những tiêu chí còn thiếu, yếu.

Người dân được hưởng các tiện ích của chuyển đổi số trong xây dựng NTM
Người dân được hưởng các tiện ích của chuyển đổi số trong xây dựng NTM

PHẤN ĐẤU 100% XÃ ĐẠT CHUẨN NTM VÀO NĂM 2024

Theo báo cáo của tỉnh Lâm Đồng, đến hết năm 2023, toàn tỉnh có 109/111 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM, trong đó có 41 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 16 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Vì thế đến nay Lâm Đồng có 5 huyện được công nhận đạt chuẩn NTM gồm: huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Lâm Hà và 2 thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM là Đà Lạt và Bảo Lộc.

Theo Ban Chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh Lâm Đồng, năm 2024, toàn tỉnh đặt ra mục tiêu cụ thể đó là: Đến hết 2024 có 111 xã đạt chuẩn NTM (đạt 100%), triển khai thực hiện đạt chuẩn huyện NTM đối với các huyện Đạ Huoai, Di Linh, Bảo Lâm, Lạc Dương và Đam Rông để vào cuối năm 2024 có 12/12 huyện, thành phố đạt chuẩn NTM, đồng thời triển khai thực hiện đạt chuẩn huyện NTM nâng cao đối với huyện Đơn Dương và Đạ Tẻh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Ngọc Phúc cho rằng: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đã đạt kết quả khá toàn diện, tích cực; bộ mặt nông thôn khang trang, xanh, sạch, đẹp hơn với nhiều hạ tầng thiết yếu về giao thông, thủy lợi, văn hóa, y tế, giáo dục... được quan tâm đầu tư, nâng cấp, xây dựng. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất, mô hình liên kết, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mang lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cao. Số hộ nghèo giảm nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được cải thiện. Để phong trào thi đua năm 2024 tiếp tục đạt hiệu quả, các sở, ban, ngành và địa phương trong tỉnh cần tăng cường nhiều hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động; tập trung xây dựng phát triển các mô hình, điển hình mang lại hiệu quả cao, làm chuyển đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân.

CẦN THỰC HIỆN ĐỒNG BỘ CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng NTM mới trên địa bàn toàn tỉnh trong thời gian qua còn gặp một số tồn tại, hạn chế. Để biến những khó khăn thành động lực trong xây dựng NTM, các nhiệm vụ, giải pháp cũng được đặt ra bao gồm: Rà soát, hoàn thiện các tiêu chí về xã, huyện NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung thành phần theo Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025. Bên cạnh đó, các địa phương chủ động rà soát hiện trạng cơ sở vật chất văn hóa, y tế, giáo dục cấp xã để xây dựng kế hoạch đầu tư, sửa chữa phù hợp, hiệu quả từ nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước, các nguồn vốn khác và nguồn xã hội hóa. Nâng cao chất lượng môi trường, xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giữ gìn và khôi phục cảnh quan truyền thống nông thôn. Tập trung thực hiện cải thiện cảnh quan, môi trường nông thôn, tạo môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp; nghiên cứu xây dựng và triển khai một số mô hình xử lý môi trường, đặc biệt là tổ chức thu gom, xử lý rác thải nông nghiệp ngay tại đồng ruộng, nơi sản xuất; xử lý nước thải, chất thải rắn phù hợp với đặc thù của đất, chế biến và tiêu thụ đối với các sản phẩm chủ lực, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và thích ứng với biến đổi khí hậu, trước hết tập trung vào các nhóm sản phẩm chủ lực của tỉnh; thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn để hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của người dân để tạo nguồn lực thực hiện Chương trình xây dựng NTM.

Đặc biệt, về thông tin, truyền thông, chuyển đổi số, xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh giai đoạn 2021-2025 và thực hiện hiệu quả Kế hoạch của UBND tỉnh Lâm Đồng về thực hiện chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Hỗ trợ phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, cơ bản đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối nông thôn, đô thị và kết nối các vùng, miền hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở; tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở, đầu tư đài truyền thanh ứng dụng công nghệ viễn thông và tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở, đầu tư bản thông tin điện tử công cộng...

Song song đó là các vấn đề cần chú trọng như: Xây dựng hệ thống chính trị và quốc phòng - an ninh, hỗ trợ xây dựng và phát triển hiệu quả các vùng nguyên liệu tập trung hỗ trợ phát triển ngành nghề, dịch vụ nông thôn; bảo tồn và phát huy làng nghề truyền thống theo Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2030; đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng NTM các cấp, nâng cao nhận thức và chuyển đổi tư duy của người dân và cộng đồng; chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM; phát triển sản phẩm du lịch nông thôn mang đặc trưng từ địa phương gắn với xây dựng, nâng cấp các điểm du lịch theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững; nâng cao chất lượng đời sống văn hoá nông thôn; bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống gắn với phát triển du lịch nông thôn...

DIỄM THƯƠNG

Lượt xem: 279
Liên quan
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 006233123
  •  Đang online: 200
  •  Trong tuần: 43.449
  •  Trong tháng: 258.997
  •  Trong năm: 2.837.036