NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Nông dân huyện Lạc Dương tích cực chuyển đổi số In trang
09/05/2024 07:43 SA

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật, những thuật ngữ như “chuyển đổi số”, “sàn thương mại điện tử” hay ứng dụng “công nghệ 4.0” trong sản xuất nông nghiệp đã không còn xa lạ đối với người dân trên địa bàn huyện Lạc Dương; nhiều nông dân đã tiên phong mở lối đi này và bước đầu đạt được những kết quả tích cực, tạo động lực, sức lan tỏa lớn cho nhiều nông dân khác trong việc thực hiện chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp.

Cà phê Yu Mnang được sản xuất theo quy trình khép kín và ứng dụng công nghệ số
Cà phê Yu Mnang được sản xuất theo quy trình khép kín và ứng dụng công nghệ số

Thời gian qua, việc sản xuất và cung ứng sản phẩm cà phê Arabica catimo vàng theo quy trình khép kín mang thương hiệu Lang Biang của cơ sở sản xuất cà phê Yu Mnang ở xã Đạ Sar vẫn đang duy trì khá tốt. Thay vì tiêu thụ các sản phẩm cà phê thông qua các thương lái, nhờ áp dụng công nghệ số qua các ứng dụng như Zalo, Facebook trong việc tìm kiếm đầu ra cho nông sản, sản phẩm cà phê được chị Liêng Jrang K’Chăm chủ cơ sở đưa trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Vì thế mà thương hiệu cà phê Arabica Lang Biang ngày càng được nhiều người biết đến hơn. Nhờ áp dụng quy trình sản xuất khép kín cộng với chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ, sản phẩm cà phê Catimo vàng của gia đình chị đã được công nhận là sản phẩm OCOP tiêu chuẩn 3 sao và đang tiếp tục mở rộng sản xuất với tiêu chuẩn 4 sao.

Như trước đây, để tưới 5 sào rau sạch của gia đình, anh Lê Văn Thành tại tổ dân phố Bnơr B, thị trấn Lạc Dương phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Sau khi tìm hiểu, năm 2019 anh Thành đã mạnh dạn đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nước tự động cho cả vườn rau thông qua việc đóng, ngắt cầu giao điện bằng điện thoại thông minh. Vì vậy, giờ đây việc tưới nước cho vườn rau của gia đình anh Thành thuận lợi hơn rất nhiều. Mỗi lần cần tưới nước, anh chỉ cần mở điện thoại để điều khiển, hệ thống tự động sẽ đóng điện, mở bơm nước tưới cho cả vườn. Hệ thống tưới tự động này không chỉ tưới nước mà còn được anh Thành sử dụng để bón phân cho vườn; phân bón được hòa tan trong một bể chứa và theo hệ thống ống dẫn tưới vào gốc cây…

Hay đến với xã Đạ Chais, trên diện tích gần 2 ha chuyên trồng giống mận tam hoa nổi tiếng của vùng núi phía Bắc, mỗi năm, anh Cao Văn Thản tại thôn Đông Mang đã thu hàng chục tấn trái. Không chỉ cung cấp trái mận tươi, anh Thản còn tạo dựng một không gian mênh mông màu hoa trắng vào mỗi dịp tết đến xuân về thu hút rất nhiều du khách đến với thôn Đông Mang. Với định hướng phục vụ chủ yếu cho du lịch, mận Đạ Chais đã bắt đầu ghi dấu ấn trong lòng du khách. Nhưng, để cây mận xây dựng thương hiệu, tạo điều kiện cho du khách, người tiêu dùng thưởng thức những trái mận Đạ Chais thực thụ, anh Cao Văn Thản đã tích cực xây dựng mã số vùng trồng. Và, anh đã được nhận mã số vùng trồng cho vườn mận gia đình vào những ngày xuân Giáp Thìn. Anh Cao Văn Thản cho biết, xây dựng mã số vùng trồng, anh phải cập nhật cả quy trình sản xuất, người tiêu dùng có thể biết trái mận vừa hái trên cây thuộc giống nào, được tưới nước vào thời gian nhiệt độ cao, ít mưa ra sao, gốc ghép trên cây đào như thế nào…, tạo sự yên tâm rất lớn cho người tiêu dùng về nguồn gốc cũng như quy trình chăm sóc.

Vườn mận của gia đình anh Cao Văn Thản thu hút khá đông du khách đến tham quan
Vườn mận của gia đình anh Cao Văn Thản thu hút khá đông du khách đến tham quan

Hiện nay, huyện Lạc Dương có hơn 3.100 ha diện tích nông nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại. Những năm qua, huyện luôn xác định chuyển đổi số là chìa khóa để phát triển ngành nông nghiệp, giúp bà con nông dân nâng cao năng suất, tăng giá trị sản phẩm. Huyện Lạc Dương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ bà con nông dân ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất, thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ nâng cao kiến thức về chuyển đổi số, xây dựng mã số vùng trồng, thay đổi tư duy sản xuất truyền thống của bà con nông dân sang nền nông nghiệp minh bạch, trách nhiệm với cộng đồng. Thông qua chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm ra thị trường. Đến nay, toàn huyện có 60 sản phẩm sản phẩm OCOP, gồm 44 sản phẩm 3 sao và 16 sản phẩm 4 sao. Thời gian qua, Ủy ban nhân dân huyện đã tổ chức nhiều đợt xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh (Đà Lạt, TP. Hồ Chí Minh, Đăk Lăk, Gia Lai, Sơn La, Đồng Tháp,...) và quảng bá các sản phẩm OCOP thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, giới thiệu trên các trang thương mại điện tử voso.vn (Viettel), posmart.vn (Bưu điện), http://www.nongsandalatlamdong.vn. Bên cạnh đó, hình thành và phát triển được 12 chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ đối với các sản phẩm chủ lực của huyện; trong đó, 9 chuỗi liên kết hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước và 3 chuỗi không thông qua sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước với hơn 270 hộ dân tham gia. Từ việc tạo mối liên kết, hợp tác chặt chẽ nhiều chiều giữa cơ quan quản lý với doanh nghiệp và bà con nông dân đã khắc phục những điểm nghẽn của nền sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tự phát, từ đó tạo ra các sản phẩm bảo đảm chất lượng, an toàn, trách nhiệm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Sản phẩm OCOP của Lạc Dương trên sàn giao dịch thương mại điện tử Voso.vn
Sản phẩm OCOP của Lạc Dương trên sàn giao dịch thương mại điện tử Voso.vn

Có thể thấy, từ nhiều tác động khác nhau, người nông dân trên địa bàn huyện Lạc Dương đang tiến dần sang chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mình. Với bản chất cần cù, sáng tạo, sẵn sàng thử sức với cái mới những người nông dân trên mảnh đất Lạc Dương đều có thể nhanh chóng tiếp cận và làm chủ những kỹ thuật hiện đại, tạo ra bước đột phá mới trong sản xuất. Từ đó, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của huyện nhà, đặc biệt là chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

PHẠM PHƯƠNG

Lượt xem: 158
Liên quan
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 005915262
  •  Đang online: 110
  •  Trong tuần: 59.961
  •  Trong tháng: 231.393
  •  Trong năm: 2.519.175