NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà: Hành trình 20 năm nghiên cứu bảo tồn thiên nhiên In trang
22/05/2024 07:57 SA

Vườn Quốc gia (VQG) Bidoup - Núi Bà từ lâu đã được biết đến như một viên ngọc quý của thiên nhiên Việt Nam. Nơi đây không chỉ sở hữu cảnh quan hùng vĩ, hệ sinh thái đa dạng mà còn là trung tâm nghiên cứu khoa học uy tín, đóng góp to lớn vào công tác bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững. 20 năm qua là một hành trình dài đầy dấu ấn với những thành tựu to lớn mà VQG Bidoup - Núi Bà đã không ngừng nỗ lực, khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.

Các nhà khoa học lắp đặt thiết bị phục vụ nghiên cứu đa dạng sinh học trong vùng lõi của VQG Bidoup - Núi Bà
Các nhà khoa học lắp đặt thiết bị phục vụ nghiên cứu đa dạng sinh học trong vùng lõi của VQG Bidoup - Núi Bà

Ông Lê Văn Hương - Giám đốc VQG Bidoup - Núi Bà cho biết, 20 năm qua, Vườn đã chủ trì và phối hợp thực hiện 12 nhiệm vụ khoa học và công nghệ, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để thực hiện các chương trình nghiên cứu về đa dạng sinh học, hệ sinh thái, cảnh quan, văn hóa,...

Cụ thể, qua quá trình nghiên cứu khoa học tại Vườn, đã phát hiện và mô tả 65 loài nấm, trong đó có 30 loài ăn được và 35 loài độc. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ địa không gian để quản lý tài nguyên thiên nhiên, phát hiện sớm suy rừng, khai thác khoáng sản trái phép. Nghiên cứu và xây dựng quy trình nhân giống và nuôi trồng cây Sói rừng, góp phần bảo tồn nguồn dược liệu quý. Trồng thử nghiệm thành công 2 loài cây lá kim quý hiếm là Thông hai lá dẹt và Thông Đà Lạt. Thành lập ô nghiên cứu định vị 25 ha, cung cấp dữ liệu cho nghiên cứu đa dạng sinh học, sinh thái học. Nghiên cứu xây dựng cơ chế kết hợp bảo tồn cảnh quan, đa dạng sinh học và không gian văn hóa. Phân lập và chọn lọc vi sinh vật sinh enzyme ngoại bào, phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững.

.
.

Ngoài ra, Vườn cũng đã hợp tác, cung cấp hiện trường cho khoảng 500 đoàn, bao gồm các đoàn học sinh, sinh viên đến nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập. Vườn cũng đã công bố và phối hợp công bố hơn 70 bài báo trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, xuất bản 3 sách chuyên khảo, 2 tài liệu hướng dẫn kỹ thuật. Đồng thời, đã phối hợp công bố các phát hiện mới về khoa học cho hơn 100 loài thực vật, hơn 20 loài động vật.

Ngoài ra, Vườn cũng đã thực hiện chuyển giao kỹ thuật trong các lĩnh vực được phân công, góp phần tăng cường hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời, tạo thêm các lựa chọn sinh kế cho cộng đồng địa phương như chuyển giao kỹ thuật trồng dược liệu, chuyển giao kỹ thuật giám sát rừng bằng ảnh viễn thám, bằng thiết bị bay không người lái...

20 năm thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, Vườn đã hợp tác với hơn 20 viện nghiên cứu, trường đại học trên thế giới để nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ. Cụ thể như hợp tác với Đại học Columbia, Hoa Kỳ để nghiên cứu về biến đổi khí hậu thông qua vòng năm cây rừng; hợp tác với Vườn Thực vật Hoàng gia Sydney, Úc nghiên cứu về đa dạng các loài họ chè tại Lâm Đồng; hợp tác với ĐH Wisconsin Madison (Hoa Kỳ) để nghiên cứu về đa dạng di truyền quần thể các loài chim trong họ công trĩ (Phasianidae) và họ khướu (Timallidae); hợp tác với Viện Nghiên cứu động vật hoang dã Leibniz, Đức để nghiên cứu về đa dạng các loài thú và chim sống ở mặt đất; hợp tác với Đại học Kuysu, Nhật Bản nghiên cứu về đa dạng và vật hậu thực vật; hợp tác với Trung tâm Bảo tồn Cecilia Koo, Đài Loan, Trung Quốc để nghiên cứu về khu hệ dương xỉ...

Đại diện lãnh đạo Viện Ký sinh trùng Matxcơva và Viện Sinh học biển Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga đã đánh giá cao hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học của Vườn và cho biết, bản thân cũng đã tham gia nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học tại Vườn Bidoup. Với sự hỗ trợ từ các tổ chức nước ngoài, sự hợp tác chủ động và chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu và các trường đại học trong và ngoài nước, VQG Bidoup - Núi Bà thời gian qua đã trở thành một địa chỉ uy tín của các nhà khoa học và quá trình hoạt động nghiên cứu của Vườn cũng đã đạt được những thành tựu quan trọng, đặc biệt là việc bảo tồn và nghiên cứu đa dạng sinh học. Các kết quả nghiên cứu đã cung cấp thông tin quý giá về hệ sinh thái và đóng góp vào việc bảo tồn các loài quý hiếm trong khu vực.

Với những thành tựu to lớn này, VQG Bidoup - Núi Bà đã khẳng định vị thế là trung tâm nghiên cứu khoa học uy tín, đóng góp to lớn vào công tác bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững. Lãnh đạo Vườn cho biết, thời gian tới đây, Vườn sẽ tiếp tục nỗ lực, hợp tác với các nhà khoa học trong và ngoài nước để thực hiện sứ mệnh cao cả của mình, góp phần gìn giữ và bảo vệ di sản thiên nhiên quý giá của Việt Nam.   

(Theo NGUYỄN NGHĨA/baolamdong.vn)

Lượt xem: 202
Liên quan
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 005915214
  •  Đang online: 115
  •  Trong tuần: 59.913
  •  Trong tháng: 231.345
  •  Trong năm: 2.519.127